6 biến chứng của bệnh mề đay nguy hiểm chớ xem thường

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Biến chứng của bệnh mề đay có thể phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu các biến chứng bệnh mề đay thường gặp nhất trong bài viết dưới đây. 

6 biến chứng nổi mề đay thường gặp

6 biến chứng nổi mề đay thường gặp
Nổi mề đay có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

1. Phù mạch, khó thở

Mề đay phù mạch là một trong những biến chứng thường gặp nhất đối với căn bệnh này. Các tổn thương nổi ban, nốt sưng thường xuất hiện ở sâu trong da. Kèm theo đó là các nốt sần, phát ban tại vùng trung bì, thượng bì kèm theo cảm giác căng, đau khó chịu, đặc biệt chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. 

2. Dễ bị nhiễm trùng da

Các tổn thương trên da như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh liên tục để giải tỏa sự khó chịu. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến da dễ bị rách, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. 

Dễ bị nhiễm trùng da
Cào gãi do ngứa ngáy quá mức khiến da bị tổn thương và dễ bị nhiễm trùng

Xem thêm: Cách trị nổi mề đay ở bà bầu: An toàn cho cả mẹ và bé 

3. Suy nhược cơ thể

Sự xuất hiện của các triệu chứng khó chịu và dai dẳng khiến người bệnh ăn ngủ không yên, mệt mỏi kéo dài và dẫn đến suy nhược cơ thể. 

4. Các vấn đề về tiêu hóa

Các triệu chứng mề đay có thể xuất hiện trong đường tiêu hóa, gây ra các vấn đề nghiêm trọng tại đây như: đau bụng quặn thắt, tiêu chảy kéo dài, nôn ói, khó hấp thu dinh dưỡng… Kéo theo đó là những ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, dễ bị đau dạ dày, viêm ruột… 

5. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mề đay, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Tiến triển sốc phản vệ cực kỳ nhanh, chỉ mất vài phút kể từ lúc phát sinh.

6. Phù nề não, tử vong

Đây là biến chứng khá hiếm gặp nhưng cũng là biến chứng nguy hiểm nhất. Phù nề não làm cản trở hoạt động của não bộ và tăng nguy cơ tử vong.

Cách điều trị nổi mề đay hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng

1. Điều trị bằng thuốc

  • Các loại thuốc kháng histamine như Chlopheniramin, Loratadine… 
  • Nhóm thuốc chứa Glucocorticoid như Prednisolone, Methylprednisolone… 
  • Các loại thuốc bôi như Dexclorpheniramin, Eumovate, Phenergan…
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc kháng histamine, thuốc uống, thuốc bôi… giúp giảm ngứa, cải thiện triệu chứng phù nề, sưng đỏ do nổi mề đay

Lưu ý: Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. 

Gợi ý: Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay – Các Thông Tin Bạn Nên Biết

2. Các mẹo giảm triệu chứng mề đay

  • Rửa nước muối pha loãng: Pha loãng 2 thìa cafe muối cùng 200ml nước ấm và rửa vùng da bị tổn thương do mề đay. Sau đó rửa lại bằng nước ấm, thực hiện cách này 1 – 2 lần/ ngày. 
  • Lá tía tô: Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch, giã nhuyễn để lọc lấy nước cốt để uống. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước lá tía tô để pha nước tắm hoặc rửa trực tiếp lên vùng da nổi mề đay. 
  • Lá khế chua: Dùng 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo rồi sao nóng với muối. Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn sạch, buộc chặt đầu rồi chườm lên vùng da ngứa ngáy do mề đay. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế để nấu nước tắm hàng ngày. 

Tham khảo thêm: Bị nổi mề đay liên tục nên làm gì? Cách xử lý hiệu quả

3. Chăm sóc tại nhà cải thiện triệu chứng mề đay

Biến chứng của bệnh mề đay
Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh sử dụng các sản phẩm dễ gây dị ứng giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay
  • Người bệnh nổi mề đay nên tránh các tác nhân dị ứng. 
  • Vào mùa đông lạnh, nên chú ý giữ ấm cơ thể, vệ sinh sạch sẽ nơi ở.
  • Nếu có làn da dễ bị kích ứng nên hạn chế dùng các loại quần áo làm từ các loại vải từ len, vải bố, da lộn… 
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi đang bị ghẻ, nấm, nhiều bọ chét,…
  • Ăn uống khoa học, đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. 
  • Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. 
  • Ngủ nghỉ đúng giờ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh stress, áp lực.

Tuy bản chất bệnh nổi mề đay không nguy hiểm nhưng các biến chứng của bệnh lại rất đáng lo ngại. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt để đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, tính mạng khỏi các bệnh lý nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger