Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Thông tin hữu ích
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không là câu hỏi chung của nhiều người. Đây là một môn thể thao mang tính giải trí cao, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và tim mạch nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên những người thoát vị đĩa đệm cần thận trọng khi chơi golf.
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không?
Những nghiên cứu cho thấy, golf là một môn có tính giải trí cao, giúp giảm stress, xua tan mệt mỏi và căng thẳng. Mặt khác bộ môn này cũng mang đến nhiều lợi ích sau:
- Rèn luyện sức khỏe thể chất, duy trì chức năng vận động và tính linh hoạt
- Tăng cường sức cơ, tăng dẻo dai cho cột sống và duy trì sức khỏe xương khớp
- Tốt cho tim mạch, giảm cholesterol xấu, giúp ngủ ngon
- Cải thiện vóc dáng, hỗ trợ giảm cân
- Rèn luyện sự kiên nhẫn và bền bỉ.
Tuy nhiên bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Theo chuyên gia, golf không phù hợp với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Môn thể thao này có khả năng làm tăng tốc độ thoát vị đĩa đệm và gây đau lưng thường xuyên.
Vì sao thoát vị đĩa đệm không nên chơi golf?
Thoát vị đĩa đệm được đặc trưng bởi tình trạng thoát vị của nhân nhầy trong bao xơ. Xảy ra khi bao xơ của đĩa đệm bị hỏng, nhân nhầy di chuyển dọc theo vết rách, rời khỏi trung tâm, chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống hoặc/ và những mạch máu lân cận. Từ đó gây đau nhức nhiều và liên tục, kèm theo yếu chi, tê liệt…
Theo chuyên gi, cột sống mất vững cần được ổn định để giảm tổn thương và chấn thương trong tương lai. Mặt khác sự dịch chuyển của nhân nhầy nên được can thiệp bằng laser, tập kéo giãn cột sống hoặc phẫu thuật để xử lý. Tránh những tư thế xấu để không khiến thoát vị thêm nghiêm trọng.
Tuy nhiên golf đòi hỏi người chơi thường xuyên vặn mình và dùng nhiều sức lực từ các cơ. Điều này làm tăng tốc độ thoát vị đĩa đệm, tổn thương thêm nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau nhiều và dai dẳng kéo dài.
Thoát vị đĩa đệm cũng gây tê yếu từ vị trí tổn thương lan rộng đến chi, bệnh nhân bị giảm chức năng và phạm vi vận động. Khi đột ngột chuyển động với lực mạnh, các cơ sẽ bị kéo căng không đúng cách. Từ đó làm tăng mức độ tổn thương và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi trong tương lai.
Lưu ý khi chơi thể thao cho người thoát vị đĩa đệm
Điều quan trong khi chơi thể thao là tránh lựa chọn những bộ môn cao cường độ cao, cần vặn người, uốn cong lưng, thay đổi tư thế độ ngột và chạy nhanh. Cụ thể như golf, đá bóng, cầu lông, tennis…
Hãy lựa chọn những bộ môn có khả năng thư giãn, giảm đau, kéo giãn nhẹ nhàng, làm mạnh cột sống và cơ cốt lõi. Chẳng hạn như yoga, bơi lội, đạp xe và đi bộ.
Một số lưu ý khác cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khi chơi thể thao:
- Điều trị tích cực
Ở giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dựa trên tình trạng, các phương pháp có thể bao gồm thuốc, vật lý trị liệu, mổ thoát vị đĩa đệm và các biện pháp giảm đau tại nhà.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ
Duy trì thói quen vận động là điều cần thiết đối với một bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn những bài tập và bộ môn thích hợp.
Trong giai đoạn đầu của bệnh và có cơn đau nhiều, bệnh nhân nên ưu tiên nghỉ ngơi, sau đó thực hiện những bài tập kéo giãn nhẹ nhàng và đi bộ. Khi bệnh lý và cơn đau đã được kiểm soát, người bệnh có thể thực hiện những bài tập kéo giãn có độ khó hơn, kết hợp chơi những môn thể thao có cường độ phù hợp.
Điều quan trọng là phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chuyên viên vật lý trị liệu. Từ đó giúp vận động đúng cách, mang đến hiệu quả phục hồi nhanh và tốt nhất.
- Chú ý đến tần suất luyện tập
Bên cạnh việc lựa chọn bài tập và bộ môn thích hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần tránh luyện tập gắng sức, tuyệt đối không đột ngột tăng cường độ luyện tập. Hãy thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, có cường độ và thời gian luyện tập phù hợp với tình trạng hiện tại.
- Khởi động trước khi tập luyện
Cần khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để làm nóng cơ thể, thư giãn cơ xương khớp, tăng lưu thông máu và độ dẻo dai. Điều này giúp tăng linh hoạt và giảm nguy cơ chấn thương khi vận động.
Trước khi chơi thể thao, hãy khởi động từ 15 – 20 phút với những động tác đơn giãn như đi bộ, ép dẻo, xoay khớp cổ tay và khớp cổ chân…
- Chơi thể thao đúng kỹ thuật
Ở bất kỳ bộ môn nào người bệnh cũng cần chơi đúng kỹ thuật. Điều này giúp ngăn thoát vị đĩa đệm thêm nghiêm trọng và phát triển những tổn thương khác. Ngoài ra người bệnh cần giữ tư thế đúng khi chơi thể thao, tránh vặn người, đột ngột thay đổi tư thế hoặc uốn cong cột sống quá mức.
- Kiểm soát đau
Người bệnh nên kiểm soát cơn đau trước khi chơi thể thao. Điều này có thể bao gồm dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, tích cực vật lý trị liệu, các biện pháp giảm đau tại nhà như chườm ấm, massage nhẹ nhàng…
Khi cơn đau được kiểm soát, người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong những hoạt động, tăng tính linh hoạt. Ngoài ra một số biện pháp giảm đau tại nhà (đặc biệt là chườm ấm) còn giúp thư giãn cột sống và các cơ xung quanh, giảm nguy cơ chấn thương.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngừng luyện tập khi bị đau
Nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau khi chơi thể thao, người bệnh cần dừng mọi hoạt động đang thực hiện và nằm nghỉ. Điều này giúp làm dịu cơn đau, giảm căng thẳng cho cột sống và các cơ xung quanh. Việc cố gắng luyện tập có thể làm tăng mức độ đau và tổn thương đĩa đệm. Hãy thử lại khi cơn đau đã được cắt giảm.
Thông tin trong bài đã giải đáp thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Những điều cần lưu ý khi chơi thể thao. Nhìn chung bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không nên chơi golf. Thay vào đó hãy lựa chọn những bài tập hoặc một bộ môn thể thao phù hợp hơn, giúp kéo giãn nhẹ nhàng và phục hồi chức năng vận động.
Tham khảo thêm:
- 7 Dụng Cụ Tập Thoát Vị Đĩa Đệm Giúp Hỗ Trợ Chữa Bệnh Hiệu Quả
- Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không? Điều Cần Chú Ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!