Giải pháp mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot mới nhất, hiệu quả cao

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trong vài năm trở lại đây, mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot được nhiều người nhắc đến như một công nghệ y học đỉnh cao, phát triển song song với các kỹ thuật tiến bộ khác như bơm xi măng sinh học, thay đĩa đệm nhân tạo… Đây là kỹ thuật hiện đại được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và ứng dụng lần đầu tại Việt Nam vào năm 2012. 

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot là kỹ thuật tân tiến, tinh vi được giới y học đánh giá cao

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm? 

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ thường được chỉ định dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu để đẩy lùi triệu chứng bệnh. Nhưng riêng với những trường hợp bệnh nặng, điều trị bảo tồn thất bại và xuất hiện biến chứng, bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để xử lý tổn thương, phòng ngừa biến chứng rủi ro nguy hiểm. 

Với sự phát triển của y học hiện đại, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể được thực hiện với nhiều phương pháp hiệu quả và an toàn hơn như mổ nội soi, vi phẫu, mổ bằng laser… Đặc biệt là mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot. 

Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ bệnh trạng, độ tuổi, điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot có hiệu quả không?

Đây là phương pháp tân tiến của y học hiện đại, thường được chỉ định áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng. Có tác dụng hỗ trợ bác sĩ xác định chính xác vị trí đĩa đệm bị thoát vị và loại bỏ nhân nhầy tổn thương một cách hiệu quả, nhanh chóng.

So với các phương pháp khác, phương pháp này giúp giảm thiểu tối đa mức độ sai lệch và các rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Các chuyên gia cho biết, phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot cũng tương tự như các kỹ thuật mổ khác, đều có những ưu và nhược điểm cụ thể như sau: 

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot có tính chính xác cao, an toàn, ít đau, ít để lại sẹo và nhanh lành hơn

Ưu điểm

  • Có độ chính xác cao: Tỷ lệ thành công khi mổ thoát vị đĩa đệm và trượt đốt sống bằng robot rất cao, hơn 98%. Nhờ khả năng định vị và thực hiện các thao tác phẫu thuật trên cột sống của bệnh nhân một cách chính xác. Độ chính xác lên đến 1mm (1/25 inch). Một khảo sát cho thấy, nếu không sử dụng robot hỗ trợ, tỷ lệ bắt vít ốc bị lệch, sai vị trí là trên 10%. 
  • An toàn: Sử dụng robot thay thế giúp giảm bớt lượng tia phóng xạ phát ra do dùng máy X quang, nhờ đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bệnh nhân và bác sĩ. Ngoài ra, mổ bằng robot còn giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến các mô cơ, tế bào xung quanh. 
  • Ít rủi ro, biến chứng: Robot có khả năng tính toán và thực hiện các kỹ thuật chính xác gần như tuyệt đối. Nhờ đó giảm thiểu nguy cơ gây ra các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng và các rủi ro khác so với mổ truyền thống. Đồng thời, ít chảy máu, ít để lại sẹo, ít đau nhức và phục hồi nhanh chóng. 
  • Rút ngắn thời gian: So với các kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đệm khác, mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot giúp rút ngắn thời gian tối ưu. Thông thường, nếu như trước đây thời gian mổ mất từ 5 – 10 tiếng, thì mổ bằng robot chỉ khoảng 3 tiếng. 
  • Giải quyết biến chứng sau lần mổ đầu tiên: Các biến chứng về rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng đường ruột, bàng quang, khả năng vận động… sẽ được giải quyết dứt điểm ngay trong lần mổ đầu tiên. Chưa từng ghi nhận trường hợp gây tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh. 
  • Thời gian phục hồi nhanh: So với các ca mổ thông thường, mổ bằng robot chỉ mất khoảng 2-3 ngày là vết thương đã lành lại, người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường, nhưng cần đảm bảo nhẹ nhàng, tránh các tác động mạnh. 

Nhược điểm

  • Bệnh vẫn có nguy cơ tái phát trở lại trong lần đầu mổ. Phải mổ đến lần thứ 2 mới có thể dứt điểm được bệnh. 
  • Có nguy cơ bị nhiễm trùng tại vết cắt do 2 lần mổ quá sát nhau, khiến vết mổ cũ chưa lành hẳn. 
  • Đối với người bệnh lớn tuổi, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm bằng đĩa đệm thường dễ bị đau nhức, suy giảm sức khỏe, giảm đề kháng, trí nhớ… do sử dụng thuốc gây tê, gây mê.  
  • Chi phí cao, đắt đỏ. 

Quy trình thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot 

Việc lên kế hoạch chuẩn xác trước khi mổ giúp quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả cao khi mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot. Quy trình các bước cơ bản như sau:

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot cần được thực hiện theo quy trình từng bước đảm bảo tính chính xác và an toàn
  • Chụp vi tính cắt lớp CT scan để có hình ảnh mô phỏng cột sống bệnh nhân dạng 3D. Dựa vào hình ảnh này, bác sĩ sẽ vạch sẵn vị trí chính xác cần mổ với độ chính xác cao;
  • Bệnh nhân được gây mê và gắn khung định vị lên cột sống;
  • Tiếp theo, hình ảnh này sẽ được đồng bộ hóa với hình chụp X quang nhằm kết nối thông tin với nhau, giúp robot hiểu được và thực hiện chuẩn xác;
  • Tiến hành chọn trạm điều hành cho thiết bị, hoạch định chính xác hướng đặt vít và vị trí đặt;
  • Sau đó là tiến hành các kỹ thuật phẫu thuật như bình thường;

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot có đắt không?

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot được ghi nhận là phương pháp có chi phí đắt nhất hiện nay, dao động từ 80.000.000 – 100.000.000đ/ cao. Chi phí này cao hơn rất nhiều so với một ca mổ thông thường, chỉ khoảng 30.000.000 – 40.000.000đ.

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

  • Mức độ tổn thương của đĩa đệm nhiều hay ít, ở các vị trí nào; 
  • Thể trạng sức khỏe của bệnh nhân;
  • Chi phí tổn hao máy móc; 
  • Cơ sở y tế thực hiện;
  • … 

Hướng dẫn chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot đem lại hiệu quả cao với mức độ chính xác gần như tuyệt đối, giảm thiểu biến chứng. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ hồi phục cũng như giảm rủi ro, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vận động nhẹ nhàng sau mổ để phục hồi sức khỏe nhanh hơn
  • Sau phẫu thuật, tuy vết thương lành nhanh nhưng cột sống đĩa đệm vẫn cần ít nhất 6 tháng để dần phục hồi trở lại bình thường. Tốt nhất người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh thực hiện các tác động mạnh tạo áp lực lên cột sống, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. 
  • Ngay sau khi mổ, không nên thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu ngay để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. 
  • Thay vào đó nên tập các bài tập thở nhẹ nhàng, cử động đơn giản bằng cách trở mình, nằm nhiều tư thế hoặc đi lại, không chơi các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh lớn. 
  • Có thể sử dụng đai đeo thắt lưng nhằm cố định cột sống, giảm thiểu tác động mạnh, áp lực lên vị trí đĩa đệm cột sống sau mổ. 
  • Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, thực đơn ăn uống dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm cần thiết phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại, nhất là các dưỡng chất tốt cho xương khớp. 
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra, theo dõi tiến độ phục hồi và xử lý các rủi ro kịp thời. 

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot là phương pháp can thiệp ngoại khoa tương tự như các kỹ thuật mổ khác. Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp giữa bác sĩ, chuyên gia và robot có độ chính xác cao, đem lại hiệu quả tối ưu và giảm thiểu các rủi ro khó lường. Nếu có mong muốn thực hiện phương pháp này, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger