Nổi Mề Đay Sau Sinh: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Các triệu chứng nổi mề đay không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tác động xấu đến nguồn sữa mẹ mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của em bé. Vậy nổi mề đay sau sinh có nên dùng thuốc?

Những thông tin cần biết về nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh là gì?

Những thông tin cần biết về nổi mề đay sau sinh
Nổi mề đay sau sinh có nên dùng thuốc không phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh

Thời điểm bùng phát mề đay nhiều nhất là trong vòng 1 – 3 tháng sau sinh, đặc biệt ở những sản phụ đẻ mổ. Các triệu chứng mề đay thường xuất hiện nhiều nhất ở các vị trí bị căng giãn tác động quá mức trong quá trình mang thai. Một số ít trường hợp còn nổi mề đay toàn thân vô cùng khó chịu. 

Mề đay sau sinh cũng được chia làm 2 thể lâm sàng gồm:

  • Mề đay cấp tính: Các triệu chứng mề đay cấp thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, kéo dài dưới 6 tuần, có thể nhanh chóng thuyên giảm sau vài tiếng hoặc vài ngày sau đó. 
  • Mề đay mãn tính: Các triệu chứng bệnh thường kéo dài lâu hơn trên 6 tuần, có đặc tính dai dẳng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần, lần sau càng nặng hơn lần trước. 

Xem thêm: Nổi mề đay sau khi quan hệ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 

Nguyên nhân khiến sau sinh bị nổi mề đay

Rối loạn nội tiết tố sau sinh

Sự thay đổi nội tiết thường kéo theo sự suy giảm hệ miễn dịch chung của cơ thể. Tình trạng sức khỏe yếu kém khiến cơ thể không có đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh, dễ khởi phát các triệu chứng mề đay sau sinh. 

Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu việc kiêng khem quá mức sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe đường ruột, dễ bị thiếu chất nên phát sinh phản ứng dị ứng. 

Căng thẳng, stress sau sinh

Sự căng thẳng, áp lực quá mức sau khi sinh khiến tinh thần của mẹ bất ổn, hệ thần kinh bị tác động tiêu cực. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ phát sinh các triệu chứng mề đay

Nguyên nhân khiến sau sinh bị nổi mề đay
Stress, căng thẳng là một trong những yếu tố kích phát nổi mề đay sau sinh

Lịch sinh hoạt bị đảo lộn

Sau sinh, phần lớn thời gian của mẹ đều phụ thuộc vào em bé và gần như bị đảo lộn so với bình thường. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ mất ngủ, mệt mỏi, dẫn đến suy nhược, giảm miễn dịch và làm khởi phát các triệu chứng nổi mề đay.

Tác dụng phụ của thuốc 

Việc sử dụng thuốc tê, thuốc gây mê trong quá trình sinh mổ là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay. 

Suy giảm chức năng gan, thận

Chức năng gan, thận suy giảm sau khi sinh là một trong những nguyên nhân khiến quá trình thanh lọc, đào thải độc tố có hại trong cơ thể, chúng tích tụ dưới da và phát sinh ra các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng với các tác nhân bên ngoài

  • Phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất, mạt bụi, mùn cưa, khói công nghiệp…; 
  • Dị ứng với thực phẩm, có thể là những loại thực phẩm trước đây đã dị ứng hoặc dị ứng nhất sau sinh;
  • Bị côn trùng đốt;
  • Sự thay đổi đột ngột từ nhiệt độ ngoài trời; 
  • Sử dụng nhiều chất phụ gia, chất bảo quản trong các loại thực phẩm đóng hộp; 
  • Mắc quần áo bó sát, quá chật; 
  • Mẹ thực hiện hơ than nóng, kiêng nước, không tắm gội trong thời gian dài… khiến cơ thể tích tụ chất cặn bã, gây bít tắc lỗ chân lông và phát sinh nổi mẩn ngứa mề đay. 
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, chẳng hạn như liên cầu khuẩn nhóm B hoặc virus Sar-Cov-2. 
  • Các bệnh tự miễn hoặc cũng có nhiều trường hợp nổi mề đay vô căn. 

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay sau khi sinh

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, từng mảng da sưng phù màu hồng hoặc đỏ gồ lên trên, sờ vào cứng chắc, có ranh giới rõ ràng.
  • Kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu.
  • Da khô ráp, dày sừng, bong tróc vảy, rỉ dịch tiết do cào gãi trầy xước. 

Gợi ý: Cách trị nổi mề đay ở bà bầu:  An toàn cho cả mẹ và bé

Bị nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

Phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay không quá nguy hiểm vì bản chất của các triệu chứng mề đay là lành tính, trong các đợt cấp tính có thể tự thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, những cơn ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa nhiều khiến mẹ mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Bị nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?
Phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay khiến cả sức khỏe lẫn tinh thần bị sụt giảm nghiêm trọng

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Ngứa ngáy ngoài da khiến mẹ khó chịu. 
  • Mẹ dễ bị mất ngủ, thiếu ngủ, suy nhược cơ thể;
  • Ảnh hưởng đến tinh thần, mẹ dễ bức bối, cáu gắt; 
  • Gây các tổn thương ngoài da, trầy xước, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Lượng sữa tự nhiên ít dần đi và kém chất lượng. 
  • Nhiều rủi ro sức khỏe khó lường như phù mạch, phù lưỡi gà, sốt cao, tụt huyết áp, co thắt thanh quản, khó thở, suy tuần hoàn, thậm chí sốc phản vệ… đe dọa tính mạng; 

Ảnh hưởng đến em bé:

  • Mẹ ít sữa khiến trẻ không được bú no.
  • Trẻ bú sữa mẹ chứa dị nguyên gây nổi mề đay dị ứng khiến trẻ cũng bị lây bệnh.
  • Mẹ mệt mỏi khi bệnh cũng gây ảnh hưởng phần nào đến quá trình chăm sóc trẻ.

Tham khảo thêm: Bỏ Túi Cách Dùng Da Kỳ Đà Trị Mề Đay– Thông Tin Bạn Nên Biết

Mẹ sau sinh bị nổi mề đay có nên dùng thuốc để điều trị hay không?

Theo các chuyên gia, nổi mề đay sau sinh có thể tự khỏi sau 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh ở từng người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Hầu hết những trường hợp bị nổi mề đay sau sinh, nhất là những mẹ trước đây chưa từng bị thì hoàn toàn có thể yên tâm bệnh sẽ không chuyển biến nặng và khỏi nhanh chóng mà không cần phải dùng đến các loại thuốc tân dược. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị đơn giản tại nhà an toàn và lành tính hơn. 

Mẹ sau sinh bị nổi mề đay có nên dùng thuốc để điều trị hay không?
Nổi mề đay sau sinh không nhất thiết phải dùng thuốc nếu các triệu chứng bệnh nhẹ, không có biến chứng

Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi của mẹ bỉm về việc “Có nên dùng thuốc để cải thiện nhanh các triệu chứng mề đay hay không?”. Phụ nữ sau sinh không nhất thiết phải dùng thuốc trị mề đay vì các triệu chứng bệnh khá lành tính, không quá khó để kiểm soát.

Chỉ trong những trường hợp bắt buộc, các triệu chứng mề đay phát triển nghiêm trọng mới phải dùng thuốc. 

Một số loại thuốc trị mề đay sau sinh được đánh giá an toàn cho mẹ bầu như:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin H1 như Chlorpheniramine; 
  • Nhóm thuốc Corticosteroid như Budesonide; 
  • Nhóm thuốc chứa hoạt chất Steroid dùng để bôi ngoài da; 

Lưu ý thông tin về thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro về sức khỏe. 

Biện pháp cải thiện các triệu chứng mề đay sau sinh an toàn tại nhà 

1. Chườm ấm/ chườm lạnh 

Chườm ấm/ chườm lạnh là giải pháp cải thiện các triệu chứng mề đay tức thì. Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính tạm thời, không thể chữa được nguyên nhân gây mề đay nên phải thực hiện nhiều lần trong ngày. 

Chườm ấm/ chườm lạnh 
Chườm ấm/ chườm lạnh là giải pháp cắt nhanh cơn ngứa mề đay khó chịu

2. Tắm bằng các dung dịch chống ngứa

Tắm bằng nước mát hoặc các dung dịch chống ngứa tốt như bột yến mạch, bột baking soda… được các bác sĩ Da liễu khuyên áp dụng. 

Trong đó: 

  • Bột yến mạch có chứa hoạt chất avenanthramides – chất chống oxy hóa có khả năng chống phản ứng viêm, bảo vệ làn da khỏe mạnh. 
  • Bột baking soda pha nước tắm hoặc ngâm rửa giúp xoa dịu kích ứng gây ngứa ngáy, cảm giác nóng rát trên da. 

3. Uống trà thảo mộc

Phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể uống trà thảo mộc để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay, có thể kể đến như trà hoa cúc, trà xanh, trà gừng, cam thảo, táo gai…

4. Sử dụng dược liệu tự nhiên

Sử dụng dược liệu tự nhiên
Gel nha đam rất tốt cho làn da, giúp xoa dịu kích ứng mề đay ngứa ngáy hiệu quả, an toàn
  • Kinh giới: Mẹ sao nóng 1 nắm lá kinh giới cùng với muối hột, cho vào miếng vải mỏng buộc chặt phần đầu rồi chườm lên vùng da mề đay. 
  • Gel nha đam: Mẹ dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ xanh, rửa sạch mủ rồi cạo từng lớp thịt nha đam để lấy gel bên trong bôi lên vùng da mề đay (đã được rửa sạch). Để yên 20 phút rồi rửa lại. 
  • Đắp bã mướp đắng: Dùng 1 quả mướp đắng nhỏ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút. Cắt nhỏ rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn, đắp hỗn hợp này lên da trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi rửa lại.
  • Lá ngải cứu: Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, rang nóng cùng với muối hột, cho vào miếng vải túm chặt phần đầu rồi chườm cho đến khi cắt dứt cơn ngứa. 
  • Lá khế: Mẹ dùng 1 nắm lá khế tươi, phối hợp thêm một ít xả, gừng, tía tô, hương nhu, vỏ bưởi… nấu sôi lên. Đổ ra chậu, pha thêm nước để tắm hoặc dùng để xông hơi trực tiếp.

5. Bôi kem dưỡng ẩm

Một số sản phẩm kem dưỡng còn giúp xoa dịu kích ứng, giảm ngứa và giảm sưng viêm khá tốt. Lưu ý chỉ nên chọn các sản phẩm lành tính, chiết xuất organic, không chứa hương liệu,…

Hướng dẫn cách phòng ngừa nổi mề đay sau khi sinh 

Hướng dẫn cách phòng ngừa nổi mề đay sau khi sinh 
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh kiêng cữ việc tắm gội để tránh kích thích dị ứng mề đay sau sinh
  • Tránh tuyệt đối việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, dị nguyên.
  • Có chế độ chăm sóc sức khỏe sau sinh khoa học, cả về thể chất lẫn tinh thần. 
  • Ăn uống đủ chất, không nên kiêng khem quá mức.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nên kiêng cữ việc tắm gội. 
  • Tắm bằng nước mát hoặc nước ấm tùy vào thời tiết.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ quá bó sát.

Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc, đặc biệt là các mẹ bỉm biết được thế nào là mề đay sau sinh cũng như giải đáp thắc mắc về việc có nên dùng thuốc hay không. Về cơ bản, việc dùng thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn, không tự ý sử dụng theo cảm tính để tránh gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger