Mất Ngủ Sau Tai Biến: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ sau tai biến xảy ra ở nhiều người. Nguyên nhân gây ra tình trạng này không chỉ đến từ các yếu tố bên trong mà còn do tác động từ bên ngoài. Xác định mức độ bệnh lý, yếu tố nguy cơ để có hướng khắc phục, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.

Mất ngủ sau tai biến là gì?

Mất ngủ sau tai biến mạch máu não (còn được gọi là đột quỵ) là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người đã trải qua tai biến. Tai biến mạch máu não xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần của não bị giảm đột ngột, dẫn đến tổn thương tế bào não.

Mất ngủ sau tai biến là gì?
Mất ngủ rất thường gặp ở những người đã trải qua tai biến

Mất ngủ sau tai biến có thể bao gồm các vấn đề như khó đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, thức giấc sớm vào buổi sáng mà không thể ngủ lại, hoặc cảm giác không được nghỉ ngơi sau khi ngủ.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến

Vậy, nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng mất ngủ sau tai biến? Cơ thể người bệnh sau trải qua cơn tai biến mạch máu não yếu và dễ bị ảnh hưởng khi gặp phải tác nhân gây hại. Ngoài ra, các rối loạn bên trong cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng mất ngủ. 

Dưới đây là chi tiết các nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến:

Ảnh hưởng của thuốc điều trị

Người bệnh sau cơn tai biến được chỉ định sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài. Hoặc một số trường hợp cơ địa bệnh nhân nhạy cảm, dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc gây mê, gây tê trong lúc phẫu thuật cấp cứu tai biến. Sau thời gian này, cơ thể có khả năng bị khó ngủ, mất ngủ.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến
Người bệnh sau tai biến bị mất ngủ thường xuyên do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc

Do tuổi tác cao

Người bị tai biến thường nằm ở độ tuổi trung niên đến cao tuổi, sức khỏe kém, cơ thể lão hóa tự nhiên. Trường hợp may mắn vượt qua giai đoạn nguy kịch cũng là thời gian mà người bệnh trải qua nhiều vấn đề sức khỏe khác, như mất ngủ kéo dài. Người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Di chứng tai biến 

Người bệnh còn gặp phải tình trạng mất ngủ bởi ảnh hưởng từ những di chứng sau tai biến, gồm yếu liệt, cơ bắp khó cử động như bình thường. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau nhức về đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Căng thẳng, lo âu quá mức

Người bệnh sau tai biến có sức khỏe yếu, tâm lý sợ hãi, lo lắng khi đã trải qua giai đoạn nguy kịch. Điều này là nguyên nhân khiến cơ thể bệnh nhân ngày càng suy nhược, tăng khả năng mất ngủ sau tai biến.

Ngoài ra, việc căng thẳng và lo lắng quá mức trong thời gian dài còn làm cơ thể mệt mỏi, dễ nổi giận và cáu gắt với người xung quanh. Các biểu hiện bất thường ở tâm trạng, suy nghĩ khiến các triệu chứng có điều kiện trở nên nghiêm trọng hơn.

Cơ thể thiếu chất

Ngoài những vấn đề kể trên, người bệnh sau điều trị tai biến bị khó ngủ có thể là do cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Theo đó, các chuyên gia cảnh báo tình trạng thiếu chất khiến người bệnh suy nhược, có tốc độ phục hồi kém và dễ gặp phải các biến chứng.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến
Cơ thể thiếu chất là nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến

Cụ thể, đối với trường hợp mất ngủ có thể xảy ra do cơ thể bị thiếu vitamin, khoáng chất, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, khó ngủ và phát sinh những biến chứng khác.

Các nguyên nhân khác

  • Tổn thương não
  • Người bệnh nằm một chỗ trong thời gian dài, không vận động khiến máu huyết lưu thông kém làm não bộ chịu áp lực dẫn đến mất ngủ.
  • Lạm dụng đồ uống chứa cồn, rượu bia, thuốc lá,… dẫn đến tình trạng sức khỏe ngày càng suy nhược.
  • Ăn no sau đó ngủ ngay khiến hệ tiêu hóa hoạt động liên tục trong lúc ngủ.
  • Không gian phòng ngủ không thoải mái, thiếu oxy, nhiều bụi bẩn, tiếng ồn khó chịu.
  • Chỗ nằm không êm ái, bị ẩm ướt, gối nằm kê quá cao hoặc quá thấp,… các yếu tố bên ngoài cơ thể khiến người bệnh thường xuyên khó ngủ.

Dấu hiệu nhận biết mất ngủ sau tai biến

Nhận biết các biểu hiện mất ngủ không quá khó. Đặc biệt hiện tượng mất ngủ sau tai biến có thể phát hiện thông qua những triệu chứng dễ nhận định. Chẳng hạn như:

  • Cơn buồn ngủ thường xuất hiện vào buổi sáng, đêm đến cơ thể tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ không thẳng giấc, thường xuyên giật mình giữa đêm, khó ngủ trở lại như bình thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, có biểu hiện trí nhớ kém, không thể tập trung. Triệu chứng có thể bị nhầm lẫn là phản ứng phụ sau tai biến, cần được theo dõi và khắc phục.
  • Chóng mặt, đau đầu, thường choáng váng do ngủ không đủ giấc, sáng dậy thấy cơ thể mỏi mệt, đau nhức.
  • Cảm giác bồn chồn hoặc lo âu khi đi ngủ.
  • Tăng độ nhạy cảm với môi trường xung quanh: Âm thanh nhỏ hoặc ánh sáng nhẹ cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh sau tai biến.

Cơ thể sẽ phản ánh rõ nét những bất thường khi giấc ngủ không chất lượng mỗi đêm. Bạn cần sớm nhận biết và chủ động khắc phục vấn đề đang gặp phải, bảo vệ an toàn sức khỏe. Đặc biệt cần chăm sóc tốt, cải thiện giấc ngủ để cơ thể sau tai biến có điều kiện phục hồi an toàn, hiệu quả.

Mất ngủ sau tai biến nguy hiểm như thế nào?

Mất ngủ sau tai biến nếu kéo dài không được khắc phục không chỉ ảnh hưởng sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực lên đời sống tinh thần của bệnh nhân. Cụ thể:

Mất ngủ sau tai biến nguy hiểm như thế nào?
Người bệnh bị mất ngủ kéo dài có thể khiến tình trạng sức khỏe ngày càng suy nhược nguy hiểm
  • Suy nhược, quá trình phục hồi sau tai biến kém hiệu quả, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều di chứng hơn.
  • Bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường khi giấc ngủ không được đảm bảo. Trường hợp nặng, mất ngủ kéo dài gây tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh, não bộ, hệ tim mạch,… đe dọa sự an toàn tính mạng của bệnh nhân.
  • Ảnh hưởng về mặt tinh thần. Đầu óc không minh mẫn, dễ lo lắng, stress, rối loạn lo âu,… Biến chứng nặng nặng hơn có thể bao gồm trầm cảm, rối loạn, dễ gây tổn thương cho cơ thể, làm sức khỏe ngày càng tụt dốc.

Phương pháp điều trị mất ngủ sau tai biến

Mất ngủ sau tai biến là một trong những vấn đề cần được khắc phục sớm giúp cơ thể bệnh nhân có điều kiện phục hồi, khỏe mạnh hơn. Đồng thời, điều chỉnh những rối loạn trong giấc ngủ còn giúp người bệnh phòng tránh các di chứng không mong muốn khác. 

Dưới đây là các giải pháp được thực hiện giúp bệnh nhân có giấc ngủ chất lượng hơn:

Sử dụng biện pháp tại nhà

Một số cách hữu ích cho bạn:

Phương pháp điều trị mất ngủ sau tai biến
Điều trị mất ngủ sau tai biến tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên
  • Uống trà thảo dược: Trà lạc tiên, trà tim sen, trà hoa cúc, trà gừng,… là các loại trà trị mất ngủ. Dùng khi ấm nóng có thể giúp cơ thể thư giãn, dẫn đến cơn buồn ngủ nhanh hơn. Không chỉ có tác dụng cải thiện giấc ngủ, trà thảo dược còn cung cấp các dưỡng chất giúp phục hồi sức khỏe, cải thiện bệnh lý một cách an toàn và hiệu quả. 
  • Vận động trị liệu: Để cơ thể ngủ ngon giấc hơn về đêm, bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện giấc ngủ. Vận động giúp máu huyết lưu thông tốt, ổn định tinh thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon, chất lượng.
  • Massage thư giãn: Nên massage cơ thể cho bệnh nhân sau tai biến cử động khó khăn. Hỗ trợ người bệnh massage cơ thể tăng cường lưu thông máu huyết, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả, an toàn.
  • Ngâm chân trước khi ngủ: Người già có thể áp dụng mẹo ngâm chân với nước ấm, pha một ít muối hoặc nước thảo dược nấu vào buổi tối trước khi đi ngủ. Biện pháp này giúp cơ thể ấm hơn, kích thích máu huyết lưu thông tốt cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ

Để đảm bảo an toàn, trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài không có chiều hướng thuyên giảm, bạn nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ. Dựa vào tình hình sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh giấc ngủ, đảm bảo an toàn cho cơ thể người bệnh.

Tránh tự ý cho người bệnh ngưng thuốc điều trị hoặc sử dụng thuốc kết hợp một cách bừa bãi. Điều này không chỉ khiến cơ thể có nguy cơ khó ngủ hơn mà còn tăng rủi ro gây di chứng.

Phương pháp điều trị mất ngủ sau tai biến
Đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ sau tai biến

 ĐỌC NGAY: TOP Thuốc Trị Mất Ngủ An Toàn Và Hiệu Quả

Lưu ý phòng tránh mất ngủ sau tai biến

Mất ngủ sau tai biến có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của người bệnh. Tình trạng này tốt nhất nên được ngăn ngừa. Dưới đây là một số biện pháp:

Lưu ý phòng tránh mất ngủ sau tai biến
Chăm sóc cơ thể, điều trị sau tai biến theo phác đồ phòng tránh mất ngủ và các di chứng khác
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt là giai đoạn phải dùng thuốc sau tai biến. Không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng thuốc để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hại sức khỏe.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, ưu tiên những món ăn tốt cho giấc ngủ, dễ tiêu hóa. Không ăn quá khuya, ăn quá no trước khi ngủ khiến hệ tiêu hóa chịu áp lực ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Nên kiêng những thức uống chứa cồn, chứa ga, không nên sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu…
  • Không hút thuốc lá.
  • Vận động thể dục nhẹ nhàng, tập vật lý trị liệu sau tai biến giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Ngoài ra, việc vận động còn giúp người bệnh dễ ngủ hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ an toàn.
  • Người thân nên cùng chia sẻ, chăm sóc người bệnh, lắng nghe những nhu cầu của họ để hạn chế áp lực, suy nghĩ tiêu cực khiến người bệnh ngủ không ngon giấc.
  • Không gian phòng ngủ, giường ngủ cần được đảm bảo yên tĩnh, êm ái để người bệnh ngủ ngon hơn. Vệ sinh không gian sinh hoạt, giặt chăn mền cho người bệnh thường xuyên.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường, bạn nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ, xử lý sớm bảo vệ an toàn sức khỏe.

Mất ngủ sau tai biến là một trong những vấn đề có tác hại tiêu cực đến đời sống, sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện sớm các bất thường để có hướng khắc phục và điều chỉnh an toàn. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger