Giải đáp thắc mắc: mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?
Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? 1 phút mạch đập bao nhiêu lần là dấu hiệu của sự có thai? Dám chắc đây là thắc mắc, mối quan tâm chung của nhiều người và chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?
Ngày xưa khi các công nghệ y khoa hiện đại chưa xuất hiện, máy siêu âm chưa có thì các cụ, ông bà ta làm thế nào để phát hiện bản thân có bầu? Chắc hẳn bạn đã từng nghe mẹ hoặc bà chia sẻ về một số dấu hiệu mang thai bằng cách quan sát các biểu hiện như trễ kinh, kén ăn, nôn ói hay đơn giản bằng cách bắt mạch.
Xem phim Trung Quốc cổ trang ngày xưa bạn sẽ thấy để phát hiện các phi tần có thai, thái y sẽ bắt mạch. Theo kinh nghiệm dân gian chỉ ra rằng, nếu mạch cổ tay nổi lên và ngay cả những người không biết về bắt mạch cũng thấy rõ mạch đập thì có thể đây là dấu hiệu của việc bạn đã có thai. Tuy nhiên thực tế đến ngày nay, dấu hiệu này chưa đủ rõ ràng để khẳng định việc bạn có mang bầu hay không. Không ít trường hợp nhiều chị em quá gầy vì vậy mạch cổ tay nổi rõ hơn so với những người mập mạp, mũi mĩm.
Theo thông tin khoa học xác nhận, ở những người trưởng thành sức khỏe bình thường, chỉ số mạch đập khoảng 60-100 nhịp/phút trong đó trung bình khỏng 70 nhịp/phút. Vì vậy ngày xưa nhiều người cho rằng khi mạch hơn 100 lần/phút là dấu hiệu có thai nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều yếu tố khác quyết định.
Vậy mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Xin trả lời rằng, khi bạn mang thai được khoảng 3 tháng, mạch đập sẽ nhanh hơn 1 chút, dao động trung bình khoảng 80-90 nhịp/ phút.
Dấu hiệu thông báo bạn đang mang thai
Bên cạnh việc phán đoán có thai thông qua mạch đập, những dấu hiệu xuất hiện đồng thời sau đây chị em cũng cần lưu ý.
Mất kinh, trễ kinh
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất thông báo có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên dấu hiệu này sẽ chính xác hơn với những bạn có chu kì kinh đều. Những bạn chu kì kinh không đều hoặc mới bị ốm có uống thuốc kháng sinh hoặc thời gian gần đây thường xuyên phải thức khuya, lo lắng căng thẳng dẫn đến mất cân bằng nội tiết nữ cũng sẽ gây trễ kinh do đó chúng ta có thể đợi sau khoảng 1 tuần rồi thử que thử thai.
Ngực nhạy cảm
Trong tháng đầu có bầu, hầu hết các chị em sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt của bầu ngực. Ngực có dấu hiệu đau hơn, nhạy cảm hơn và kích thước có thể tăng hơn chút xíu. Tuy nhiên dấu hiệu này có thể trùng với dấu hiệu sắp đến kỳ kinh do đó chúng ta cần kết hợp các triệu chứng khác để tỉ lệ phần trăm phán đoán chính xác cao.
Nghén
3 tháng đầu mang bầu hầu hết các mẹ bầu sẽ trải qua giai đoạn ốm nghén. Có người nghén nhẹ nhàng, qua loa, có người sẽ nghén rất nặng. Các chị em cực kỳ nhạy cảm với các thể loại mùi nhất là mùi thức ăn. Bình thường có món bạn rất yêu thích nhưng mấy ngày gần đây chuyển sang ghét hoặc sợ. Bạn thường xuyên nôn khan nhất là vào buổi sáng, vậy hãy thử mua que thử thai về và kiểm tra xem sao nhé.
Trên đây là 1 vài dấu hiệu cảnh báo bạn có em bé, tuy nhiên để chính xác hãy đợi một thời gian, kể từ ngày chậm kinh khoảng 1 tuần bạn sẽ thử que hoặc để chắc chắn hãy thử máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất.
Lời khuyên dành cho chị em mang bầu
Làm mẹ là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của người con gái vì vậy chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi. Một vài lời khuyên sau đây hãy ghi nhớ nhé chị em:
- Theo dõi chu kì kinh của mình để kịp thời phát hiện việc bản thân có bầu hay không
- Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
- Việc siêu âm nhiều không có bất cứ thông tin y khoa nào tuyên bố ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy chị em hoàn toàn có thể an tâm. Đi siêu âm theo lịch hẹn và khi cơ thể có dấu hiệu bất thường
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh
- Giữa tinh thần thoải mái, vui vẻ
- Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, thoáng mát
- Không quan hẹ trong 3 tháng đầu của thai kì, các tháng sau có thể quan hệ tuy nhiên cần nhẹ nhàng
- Tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp như yoga cho bà bầu, bơi lội…sẽ phù hợp để nâng cao sức khỏe mẹ bầu
- Bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý bổ sung tránh tình trạng thừa dinh dưỡng
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Cũng như các vấn đề liên quan như dấu hiệu có thai và lời khuyên hữu ích. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi. Bác sĩ sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!