Cách chữa dị ứng cơ địa bằng Thuốc Nam an toàn từ thảo dược
Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam là một phương pháp dân gian hiệu quả, sử dụng các thảo dược tự nhiên như lá muồng trâu, trầu không và lá lốt để làm giảm triệu chứng của bệnh. Những thảo dược này có tác dụng chống viêm, làm dịu da và tăng cường sức đề kháng, giúp cải thiện tình trạng dị ứng một cách an toàn và hiệu quả.
Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc thảo dược thuốc Nam có hiệu quả không?
Dị ứng cơ địa là một tình trạng phổ biến, thường gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, phát ban, sưng đỏ và phù nề da. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị dị ứng cơ địa, trong đó việc sử dụng thảo dược là một lựa chọn an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam đã được nhiều người áp dụng nhờ vào tính an toàn và hiệu quả. Các bài thuốc thảo dược này không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm, mà còn làm giảm ngứa, kháng khuẩn và chống dị ứng.
Công dụng của bài thuốc thảo dược:
- Ngứa ngáy, sưng đỏ, nổi mẩn đỏ và mụn nước
- Khô da, bong tróc và nứt nẻ da
- Khó ngủ, mệt mỏi và chán ăn
Tuy nhiên, dù phương pháp này có nhiều ưu điểm, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thảo dược, đặc biệt là phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và những người có bệnh lý nền.
Tham khảo thêm: Dị Ứng Thuốc Nổi Mề Đay Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
TOP 10 cách chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam hiệu quả nhất
Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam là phương pháp hiệu quả nhất nhờ vào các thảo dược tự nhiên giúp giảm triệu chứng an toàn. Các bài thuốc phổ biến bao gồm:
1. Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ là một vị thuốc quý trong Đông y, có vị đắng, tính mát, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa dị ứng cơ địa, tổn thương ngoài da như ngứa ngáy, nóng rát, nổi mẩn,…
Theo y học hiện đại, trong lá đơn đỏ có chứa các thành phần hoạt chất gồm flavonoid, saponin, tanin, anthranoid, coumarin,… Những chất này có khả năng giảm sưng viêm, ngứa ngáy và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng dị ứng cơ địa. Đồng thời, cung cấp các dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, phục hồi các tế bào da bị tổn thương.
Cách 1: Nấu nước trà lá đơn đỏ
- Dùng 10g lá đơn đỏ tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 15 phút, vớt ra cắt nhỏ.
- Đun sôi 1 lít nước, cho lá vào ấm đun thêm 10 phút.Nếu dùng dược liệu khô có thể cho vào ấm hãm thành trà.
- Kiên trì uống nước lá đơn đỏ hàng ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Cách 2: Tắm nước lá đơn đỏ
- Chuẩn bị 200g lá cây đơn đỏ và lá cây tam phỏng. Rửa sạch và ngâm nước muối trước khi dùng.
- Đun sôi 4 lít nước, cho lá vào nồi, vắt 1/2 quả chanh vào và khuấy đều lên.
- Không nên pha nước lạnh và kết hợp chà xát bã nhẹ nhàng lên da để đạt hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Tham khảo thêm: Lá đơn đỏ chữa mề đay an toàn, rẻ tiền, phù hợp mọi đối tượng
2. Lá khế
Lá khế là một loại thảo dược quen thuộc, có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa. Theo Đông y, lá khế có thể chữa được nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có dị ứng cơ địa.
Tắm nước lá khế:
- Chuẩn bị 200gr lá khế chua, tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước và ngâm trong chậu nước muối pha loãng trước khi sử dụng.
- Vò nát rồi cho vào nồi nước sôi khoảng 2 lít.
- Đun 10 phút, tắt bếp rồi đổ ra chậu sứ, pha thêm 1 ít nước lạnh để giảm nhiệt nóng và dùng để tắm hoặc ngâm rửa đều được.
Đắp bã lá khế:
- Dùng 100gr lá khế tươi và 1/2 thìa cafe muối biển.
- Rửa sạch lá khế, cho vào cối giã nhuyễn hoặc vò nát.
- Vệ sinh vùng da tổn thương do dị ứng cơ địa, lau khô rồi đắp bã lá khế trực tiếp lên da.
- Có thể dùng băng gạc y tế quấn cố định lại khoảng 15 phút.
- Gỡ ra và rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện 1 – 2 lần ngày để đạt kết quả tốt nhất.
3. Lá lốt
Lá lốt là một loại rau gia vị quen thuộc, có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu thực, trừ phong thấp. Theo Đông y, lá lốt có thể chữa được nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có dị ứng cơ địa.
Xông hơi nước lá lốt:
- Dùng 1 nắm lá lốt tươi, không sâu rầy, rửa sạch và cho vào nồi, đậy kín nắp, đun sôi lên trong vòng 15 phút.
- Cởi bỏ bớt quần áo, ngồi gần nồi nước lá lốt, dùng khăn lớn trùm kín cơ thể và nồi xông.
- Tiến hành xông hơi bằng cách mở nắp từ từ. Lưu ý cẩn thận, tránh mở nắp hoàn toàn vì rất dễ gây bỏng hơi.
- Chỉ cần thực hiện cách này 1 – 2 lần/ ngày, liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Uống nước sắc lá lốt:
- Dùng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
- Thái nhỏ, cho vào chảo sao vàng, tỏa mùi thơm là được.
- Cho vào ấm sứ, đổ khoảng 1 lít nước vào đun sôi lên khoảng 20 phút.
- Tắt bếp và rót nước ra bình, đợi cho nguội bớt là có thể sử dụng. Còn lại cho vào tủ lạnh bảo quản.
- Kiên trì sử dụng liên tiếp trong 2 – 3 tuần sẽ đạt kết quả cải thiện rõ rệt.
Có thể bạn quan tâm: Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì để phòng bệnh tái phát
4. Lá trầu không
Trầu không là vị thuốc quý có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm đau, chống dị ứng, điều trị mẩn ngứa, nổi mề đay. Theo y học hiện đại, trong trầu không có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng hiệu quả.
Cách 1: Nấu nước tắm / ngâm rửa
- Chuẩn bị 5 – 10 lá trầu không tươi, rửa sạch.
- Đun sôi nồi nước khoảng 3 lít, cho lá trầu không vào đun khoảng 10 phút.
- Đổ cả nước và lá ra chậu, thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ, dùng để tắm hoặc ngâm rửa cho đến khi nguội.
Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần.
Cách 2: Uống nước lá trầu không
- Chuẩn bị khoảng 10 – 20 lá trầu không tươi, rửa sạch.
- Cắt nhỏ hoặc vò nát rồi cho vào ấm, đun sôi cùng 500ml nước trong khoảng 20 phút.
- Tắt bếp, để nguội rồi rót vào bình, uống hết trong ngày.
5. Ké đầu ngựa
Sử dụng ké đầu ngựa là một cách chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam phổ biến, hiệu quả và được nhiều người áp dụng thành công. Vị thuốc có tác dụng sát trùng, tiêu độc, hỗ trợ phục hồi tổn thương da, giảm ngứa.
Trong nghiên cứu hiện đại, dược liệu cũng giúp kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng do mắc chứng dị ứng cơ địa cũng được cải thiện đáng kể khi sử dụng loại thảo dược tự nhiên này.
Cách 1: Bài thuốc sắc
- Chuẩn bị 10g ké đầu ngựa, 10g kim ngân, 10g bồ công anh, 12g kinh giới, 6g cam thảo nam và 8g bạc hà.
- Cho tất cả các vị thuốc vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi trong khoảng 30 phút.
- Chắt lấy nước thuốc, chia làm 2 – 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày.
Cách 2: Bột ké đầu ngựa
- Dùng 1 lượng ké đầu ngựa tươi vừa đủ, sao vàng cho đến khi chuyển sang màu xám.
- Tán nhuyễn thành bột mịn.
- Bảo quản trong hũ thủy tinh sử dụng dài lâu.
- Người bị dị ứng cơ địa mỗi lần dùng 3g bột ké đầu ngựa, pha nước uống.
- Sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần, tương đương 1 liệu trình. Sau đó ngưng lại vài hôm và tiếp tục dùng liệu trình khác cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Tham khảo: Dị Ứng, Nổi Mề Đay Sau Tiêm Vacxin: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Do Đâu
6. Sài đất
Sài đất là vị thuốc Nam tự nhiên có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giúp cải thiện các triệu chứng của dị ứng như nổi mẩn đỏ, sưng viêm, ngứa ngáy.
Cách sử dụng:
- Nấu nước tắm: Chuẩn bị 20g sài đất, 10g ké đầu ngựa và 10g ô liên rô. Rửa sạch và cho vào nồi nước sôi 2 lít, đun sôi trong vòng 10 phút. Đổ ra chậu sứ, có thể pha thêm nước lạnh để giảm nhiệt. Dùng để tắm toàn thân hoặc ngâm rửa tại các vùng da bị viêm nhiễm. Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Bài thuốc uống: Chuẩn bị 30g sài đất, 20g bồ công anh, 10g sơn kỳ và 15g mật ngân hoa. Rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào ấm sắc với 500ml nước. Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Chắt lấy nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
7. Cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại thảo dược có vị đắng nhạt, tính bình, có tác dụng giảm sưng viêm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Trong y học hiện đại, đinh lăng chứa hàm lượng cao các chất flavonoid, alkaloid, acid amin, tanin, vitamin B1,… có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, cung cấp vitamin, khoáng chất cho làn da.
Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam với đinh lăng:
- Uống nước sắc lá đinh lăng: Chuẩn bị 100g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, để ráo nước. Cho vào ấm 300ml nước lọc, đun sôi trong vòng 15 phút. Tắt bếp, chắt lấy nước, bỏ bã. Đợi nước nguội bớt, uống hết trong ngày.
- Ngâm rửa/ tắm nước lá đinh lăng: Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng lớn, rửa sạch kỹ lưỡng qua nhiều lần nước. Cho đinh lăng vào nồi chứa 1 – 2 lít nước, thêm 1 nhúm nhỏ muối biển. Đậy kín nắp, đun sôi trong vòng 10 phút. Đổ nước ra chậu tắm, pha thêm nước để điều chỉnh nhiệt độ và tiến hành tắm, ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
Tìm hiểu thêm: Người Bị Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Bác Sĩ Giải Đáp
8. Kim ngân hoa
Kim ngân hoa có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Theo y học hiện đại, kim ngân hoa chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, virus, giảm chất xuất tiết và kích thích làm tăng tác dụng của các thực bào của bạch cầu, cải thiện rõ rệt các triệu chứng dị ứng, viêm da cơ địa.
Cách sử dụng kim ngân hoa trị dị ứng cơ địa:
- Dùng 6g kim ngân hoa và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Cho kim ngân hoa vào nồi và sắc với 100ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 10ml.
- Sau khi sắc xong, thêm một ít đường vào để làm dịu vị thuốc và dễ uống hơn.
- Chia lượng thuốc đã chuẩn bị thành 2 đến 4 phần và uống đều trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
9. Trà xanh
Trà xanh là loại thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Theo y học hiện đại, trà xanh chứa các hoạt chất như flavonoid, polyphenol, vitamin C,… có khả năng giảm sưng viêm, kháng khuẩn ngoài da, làm chậm quá trình lão hóa, giữ cho làn da khỏe mạnh.
Tắm nước lá trà xanh:
- Chuẩn bị 200g lá trà xanh tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Cho vào nồi nước 2 lít, đun sôi, thêm 1 nhúm muối nhỏ.
- Đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh, tắm.
- Kết hợp dùng bã lá trà xanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng, ngứa ngáy.
Uống nước lá trà xanh:
- Sắc nước lá trà xanh như bình thường, đợi nguội bớt.
- Thêm bột nghệ hoặc mật ong khuấy đều.
- Uống khi còn ấm.
10. Lá muồng trâu
Lá muồng trâu là loại thảo dược có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa. Theo y học hiện đại, lá muồng trâu chứa các hoạt chất như flavonoid, tanin, saponin,… có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giảm sưng tấy, ngứa ngáy.
Đắp lá muồng trâu:
- Lấy 2 – 3 lá muồng trâu và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Giã nhuyễn các lá muồng trâu cho đến khi thành một hỗn hợp dẻo. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị dị ứng hoặc ngứa ngáy.
- Để yên trong khoảng 20 – 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
Uống nước sắc lá muồng trâu:
- Sử dụng 20g lá muồng trâu khô, rửa sạch và cho vào nồi.
- Đổ khoảng 500ml nước vào nồi, đun sôi và sau đó hạ lửa để sắc cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 200ml.
- Lọc bỏ bã và uống nước sắc lá muồng trâu. Nên uống 1 – 2 lần mỗi ngày, tùy theo chỉ định của chuyên gia hoặc bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị dị ứng cơ địa.
Lưu ý khi chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam
Lưu ý khi dùng thảo dược chữa dị ứng cơ địa:
- Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng, không nên lạm dụng hoặc dùng bừa bãi, tràn lan để tránh tình trạng ngộ độc hoặc nhờn thuốc không đem lại hiệu quả như mong đợi.
- Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để có kết quả tốt nhất.
- Không tự ý kết hợp thảo dược thuốc Nam với thuốc Tây, trừ khi nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tránh dùng cho vùng da có vết thương hở, chảy máu.
- Theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể, nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào, nhất là buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa… sau khi uống hãy ngưng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý ngay.
- Phối hợp với các biện pháp điều trị, chăm sóc khác để đạt được kết quả cao, rút ngắn thời gian điều trị.
Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam là một biện pháp được nhiều người lựa chọn nhờ vào hiệu quả cao và tính an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ bị nổi mề đay: Nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị
- Top 10 cây thuốc chữa mề đay hiệu quả từ thiên nhiên
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!