Hội Chứng Thận Hư Nhiễm Mỡ: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Hội chứng thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ là một trong những tổn thương thường gặp về chức năng thận. Người mắc chứng bệnh này thường có các triệu chứng như tăng chỉ số mỡ máu, viêm phù thận, xuất hiện đạm trong nước tiểu… Đây là một bệnh lý phức tạp và cần điều trị lâu dài.

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
Hội chứng thận hư nhiễm mỡ đặc trưng với tình trạng tăng lipid máu, tăng đạm trong nước tiểu và giảm đạm trong máu

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ là gì?

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng xuất hiện mỡ trong nước tiểu, đặc trưng bởi tình trạng tăng chỉ số lipid máu, xuất hiện đạm trong nước tiểu và giảm lượng protein trong máu. Bệnh thường khởi phát do các tổn thương về chức năng thận hoặc nhiều rối loạn sức khỏe khác trong cơ thể. 

Cơ chế bệnh sinh chung đó làm làm giảm lượng protein trong máu, tăng protein trong nước tiểu, thường là albumin. Khi chỉ số đạm trong máu thấp, khả năng duy trì áp lực keo nhằm giữa nước trong lòng mạch máu cũng bị kém đi.

Đồng thời, khả năng tổng hợp protein, lipoprotein giảm, tăng lipd trong máu và làm xuất hiện mỡ trong nước tiểu. Ngoài ra, quá trình giảm dị hóa lipoprotein do các loại emzyme như lipoprotein lipase, lexitin cholesterol transferase bị thất thoát qua nước tiểu làm tăng lipd máu.

ĐỌC NGAY: Truyền Albumin Trong Hội Chứng Thận Hư: Các Lưu Ý Quan Trọng

Nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư nhiễm mỡ 

Với cơ chế bệnh sinh vừa nêu trên, hội chứng thận hư nhiễm mỡ được chia làm 2 dạng chính gồm: 

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
Những tổn thương tại thận hoặc các cơ quan khác đều có thể gây biến chứng thận hư nhiễm mỡ

# Hội chứng thận hư nhiễm mỡ nguyên phát

Bệnh xảy ra do chính các tổn thương tại thận như:

  • Chứng viêm cầu thận màng;
  • Xơ hóa cầu thận ổ đoạn;
  • Viêm cầu thận màng tăng sinh;
  • Các loại khác;

# Hội chứng thận hư nhiễm mỡ thứ phát

Bệnh khởi phát khi các tổn thương tại thận được gây ra bởi các vấn đề, bệnh lý khác ngoài thận. Có thể kể đến một số bệnh như:

  • Các bệnh lý hệ thống: Chứng thận hư do lupus ban đỏ hệ thống, các bệnh lý về mạch máu hệ thống (bệnh u hạt Wegener, viêm thành mạch dị ứng, cryoglobulin máu hỗn hợp, viêm đa vi động mạch…;
  • Ảnh hưởng từ các dạng rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường type 2, hiện tượng lắng đọng các chất dạng tinh bột;
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc Tây: Thường là các loại thuốc kháng viêm không steroid như: lithium, penicillamine, probenecid, rifampicin, phenindione, chlorpropamide, tolbutamide, catoprion… 
  • Các dạng bệnh ung thư bạch cầu lympho, bệnh Hodgkin, khối u do bệnh bạch cầu thận màng; 
  • Tiếp xúc với các chất độc từ thủy ngân, muối vàng hoặc kim loại nặng; 
  • Hậu quả từ phản ứng dị ứng hoặc có nọc ong, nọc rắn; 
  • Các bệnh về di truyền như hội chứng thận hư bẩm sinh, hội chứng Alport, hội chứng móng xương bánh chè, chứng bệnh hồng cầu hình liềm, chứng bệnh Fabry…; 
  • Một số nguyên nhân khác: như bệnh về huyết thanh, mang thai hoặc do quá trình đào thải do ghép các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng từ lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học, áp xe nội tạng, viêm gan B, C, giang mai, liên cầu khuẩn, nhiễm ký sinh trùng…; 

Có rất nhiều nguyên nhân gây chứng thận hư nhiễm mỡ và rất khó để chẩn đoán chính xác nguyên nhân nếu chỉ quan sát các triệu chứng bên ngoài. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ để được can thiệp điều trị kịp thời. 

Các triệu chứng bệnh thận hư nhiễm mỡ thường gặp

Bệnh lý này gây ra các triệu chứng đặc trưng và dễ dàng quan sát thấy. Cụ thể như:

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
Phù nề là triệu chứng đặc trưng của người mắc hội chứng thận hư nhiễm mỡ
  • Phù nề: Chỉ số đạm trong máu rò rỉ vào nước tiểu khiến lượng đạm trong máu giảm xuống. Hậu quả là làm giảm lượng nước cần thiết trong lòng mạch, chúng thoát ra ngoài và tích tụ tại nhiều vị trí trên cơ thể. Gây ra tình trạng sưng phù tay, chân, mí mắt, mặt hoặc phù toàn thân.
  • Thay đổi tính chất nước tiểu: Ở người mắc bệnh thận hư nhiễm mỡ, lượng nước tiểu được bài tiết và đưa xuống bàng quang khá ít. Do đó, nước tiểu thường có màu vàng đậm, sánh và cô đặc. Kèm theo đó là tình trạng tiểu ít do suy giảm chức năng cầu lọc, khiến chất lỏng bị ứ lại không được lọc để đưa xuống bàng quang. 
  • Mệt mỏi, chán ăn: Thường có cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng, thậm chí bỏ ăn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bị thiếu chất, sụt cân, suy dinh dưỡng và mệt mỏi, dễ bị kiệt sức, thiếu năng lượng hoạt động. 

Biến chứng nguy hiểm của hội chứng thận hư nhiễm mỡ

Bất kỳ tổn thương nào ở thận cũng đều nguy hiểm nếu không được phát hiện điều trị sớm. Theo các chuyên gia, một số biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh thận hư nhiễm mỡ như: 

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
Người bị thận hư nhiễm mỡ có thể gây biến chứng suy thận, bắt buộc phải chạy thận để duy trì sự sống

# Khởi phát tổn thương thận cấp hoặc mãn tính

Chứng thận hư nhiễm mỡ kéo dài và tái phát thường xuyên gây ra những tổn thương cấp hoặc mãn tính cho thận. Thậm chí tăng nguy cơ suy thận nặng, cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thậ.

# Rối loạn đông máu

Sự thất thoát chỉ số protein trong máu kéo theo tình trạng suy giảm chức năng chống đông máu, khiến máu vón cục trong tĩnh mạch, tắc nghẽn tuần hoàn máu. Từ đó cản trở quá trình mang máu đến nuôi dưỡng các cơ quan. 

# Ảnh hưởng đến chức năng tim mạch

Người bị thận hư nhiễm mỡ thường có chỉ số albumin huyết giảm, cơ thể phải tự điều chỉnh lại, kích thích làm tăng quá trình hoạt động tổng hợp lipoprotein nhằm bù đắp lượng albumin thiếu hụt. Hệ quả là tăng chỉ số Triglycerid và Cholesterol, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. 

# Các biến chứng khác

Biến chứng nhiễm trùng nặng như viêm phúc mạc, viêm mô tế bào, loãng xương, cao huyết áp, u năng tuyến cận giáp thứ phát… 

Phương pháp điều trị hội chứng thận hư nhiễm mỡ 

Mục tiêu điều trị chứng thận hư nhiễm mỡ là kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn biến chứng và phòng ngừa tái phát. Dưới đây là một số phương pháp chữa hiệu quả: 

1. Chữa bằng thuốc Tây

Dùng thuốc là phương pháp điều trị thận hư nhiễm mỡ đem lại hiệu quả và nhanh chóng. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như: 

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
Thuốc lợi tiểu, huyết áp, kháng sinh… là những loại thuốc thường dùng để chữa thận hư nhiễm mỡ
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu có tác dụng cải thiện tình trạng phù toàn thân. Đồng thời, thúc đẩy sự hoạt động tiểu tiện diễn ra trơn tru. Một số loại thường dùng như Verospiron, Lasix hoặc Hypothiazid… 
  • Thuốc bổ sung Albumin: Thuốc được dùng dưới dạng tiêm truyền, phù hợp cho những trường hợp chỉ số albumin quá thấp. 
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp thận hư nhiễm mỡ có dấu hiệu nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để loại trừ yếu tố nhiễm trùng. Phác đồ thường dùng là nhóm thuốc Corticoid, liều dùng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc điều hòa huyết áp: Người bị thận hư nhiễm mỡ thường có huyết áp cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi được chỉ định, dùng thuốc với liều lượng phù hợp giúp cải thiện chỉ số huyết áp, điều chỉnh trở về ngưỡng bình thường. Đồng thời hỗ trợ giảm chỉ số protein niệu và bảo vệ chức năng thận. Một số loại thường dùng như: Zestril, Renitec, Coversyl… 
  • TPCN bổ sung: Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ gợi ý sử dụng các loại viên uống TPCN, bổ sung canxi, vitamin D, omega-3… tùy theo nhu cầu từng trường hợp cụ thể. 

Trong quá trình sử dụng thuốc, cần theo dõi lượng nước tiểu, chỉ số đạm niệu cũng như chỉ số huyết áp trong ngày, liên tục trong vòng 24 tuần. Tuân thủ cách dùng thuốc và phác đồ điều trị hội chứng thận hư của Bộ y tế do bác sĩ hướng dẫn.

2. Chữa bệnh thận hư nhiễm mỡ bằng thảo dược tự nhiên

Y học dân gian ghi nhận có nhiều loại thảo dược thuốc Nam chữa bệnh thận hư nhiễm mỡ. Cách chữa này giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, góp phần bồi dưỡng và phục hồi chức năng thận, khỏi bệnh nhanh hơn.

Đặc biệt, hầu hết các loại thảo dược tự nhiên đều khá lành tính, an toàn cho sức khỏe người bệnh, ít gây ra tác dụng phụ như thuốc Tây. 

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
Rau diếp cá là loại thảo dược lành tính giúp cải thiện các triệu chứng thận hư nhiễm mỡ hiệu quả
  • Bài thuốc từ rau diếp cá: Trong YHCT, rau diếp cá là loại cây thuốc có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Thảo dược cũng hỗ trợ thông tiểu và tăng lượng nước tiểu, cải thiện tình trạng nhiễm trùng và điều hòa huyết áp. Người bệnh thận hư nhiễm mỡ chỉ cần sắc nước lá diếp cá phơi khô để uống. Kiên trì sử dụng hàng ngày và liên tục trong vài tháng sẽ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh. 
  • Bài thuốc từ râu bắp: Râu bắp là lớp xơ bên ngoài của quả bắp. Được sử dụng như một loại dược liệu tự nhiên có khả năng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa thân nhiệt, làm mát cơ thể và hỗ trợ kiểm soát chỉ số huyết áp. Sắc kỹ 1 nắm râu ngô tươi cùng với 500ml nước và uống hết trong ngày sẽ đạt hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt. 
  • Bài thuốc từ rễ cây tầm xoong: Rễ cây tầm xoong là vị thuốc quý có khả năng chữa chứng thận hư nhiễm mỡ hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng dạng tươi hoặc khô đều được. Mỗi ngày dùng 1 nắm rễ cây tầm xoong sắc kỹ lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày. Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất. 
  • Bài thuốc từ sơn dược: Sơn dược là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị chứng thận hư nhiễm mỡ. Có tác dụng hỗ trợ cải thiện nhanh chóng triệu chứng, bồi dưỡng và phục hồi chức năng thận. Bài thuốc này ngoài sơn dược, còn kết hợp với một số loại dược liệu khác như hạt sen, hạt súng và đậu cove. Trộn chung các nguyên liệu, chia làm 5 phần, mỗi ngày sử dụng 1 phần nấu chín kỹ và ăn hết trong ngày.

MÁCH BẠN: 15 Cách Chữa Thận Hư Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hỗ trợ quá trình điều trị hội chứng thận hư nhiễm mỡ hiệu quả. Nguyên tắc ăn uống chuẩn là tăng cường những loại thực phẩm có lợi và loại bỏ hoặc cắt giảm những thứ có hại cho sức khỏe, nhất là không tốt cho thận. 

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
Người mắc bệnh thận hư nhiễm mỡ đảm bảo ăn uống đủ chất và giảm lượng muối để cải thiện triệu chứng
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm nhằm bù đắp lượng đạm thiếu hụt do bị thất thoát vào nước tiểu. Lưu ý bổ sung lượng đạm phù hợp và cân bằng với lượng đạm mất qua nước tiểu. Ưu tiên các loại đạm có giá trị cao như thịt, tôm, cá, cua, trứng sữa, mì, gạo, đậu, hạt…
  • Giảm lượng chất béo trong thực đơn ăn uống hàng ngày, duy trì 20 – 25g/ ngày để giảm nguy cơ tăng cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa lipid máu. 
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc… Tránh sử dụng các loại thực phẩm như nội tạng động vật như gan, tim, óc, lòng… 
  • Ưu tiên những cách chế biến tốt cho sức khỏe như hấp, luộc, hầm… Hạn chế những món chiên xào, quay nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị. Thay các loại dầu động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu đậu tương… 
  • Ăn nhạt, dùng ít gia vị khi chế biến thức ăn, nhất là muối, mì chính… Tối đa chỉ 1 – 2g muối/ ngày là tốt nhất. 
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, nhất là các loại vitamin, vi khoáng từ nước lọc, nước ép trái cây, rau củ quả… 

Chăm sóc phòng ngừa hội chứng thận hư nhiễm mỡ

Ngoài tuân thủ các chỉ định điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh. 

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
Tập thể dục vận động thể chất hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa hội chứng thận hư nhiễm mỡ
  • Khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nhất là về thận, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm ngay từ đầu. Đồng thời, được bác sĩ chỉ định phương pháp kiểm soát chỉ số đường huyết và huyết áp để phòng ngừa biến chứng thận hư nhiễm mỡ. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo ăn đủ chất, cân bằng dinh dưỡng và tránh các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe, đặc biệt là chất kích thích. 
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày, nâng cao thể chất và duy trì sức khỏe ổn định. Đồng thời, duy trì cân nặng phù hợp để phòng ngừa thừa cân béo phì. 
  • Uống đủ nước hàng ngày để hỗ trợ quá trình thanh lọc, đào thải độc tố của thận. 
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đặc biệt là các xét nghiệm máu, nước tiểu, đo huyết áp… để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời. 

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ gây nhiều ảnh hưởng, rủi ro biến chứng nguy hiểm khó lường nếu không điều trị kịp thời. Do đó, hãy thăm khám chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, phòng ngừa biến chứng. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger