Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Và Những Điều Bạn Nên Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị hiện đại nhất. Phương pháp này thường chỉ được chỉ định khi điều trị bảo tồn kém hiệu quả, hoặc có đĩa đệm vỡ chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh.

Thời điểm bác sĩ chỉ định phẫu thuật là khi nào?

Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi:

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được thực hiện cho những trường hợp nặng
  • Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép đến rễ thần kinh (thần kinh tọa, thần kinh liên sườn…)
  • Thoát vị gây vỡ vào lỗ thần kinh, chèn ép tủy sống.
  • Bệnh nhân đã dùng thuốc tây, vật lý trị liệu sau thời gian nhất định nhưng không cải thiện triệu chứng, bệnh có xu hướng tiến triển nặng hơn
  • Khối thoát vị chèn ép ống sống, gây hội chứng chùm đuôi ngựa
  • Người bệnh yếu liệt, teo cơ, khó cầm nắm đi lại
  • Người bệnh không tự chủ được về vấn đề đại tiểu tiện (rối loạn chức năng ruột và bàng quang)

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

Có nhiều phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Mổ hở: Phương pháp truyền thống hay còn gọi là mổ banh. Tuy ít gây tốn kém, hiệu quả rất cao nhưng vết mổ lớn và đau nhiều, nguy cơ gặp biến chứng nhiễm trùng vết mổ, thời gian phục hồi lâu hơn.
  • Mổ nội soi đĩa đệm: Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm ở nước ta ngày càng phổ biến nhờ xâm lấn ít hơn so với mổ hở, khả năng phục hồi nhanh hơn. Mặc dù vậy phẫu thoát vị đĩa đệm bằng cách này vẫn xảy ra rủi ro.
  • Phẫu thuật vi phẫu thoát vị đĩa đệm: Phương pháp xâm lấn ít nhất trong các phương pháp phẫu thuật đĩa đệm. Tuy nhiên chi phí thường rất cao.
  • Các phương pháp khác như: Tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain; kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da, mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot
Mổ nội soi đĩa đệm
Mổ nội soi đĩa đệm là phương pháp điều trị hiện đại, phục hồi nhanh và hiệu quả cao

Mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?

Đây là vấn đề mọi người cần phải xem xét bởi không chỉ chi phí mổ mà còn khá nhiều khoản phát sinh sau đó.

  • Trường hợp mổ hở truyền thống cần từ 15 – 20 triệu đồng + chi phí phát sinh.
  • Mổ nội soi dao động khoảng 30 – 40 triệu đồng + chi phí phát sinh.
  • Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm đa tầng, hẹp ống sống thì ngoài số tiền cho ca phẫu thuật người bệnh cần sử dụng thêm vít và nẹp chi phí vào khoảng 30 triệu đồng + chi phí khác.

Có thể thấy, chi phí phẫu thuật là rất lớn đối với nhiều bệnh nhân. Mọi người cần biết để chuẩn bị trước khi lựa chọn cách này.

Phải làm gì sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Vệ sinh, tập luyện, chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm là vấn đề vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Bởi vậy, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi tại giường khoảng 1 – 2 tuần, tránh cử động khiến vết mổ bị nhiễm trùng; không làm việc nặng, tốn nhiều sức từ 6 tháng – 1 năm.
  • Tập vật lý trị liệu tại phòng tập bệnh viện, trung tâm y tế theo đúng hướng dẫn của kỹ thuật viên.
  • Nên ăn đồ nhẹ nhàng, tiêu hóa tốt như rau xanh, hoa quả; hạn chế rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đạm…
  • Giữ tinh thần thoải mái, thăm khám định kỳ theo yêu cầu.

ĐƯỢC và MẤT khi tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Cũng giống các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm khác, phẫu thuật có ưu điểm và nhược điểm nhất định người bệnh cần phải biết.

✅ Mổ thoát vị đĩa đệm có ưu điểm nổi bật là:

  • Phẫu thuật là giải pháp duy nhất giúp cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài.
  • Giúp giải phóng cho các mô cơ, rễ dây thần kinh bị chèn ép.
  • Giúp người bệnh không bị đau đớn làm phiền, có thể vận động sau khi phục hồi hoàn toàn.
  • Tỉ lệ thành công chiếm khoảng 80 – 90%.

✅ Rủi ro trước và sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Tỉ lệ thất bại của phẫu thuật chiếm từ 5 – 10% với các biến chứng phổ biến là:

  • Bị nhiễm trùng vết mổ
  • Dễ gây ra thoái hóa cột sống cho vùng lân cận đĩa đệm bị cắt bỏ.
  • Người bệnh đau nhức dữ dội hơn sau phẫu thuật.
  • Gây tổn thương rễ thần kinh trong quá trình mổ dẫn đến tê liệt.
  • Ảnh hưởng đến việc kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Gây liệt.

ĐỌC NGAY: Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau Và Cách Khắc Phục Nhanh

Có nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hay không?

Mổ thoát vị đĩa đệm thường được coi là biện pháp cuối cùng trong điều trị, chủ yếu áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả giảm triệu chứng đau sau vài ngày hoặc vài tuần.

Trong một số trường hợp ít gặp, nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay để tránh bệnh nặng thêm, gây yếu tay/chân hoặc liệt. Các dấu hiệu cần phải đi gặp bác sĩ bao gồm:

  • Đau tăng tồi tệ
  • Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang
  • Mất cảm giác yên ngựa
Nên phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả giảm đau sau, đĩa đệm hỏng nặng
Nên phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả giảm đau sau, đĩa đệm hỏng nặng

Mặc dù phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả cao và triệt để, nhanh chóng giải quyết tình trạng bệnh, nhưng cũng tồn tại rủi ro và biến chứng như nhiễm khuẩn, tổn thương dây thần kinh, yếu đi của cột sống, và nguy cơ tái phát của đau.

Đặc biệt, phẫu thuật có thể thay đổi cấu trúc của cột sống, làm cho cột sống yếu đi và dẫn đến nguy cơ thoái hóa cột sống. Chi phí phẫu thuật cũng cao, phụ thuộc vào mức độ bệnh và phương pháp mổ, có thể dao động từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng tùy vào loại phẫu thuật .

Vì vậy, quyết định có nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hay không cần dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân và các phương pháp điều trị khác đã thử nghiệm mà không mang lại hiệu quả.

THAM KHẢO THÊM:

ArrayArray

Tin liên quan

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger