Mách Bạn 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Cực Đơn Giản
Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian có từ ngày xưa và được áp dụng hiệu quả cho đến nay. Lá khế hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, đặc biệt lành tính và an toàn cho người dùng.
Tìm hiểu về các tác dụng chữa bệnh của lá khế
Trong lá khế chứa hàm lượng cao ethanol, trong tinh dầu này chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, tanin, alkloid, saponin, triterpene, steroid, đường khử… Đặc tính của lá khế có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, đem lại các lợi ích tốt cho sức khỏe như:
- Chữa mề đay mẩn ngứa: Với khả năng kháng viêm, chống viêm cao tự nhiên. Nhờ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy da hiệu quả.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong lá khế giúp xoa dịu các kích ứng tại đường tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, dây hơi….
- Điều hòa huyết áp: Các dược chất có trong lá khế giúp ngăn không cho mạch máu co lại, tăng cường tuần hoàn máu và điều hòa huyết áp.
- Cải thiện các triệu chứng đường hô hấp: Hàm lượng cao vitamin B, C, kẽm, kali, sắt cùng nhiều khoáng chất khác có khả năng tăng cường miễn dịch, cải thiện các triệu chứng.
Đọc thêm: Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị
Gợi ý 5 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả, dễ thực hiện
Bạn có thể sử dụng lá khế theo 5 cách sau đây để chữa nổi mề đay hiệu quả:
1. Đun nước tắm lá khế
Cách thực hiện
- Đun sôi nồi nước 2 lít, cho lá khế tươi đã rửa sạch vào đun tiếp 10 phút.
- Đổ nước ra chậu tắm, pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ và tiến hành tắm như bình thường.
- Thực hiện cách này mỗi ngày, liên tục trong 1 – 2 tuần.
2. Xông hơi nước lá khế
Hơi nước này chứa hàm lượng tinh dầu cao với các chất kháng viêm, chống khuẩn và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ngoài da do mề đay gây ra.
Cách thực hiện
- Rửa sạch một nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối 15 phút.
- Cho vào nồi đun sôi lên trong vòng 10 phút. Đậy kín nắp và chỉnh lửa vừa trong lúc đun.
- Cởi bỏ bớt quần áo trên người, trùm một chiếc khăn kín người cùng với nồi nước xông.
- Hé mở nắp từ từ để hơi nước từ nồi xông tỏa ra.
- Thực hiện xông cho đến khi các nồi nước xông nguội bớt.
Gợi ý: Top 10 cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà đơn giản, hiệu quả
3. Chườm lá khế sao vàng
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và cho vào chậu nước muối loãng ngâm 15 phút.
- Đun nóng chảo, cho lá khế vào sao vàng cho đến khi lá héo lại.
- Đổ ra một tấm vải sạch, buộc chặt đầu lại và chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay.
- Thực hiện cách này từ 1 – 2 lần/ ngày, liên tục trong ít nhất 1 tuần.
4. Đắp bã lá khế + muối
Cả lá khế và muối đều là những nguyên liệu tự nhiên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Muối cũng có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, sát trùng ngoài da và lành tính với sức khỏe.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và muối hạt to.
- Rửa sạch lá khế, ngâm nước muối 15 phút và vớt ra để ráo trước khi sử dụng.
- Giã nát lá khế với muối, trộn đều lên.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay, đắp hỗn hợp này lên da, massage nhẹ nhàng 5 phút.
- Để yên khoảng 20 phút rồi rửa lại.
- Thực hiện cách này khoảng 1 – 2 lần/ ngày.
5. Uống nước sắc lá khế
Trong nước lá khế tươi chứa đầy đủ các dưỡng chất, giúp chống viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể và giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa qua vài lần nước rồi vớt ra để ráo.
- Vò hơi nát rồi cho vào ấm đun với 1 lít nước trong khoảng 1 tiếng.
- Lọc nước lá qua rây, bỏ bã, phần nước thu được chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
- Kiên trì áp dụng cách này từ 5 – 10 ngày liên tục.
Tham khảo thêm: Diện chẩn chữa mề đay có hiệu quả không? Thực hiện như thế nào?
Lưu ý cần biết khi sử dụng lá khế chữa bệnh nổi mề đay
Mẹo này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh mức độ nhẹ, triệu chứng bệnh vừa khởi phát và không quá nghiêm trọng. Đối với các cách thực hiện ngoài da, tránh dùng lên tổn thương bị hở da, chảy máu, rỉ dịch.
Lưu ý khác:
- Lá khế trước khi được sử dụng phải được rửa kỹ qua nhiều lần nước.
- Chống chỉ định áp dụng cách này cho những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh hoặc người có tiền sử dị ứng.
- Tránh tự ý kết hợp lá khế với các loại dược liệu khác.
- Nếu xảy ra bất kỳ phản ứng bất thường nào trên cơ thể, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và đến cơ sở y tế.
- Để đạt kết quả trị mề đay tốt nhất từ cách này, bản thân người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các giải pháp chăm sóc, vệ sinh làn da, ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất.
- Thăm khám định kỳ, dù bị mề đay nhẹ để được theo dõi tiến triển của bệnh.
Trên đây là bí kíp chữa mề đay bằng lá khế dành cho những người đang mắc bệnh hoặc có cơ địa dị ứng dễ bệnh nhưng chưa phát nhằm chủ động về cách trị ngay từ đầu. Hãy cân nhắc kỹ trước khi thực hiện, tránh lạm dụng hoặc sau khi dùng một thời gian không có hiệu quả hãy ngưng lại và chuyển sang phương pháp khác để đạt kết quả tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Mề đay da vẽ nổi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh
- Bệnh mề đay có di truyền không? Phòng tránh như thế nào
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!