Đau vùng xương ức là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa [XEM NGAY]
Đột nhiên dạo gần đây bạn thấy có hiện tượng đau vùng xương ức, có lúc đau nhói rất khó chịu. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim, tuy nhiên triệu chứng này cũng cảnh báo nhiều vấn đề, bệnh lý khác.
Đau vùng xương ức là biểu hiện bệnh gì?
Theo ghi nhận thực tế cho thấy những cơn đau vùng ức không hề hiếm gặp, ngược lại cho dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào, dù bạn là nam hay nữ thì cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau tức ngực, khó thở. Một số trường hợp còn bị đau lan tới cổ, sang hai bên cánh tay, đau lên hàm.
Nếu đang gặp các triệu chứng này, hãy cảnh giác với một số căn bệnh sau:
Nhóm nguyên nhân bệnh lý
- Bệnh tim mạch
Nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau tức ngực, đau vùng xương ức là do động mạch vành quá hẹp hoặc đã xuất hiện xơ vữa động mạch khiến máu và oxy không thể lưu thông đến vùng này. Nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh mạch vành sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tử vong.
- Chấn thương lồng ngực
Nếu bạn mới trải qua một cú ngã, va chạm mạnh hoặc chấn thương vùng ngực thì những cơn đau xảy ra như một hệ quả tất yếu. Cơn đau dạng này được cảm nhận đau nhói, đau nhiều hơn khi vận động, thay đổi tư thế, đau lan sang dây thần kinh liên sườn, dọc theo chiều dài của xương sườn.
- Bất thường ở khoang bụng
Ngay bên dưới lồng ngực là các cơ quan thuộc khoang bụng như dạ dày, gan, thận, bàng quang, ruột non… Bất kỳ những tổn thương dù là nhỏ nhất tới các cơ quan này cũng khiến bạn có thể bị đau tức ngực.
- Các bệnh tiêu hóa
Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày, tá tràng như viêm loét, trào ngược thì những cơn đau sau xương ức cũng sẽ xảy ra liên tục..
- Đau cơ hoành
Cơ hoành nằm ở vị trí xung quanh khoảng ngực, nếu cơ hoành bị va đập, tổn thương thì bạn cũng cảm nhận được thông qua các cơn đau vùng xương ức.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những dấu hiệu bệnh lý cần lưu ý bên trên thì đau vùng xương ức còn có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây, tuy nhiên cơn đau dạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhanh chóng biến mất và ít khi lặp lại.
- Côn trùng đốt
Những con vật nguy hiểm như giời leo (bệnh zona thần kinh), kiến ba khoang nếu đốt đúng vào vị trí các dây thần kinh thì cũng có thể gây ra mụn nước và đau ở phần ngực.
- Tâm trạng quá lo lắng, hồi hộp
Cơ thể trải qua cảm giác sợ hãi quá độ, lo lắng, căng thẳng kéo dài rất dễ cảm thấy tức ngực, tim đập nhanh, hơi thở dốc, khó thở, ra mồ hôi trộm.
Xem thêm: Thi thoảng bị đau nhói ở tim là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Phải làm gì khi bị đau vùng xương ức?
Nếu cơn đau diễn ra đột ngột thì bạn nên gác lại công việc để nằm xuống nghỉ ngơi. Chỉ cần chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách thì cơn đau sẽ dịu lại và biến mất sau vài ngày.
Trường hợp cần thăm khám bác sĩ thì bệnh lý đầu tiên bị nghi ngờ chính là đau tim hoặc bệnh liên quan đến phổi. Bệnh nhân sẽ được đo nhịp tim, đo huyết áp, nhiệt độ và làm một số xét nghiệm như:
- Điện tâm đồ
Đây là xét nghiệm đầu tiên bệnh nhân cần làm khi có cơn đau tức ngực. Điện tâm đồ sẽ giúp bác sĩ ghi nhận lại được các hoạt động của tim thông qua việc gắn các điện cực vào da. Các chỉ số sẽ hiển thị chi tiết trên một màn hình. Bằng điện tâm đồ bác sĩ có thể phát hiện ra một cơn đau tim đã hoặc đang xảy ra.
- Xét nghiệm máu
Nhằm kiểm tra mức độ gia tăng của một số enzyme bên trong cơ tim hoặc máu trong vài giờ.
- Chụp X-quang
Chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng của phổi (có thể phát hiện được viêm phổi hoặc tràn khí màng phổi), xem có khối u nào không, kích thước cũng như bất thường liên quan tới mạch máu.
- Siêu âm tim
Việc dùng song âm để tạo ra một hình ảnh, video của tim để xác định động mạch cấp máu cho cơ tim có bị tắc, chặn hoặc thu hẹp ở đâu không.
- Chụp cắt lớp vi tính
Tùy từng loại chụp khác nhau của CT để kiếm tra các dấu hiệu xơ vữa động mạch, các dấu hiệu tồn đọng canxi…
- Nội soi
Dùng một đầu gắn camera nhỏ chuyên dụng đưa vào cơ thể bằng đường cổ họng để kiểm tra bất thường ở thực quản, dạ dày… để xem đây có phải nguyên nhân khiến bạn bị đau ở xương ức hay không.
- Chụp cộng hưởng từ
Bằng cách dùng từ trường và sóng radio chụp lại mặt cắt ngang của cơ thể để tìm cách bằng chứng về viêm cơ tim hoặc bất thường liên quan đến tổn thương tim.
Như vậy, những cơn đau ở vùng xương ức có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp. Vì thế nếu chúng làm phiền bạn trong một thời gian dài, tần suất lặp lại nhiều lần hoặc mức độ đau tăng lên theo thời gian, hãy thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa để biết chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
THAM KHẢO THÊM
- Đau Nhức Xương Khớp Mùa Lạnh Có Nguy Hiểm Không?
- Sau Khi Quan Hệ Bị Đau Lưng Và Cách Làm Giảm Nhanh Cơn Đau
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!