Lưỡi bé bị trắng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả
Với các chị em lần đầu làm mẹ, mọi thứ về con đều khiến mình bỡ ngỡ như con khóc vì lý do gì, lưỡi bé bị trắng là do đâu? Điều trị làm sao an toàn cho bé mà triệu chứng này có thể khỏi hẳn? Dám chắc đây là thắc mắc chung của tất cả các mẹ. Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.
Lưỡi bé bị trắng quá nhiều là do đâu?
Trẻ sơ sinh cực kỳ mong mạnh nhạy cảm, dù được chăm sóc cực kỳ tỉ mỉ cẩn thận của cả đại gia đình nhưng đôi khi các thiên thần này vẫn có thể gặp một số vấn đề mà người lớn chúng ta không thể lý giải. Và việc lưỡi bé bị trắng dù được vệ sinh lưỡi hàng ngày cũng khiến không ít ông bố bà mẹ đau đầu và lo lắng.
Theo các bác sĩ Nhi khoa, lưỡi bé bị đóng trắng là hiện tượng bình thường, hầu hết tất cả trẻ sơ sinh trong giai đoạn 2-3 tháng đầu đời đều gặp phải triệu chứng này. Nguyên nhân khiến lưỡi bé bị trắng có thể là do nấm miệng hoặc cũng có thể là do lượng sữa dư thừa bám lại trên lưỡi bé, vấn đề này chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết mà không cần lo lắng.”
Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng lưỡi bé bị đốm trắng bao gồm:
Nấm miệng
Nấm miệng hay còn được gọi là tưa miệng, tưa lưỡi, bệnh phát triển do sự phát triển của nấm candida. Đây là bệnh lý vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh nguyên nhân là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cặn sữa tồn đọng nhiều trong thời gian dài, việc vệ sinh khoang miệng cho bé không được sạch sẽ…
Như người lớn chúng ta có thể sử dụng nước bọt tiết ra để nuốt phần cặn sữa dư thừa, còn đối với trẻ sơ sinh việc này sẽ cực kỳ khó.
Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh nấm miệng ở trẻ còn có thể do trẻ phải dùng kháng sinh trong thời gian dài khiến mất cân bằng hệ sinh thái trong cơ thể, vi khuẩn có lợi và có hại đều bị tiêu diệt vì vậy tạo điều kiện cho bệnh phát triển trong khoang miệng.
Bệnh này sẽ gây ra hiện tượng đau, rát, khô miệng từ đó bé sẽ quấy khóc, bỏ bú mẹ… Phụ huynh cần theo dõi và vệ sinh lưỡi cho trẻ hàng ngày 2-3 lần, đặc biệt là sau khi ăn để giảm thiểu tình trạng dư thừa cặn sữa trong miệng bé.
Dư lượng sữa
Dư lượng sữa là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm miệng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh phát triển.
Cách sử dụng tình trạng dư lượng sữa rất đơn giản, bạn chỉ cần làm ẩm gạc lưỡi bằng nước muối sinh lý sau đó lau khoang miệng và lau lưỡi cho bé một cách nhẹ nhàng, phần mảng trắng sẽ giảm thiểu nhiều. Đặc biệt hiện tượng mảng bám trắng ở lưỡi bé sẽ đóng cặn nhiều hơn khi bé bị trớ, bố mẹ cần lưu ý để xử lý kịp thời.
Trẻ bị lưỡi trắng phải làm sao?
- Lưỡi bé bị trắng hoàn toàn không phải dấu hiệu quá nguy hiểm do đó phụ huynh không cần lo lắng, chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết, điều trị bằng một vài gợi ý phòng tránh sau đây:
- Vệ sinh khoang miệng hàng ngày, ít nhất 2 lần tối sáng. Mỗi lần con trớ cũng cần làm sạch ngay để loại bỏ mảng bám trong lưỡi. Vệ sinh bằng gạc lưỡi chúng ta có thể tìm mua ở bất cứ hiệu thuốc nào
- Đầu vú của mẹ cần được lau sạch sẽ trước khi cho con bú để đảm bảo an toàn cho trẻ
- Đồ chơi của bé mẹ cũng cần làm sạch, lựa chọn loại đồ chơi an toàn, đảm bảo để tránh lây nhiễm bệnh khi trẻ ngậm
- Hãy bổ sung vitamin và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn nếu có thể để trẻ có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Làm sạch bình sữa trước và sau khi ăn để đảm bảo an toàn
- Nếu thấy tình trạng đóng mảng trắng trong lưỡi trẻ ngày càng nhiều, mẹ nên cho bé đi khám sớm để chắc chắn chưa chuyển sang giai đoạn tưa lưỡi. Hoặc theo dõi nếu trẻ quấy khóc, bỏ bú, đau miệng chúng ta cũng cần điều trị ngay, ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng hơn.
Con bị nấm miệng phải làm sao?
Trường hợp lưỡi bé bị trắng là do nấm miệng chúng ta vẫn sẽ làm sạch lưỡi bé bằng gạc rơ lưỡi thấm nước muối sinh lý tại nhà, ngoài ra đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được kê đơn thuốc phù hợp.
Loại thuốc kê cho bé phần lớn sẽ là thuốc bôi, bệnh sẽ khỏi ngay sau khoảng 3-5 ngày điều trị do đó các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về triệu chứng lưỡi bé bị trắng và cách xử lý kịp thời. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các cha mẹ bớt lo lắng, nắm rõ hơn kiến thức chăm sóc để bảo vệ con em mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!