Thực Đơn 7 Ngày Cho Người Suy Thận Tốt Cho Sức Khoẻ
Thực đơn 7 ngày cho người suy thận có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn uống lành mạnh và cân bằng. Từ đó cải thiện chức năng thận, giảm triệu chứng và ngăn tổn thương thận thêm nghiêm trọng.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với người bị suy thận
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của người suy thận. Tổn thương khiến thận hoạt động không bình thường, chức năng suy giảm theo thời gian. Điều này khiến quá trình lọc máu không được đảm bảo, chất thải và nước tích tụ trong cơ thể.
Tuy nhiên chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa suy thận tiến triển, giảm tích tụ chất thải và các triệu chứng. Cụ thể những lợi ích từ chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị suy thận gồm:
- Bảo vệ thận, giảm chất thải và giảm bớt gánh nặng cho thận
- Ngăn suy giảm chức năng và tổn thương thận thêm nghiêm trọng
- Hỗ trợ cải thiện chức năng thận trong tổn thương cấp tính (suy thận cấp)
- Ngăn ngừa nhiễm trùng
- Kiểm soát đường huyết và huyết áp
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể, chống mệt mỏi
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Cải thiện đời sống và sinh hoạt của người bệnh
Nguyên tắc xây dựng thực đơn 7 ngày cho người suy thận
Việc tuân thủ các nguyên tắc dưới đây có thể giúp xây dựng được thực đơn 7 ngày tốt nhất cho người bị suy thận:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Tăng cường bổ sung vitamin B, C, D, canxi và các vi chất dinh dưỡng khác theo chỉ định của bác sĩ nếu cần.
- Giảm lượng đạm, chỉ nên ăn dưới 0.8g / kg trọng lượng/ ngày. Khi bổ sung đạm, người bệnh cần ưu tiên những loại đạm có giá trị sinh học cao. Chẳng hạn như trứng, sữa, cá và thịt nạc.
- Cắt giảm lượng muối, người lớn chỉ nên ăn 5g muối/ ngày. Nếu tăng huyết áp hoặc có phù, giảm lượng muối tiêu thụ còn 1,5g hoặc < 3g/ ngày.
- Cắt giảm kali (< 1,5g/ ngày) và phốt pho trong chế độ ăn uống. Hạn chế ăn những loại rau xanh và trái cây chứa nhiều kali.
- Dùng đường và chất béo tự nhiên
- Tránh ăn thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn có chứa nhiều muối, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Giảm bớt lượng cơm. Nên dùng bột sắn, miến dong hoặc khoai củ để ăn bù.
- Không nên uống nhiều nước canh vì nó có chứa nhiều kali và muối.
- Uống đủ 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày. Lượng nước nhập (bao gồm cả nước lọc, sữa và nước canh) = 500ml + thể tích nước tiểu/ ngày + dịch mất bất thường (do nôn, tiêu chảy hoặc sốt).
THAM KHẢO THÊM: Bị Suy Thận Nên Ăn Hoa Quả Gì? Mách Bạn 10 Loại Tốt Nhất
Thực đơn 7 ngày cho người suy thận
Nhằm dễ dàng hơn trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng, người bệnh có thể tham khảo gợi ý thực đơn 7 ngày cho người suy thận. Cụ thể:
Thực đơn ngày 1
Bữa sáng: Miến dong nấu thịt nạc
- 70 gram miến
- 20 gram thịt heo
- 20 gram cà rốt
Bữa trưa: Cá ba sa kho + cải thìa xào + cơm trắng
- 50 gram cá ba sa
- 100 gram cải thìa
- 80 gram gạo
Bữa xế: Khoai lang luộc
- 150 gram khoai lang luộc
Bữa tối: Cá trê chiên + canh cải xoong + cơm trắng
- 40 gram cá trê
- 50 gram cải xoong
- 20 gram thịt heo
- 100 gram bầu xào
- 90 gram gạo
Tổng lượng đạm: 41.6 gram
Lượng dinh dưỡng được nạp: 1738 kcal
Thực đơn ngày 2
Bữa sáng: Miến xào thịt bò
- 60 gram miến
- 35 gram thịt bò
- 100 gram rau cải ngọt
- 10ml dầu ăn
Bữa trưa: Thịt heo luộc + nem rán + củ cải luộc + cơm gạo tẻ + nho ngọt
- 60 gram thịt heo
- 1 cái nem rán (khoảng 20 gram thịt)
- 150 gram củ cải
- 120 gram gạo tẻ
- 70 gram nho ngọt (khoảng 7 quả)
- 5ml dầu ăn
Bữa xế: Khoai lang luộc chấm đường
- 150 gram khoai lang luộc
- 10 gram đường kính
Bữa tối: Thịt rim + chả lá lốt + bí xanh luộc + cơm gạo tẻ
- 50 gram thịt rim
- 1 cái chả lá lốt (20 gram thịt)
- 100 gram bí xanh
- 120 gram gạo tẻ
- 7ml dầu ăn
Tổng lượng đạm: 60 gram
Lượng dinh dưỡng được nạp: 1800 kcal
ĐÁNG CHÚ Ý: Người suy thận nên ăn rau gì? Không nên ăn rau gì thì tốt?
Thực đơn ngày 3
Bữa sáng: Phở bò
- 180 gram bánh phở
- 50 gram thịt bò
Bữa trưa: Thịt heo luộc + nem rán + củ cải luộc + cơm gạo tẻ
- 60 gram thịt heo
- 1 cái nem rán (khoảng 20 gram thịt)
- 150 gram củ cải
- 120 gram gạo tẻ
- 5ml dầu ăn
Bữa xế: nho ngọt
- 70 gram nho ngọt (khoảng 7 quả)
Bữa tối: Thịt rim + chả lá lốt + bí xanh luộc + cơm gạo tẻ
- 50 gram thịt rim
- 1 cái chả lá lốt (20 gram thịt)
- 100 gram bí xanh
- 120 gram gạo tẻ
- 7ml dầu ăn
Tổng lượng đạm: 70 gram
Lượng dinh dưỡng được nạp: 1800 kcal
Thực đơn ngày 4
Bữa sáng: Miến xào thịt nạc
- 60 gram miến
- 30 gram thịt heo
- 100 gram rau cải ngọt
- 10 ml dầu ăn
Bữa trưa: Thịt heo luộc + tôm rang tỏi + cải thảo luộc + cơm gạo tẻ
- 30 gram thịt heo luộc
- 30 gram tôm
- 100 gram cải thảo
- 100 gram gạo tẻ
- 3ml dầu ăn
Bữa xế: Xoài chín
- 100 gram xoài chín
Bữa tối: Cá trắm sốt cà+ thịt xay + củ cải luộc + cơm gạo tẻ
- 80 gram cá trắm sốt cà
- 20 gram thịt xay
- 100 gram củ cải
- 100 gram gạo tẻ
- 7ml dầu ăn
Tổng lượng đạm: 60 gram
Lượng dinh dưỡng được nạp: 1800 kcal
Thực đơn ngày 5
Bữa sáng: Phở bò
- 180 gram bánh phở
- 50 gram thịt bò
Bữa trưa: Đậu phụ nhồi thịt + cá bống chiên + rau luộc + cơm gạo tẻ + thanh long
- 30 gram thịt nạc và 1 bìa đậu phụ (60 gram)
- 60 gram cá bống (khoảng 3 con)
- 100 gram rau
- 160 gram gạo tẻ
- 15ml dầu ăn
- 100 gram thanh long
Bữa xế: Khoai lang luộc
- 1 củ khoai lang khoảng 100 gram
Bữa tối: Thịt rim + mọc sốt cà + rau luộc + cơm gạo tẻ
- 60 gram thịt rim
- 1 viên mọc khoảng 30 gram thịt
- 100 gram rau
- 150 gram gạo tẻ
- 10ml dầu ăn
Tổng lượng đạm: 80 gram
Lượng dinh dưỡng được nạp: 1900 – 2000 kcal
Thực đơn ngày 6
Bữa sáng: Phở bò
- 180 gram bánh phở
- 40 gram thịt bò
Bữa trưa: Đậu phụ nhồi thịt + cá bống chiên + rau luộc + cơm gạo tẻ + thanh long
- 15 gram thịt nạc và 1/2 bìa đậu phụ (30 gram)
- 50 gram cá bống (khoảng 3 con)
- 100 gram rau
- 160 gram gạo tẻ
- 15ml dầu ăn
- 100 gram thanh long
Bữa xế: Khoai sọ luộc chấm đường
- 150 gram khoai sọ (khoảng 2 củ nhỏ)
- 10 gram đường kính
Bữa tối: Thịt rim + mọc sốt cà + rau luộc + cơm gạo tẻ
- 65 gram thịt rim
- 1 viên mọc khoảng 30 gram
- 150 gram rau
- 150 gram gạo tẻ
- 10ml dầu ăn
Tổng lượng đạm: 70 gram
Lượng dinh dưỡng được nạp: 1900 – 2000 kcal
Thực đơn ngày 7
Bữa sáng: Phở bò
- 200 gram bánh phở
- 50 gram thịt bò
Bữa trưa: Mọc sốt cà + cá trắm chiên + rau luộc + cơm gạo tẻ
- 100 gram cá trắm
- 4 viên mọc sốt cà (80 gram thịt)
- 100 gram rau
- 160 gram gạo tẻ
- 15ml dầu ăn
Bữa xế: Thanh long
- 100 gram thanh long
Bữa tối: Đậu phụ nhồi thịt + thịt luộc + bí xanh luộc + cơm gạo tẻ
- 30 gram thịt nạc và 1 bìa đậu phụ (60 gram)
- 50 gram thịt luộc
- 100 gram bí xanh
- 120 gram gạo tẻ
- 5ml dầu ăn
Tổng lượng đạm: 90 gram
Lượng dinh dưỡng được nạp: 1900 – 2000 kcal
BẠN CẦN BIẾT: Chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối nên tham khảo
Những điều cần biết khi áp dụng thực đơn 7 ngày cho người suy thận
Đối với người suy thận, việc tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Áp dụng thực đơn 7 ngày không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình điều trị.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, bệnh nhân cũng như người chăm sóc cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây khi thực hiện chế độ ăn uống này:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng: Trước khi bắt đầu bất kỳ thực đơn nào, đặc biệt là cho người suy thận, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là cần thiết. Với kinh nghiệm chuyên môn được đào tạo bài bản, các chuyên gia sẽ tư vấn để bệnh nhân có thể lựa chọn được chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bản thân.
- Theo dõi lượng calo bổ sung mỗi ngày: Người bị suy thận thường có nhu cầu năng lượng đặc biệt. Thực đơn 7 ngày cho người suy thận phải đảm bảo cung cấp đủ lượng calo cần thiết. Ưu tiên các nguồn năng lượng không chứa protein như tinh bột, chất béo lành mạnh, để tránh suy dinh dưỡng.
- Kiểm soát và theo dõi đường huyết: Nếu người suy thận cũng bị tiểu đường, hãy thận trọng khi xây dựng thực đơn ăn uống trong 1 tuần cho người bệnh sao cho vừa hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng suy thận, vừa kiểm soát được lượng đường trong máu. Tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và ưu tiên sử dụng các loại tinh bột hấp thụ chậm (chẳng hạn như ngũ cốc nguyên cám).
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung chất xơ cho người bệnh từ rau củ và các loại hạt để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến táo bón do ảnh hưởng của bệnh suy thận.
- Theo dõi tình trạng sưng phù: Sưng phù là triệu chứng thường gặp ở người suy thận. Việc theo dõi lượng nước và muối tiêu thụ có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Nếu thấy dấu hiệu sưng phù tăng lên, cần điều chỉnh ngay chế độ ăn cho cả 7 ngày trong tuần.
- Chia nhỏ bữa ăn: Để giảm tải áp lực cho thận, người bệnh nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no trong một lần. Điều này cũng đặc biệt cần thiết khi người bệnh có biểu hiện chán ăn, ăn uống kém.
- Đa dạng trong việc sử dụng thực phẩm và chế biến món ăn: Thực đơn 7 ngày cho người suy thận cần có sự phong phú về các thực phẩm sử dụng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Các món ăn cũng nên được chế biến đa dạng, phù hợp với khẩu vị và sở thích của người bệnh nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến thận.
- Điều chỉnh chế độ ăn theo tiến triển của bệnh: Tình trạng sức khỏe của người suy thận có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, bệnh nhân cần linh hoạt điều chỉnh chế độ ăn uống để phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh thực đơn theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng.
Thực đơn 7 ngày cho người suy thận chú trọng đến sự cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể vẫn được bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu mỗi ngày mà không làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn trên để duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:
- TOP 10 Cách Điều Trị Suy Thận Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả
- Thực Đơn Cho Người Suy Thận Độ 4 Tốt Nhất Cho Sức Khỏe
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!