Hội Chứng Thận Hư Tái Phát Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Hội chứng thận hư tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thậm chí, một số trường hợp nặng còn được cảnh báo gây ra những rủi ro khó lường. 

Hội chứng thận hư tái phát nguy hiểm không?
Hội chứng thận hư tái phát nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người mắc phải căn bệnh này

Hội chứng thận hư tái phát là gì? 

Hội chứng thận hư tái phát là tình trạng thận hư trước đó đã được điều trị ổn định nhưng lại có dấu hiệu tái phát trở lại. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện nhiều protein trong nước tiểu, kèm theo phù toàn thân, tiểu ít, tiểu ra mỡ, rối loạn lipid máu… 

Việc điều trị qua loa, không tuân thủ phác đồ được bác sĩ chỉ định hoặc điều trị không đúng phương pháp vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho hội chứng bệnh này trở lại, thậm chí tái phát thường xuyên. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ mắc hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư tái phát nguy hiểm không? 

Hội chứng thận hư tái phát không quá nghiêm trọng, có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Ngược lại nếu chủ quan lơ là trong việc điều trị, các triệu chứng có xu hướng tiến triển rất nhanh và gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tùy theo tần suất tái phát, mức độ ảnh hưởng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh, các biến chứng xuất hiện với nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Suy thận mãn tính tiến triển
  • Bệnh cao huyết áp
  • Nhiễm trùng
  • Suy dinh dưỡng do protein bị đào thải nhiều qua nước tiểu

Chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào đánh giá các triệu chứng lâm sàng và các kỹ thuật xét nghiệm. Cụ thể như sau: 

Hội chứng thận hư tái phát nguy hiểm không?
Đánh giá triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán hội chứng thận hư tái phát

Chẩn đoán lâm sàng

  • Phù 
  • Tràn dịch màng 
  • Tăng cân đột ngột
  • Tiểu ít 
  • Có nhiều bọt khí trong nước tiểu
  • Da dẻ xanh xao, ăn kém 
  • Toàn thân mệt mỏi

Xét nghiệm chuyên khoa

  • Xét nghiệm máu:
    • Chỉ số protein trong máu giảm thấp dưới 40 – 60g/l; 
    • Chỉ số albumin trong máu giảm dưới 20 – 30g/l; 
    • Nồng độ lipid máu tăng > 6.5 mmol/l; 
    • Nồng độ alpha 2 globulin tăng trên 12%;
  • Xét nghiệm nước tiểu
    • Chỉ số protein niệu tăng cao tới 30 – 40g/24 giờ; 
    • Xuất hiện hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu; 
    • Lẫn mỡ trong nước tiểu; 
  • Sinh thiết thận kết hợp kiểm tra tổng quát giúp chẩn đoán và đưa ra tiên lượng bệnh cho bệnh nhân. 

Điều trị hội chứng thận hư tái phát hiệu quả nhất

Điều trị hội chứng thận hư tái phát kịp thời là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát các triệu chứng và bảo tồn chức năng thận, duy trì đời sống sinh hoạt bình thường. 

Bệnh nhân chủ yếu dùng phác đồ Corticoid. Thuốc này có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và giảm các triệu chứng thận hư thể tái phát . Phác đồ dùng thuốc cơ bản dành để điều trị đợt tái phát như sau:

Hội chứng thận hư tái phát nguy hiểm không?
Điều trị hội chứng thận hư tái phát bằng phác đồ Corticoid theo chỉ định của bác sĩ
  • Ở giai đoạn tấn công: Dùng prednisolon theo chỉ định. Sau đó theo dõi đáp ứng, tiếp tục sử dụng prednisolon, cách ngày trong vòng 4 – 6 tuần và giảm liều dần. Phác đồ này được chỉ định dùng duy trì trong nhiều năm theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Nếu không đáp ứng với prednisolon: Chỉ định sinh thiết thận. Thông qua kết quả sinh thiết để xây dựng phác đồ điều trị tiếp theo phù hợp.
  • Kết hợp thực hiện xét nghiệm thường xuyên cho đến khi thấy protein niệu giảm hết. Thông thường, bệnh nhân cần dùng liều duy trì kéo dài trong vòng 1 năm. 
  • Lưu ý,  tuyệt đối không lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc Corticoid để tránh dụng phụ nghiêm trọng như: Loãng xương, teo cơ, cao huyết áp, viêm loét dạ dày, đái tháo đường, rối loạn tâm thần… 

Dùng nhóm thuốc ức chế miễn dịch cho người bị hội chứng thận hư kháng thuốc hoặc phụ thuộc Corticoid. Những loại thường dùng gồm:

  • Cyclosporin trong vòng 6-12 tháng
  • Hoặc Cyclophosphamid hoặc Chlorambucil trong phòng 8 tuần. 

TÌM HIỂU THÊM: Thận âm hư uống thuốc gì? 3 Loại hiệu quả thường được kê đơn

Phòng ngừa hội chứng thận hư tái phát bằng cách nào?

Người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại và ngăn các biến chứng, cụ thể:

Hội chứng thận hư tái phát nguy hiểm không?
Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện điều trị sớm hội chứng thận hư tái phát
  • Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt có khả năng bồi dưỡng chức năng thận. Ưu tiên rau xanh, củ quả, trái cây và giảm thiểu thực phẩm giàu chất béo để giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid, phòng ngừa bệnh tái phát. 
  • Giảm lượng muối trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Lượng natri trong muối càng làm tăng nặng triệu chứng phù do thận hư
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt điều độ, tập thể dục vận động phù hợp hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và can thiệp điều trị kịp thời. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể kỹ càng vào mùa lạnh bằng cách đội mũ, mặc áo ấm, quàng khăn… để giảm nguy cơ 

Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng thận hư tái phát và tiềm ẩn một số biến chứng rủi ro nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán, đánh giá mức độ tái phát để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, phòng ngừa biến chứng. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger