Người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước? Bác sĩ giải đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Sỏi thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm nồng độ khoáng chất cũng như rất tốt cho sức khỏe. Vậy người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm nguy cơ tái phát không?

Người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước không?

Sỏi thận là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân, trong đó thiếu nước là một trong nhưng yếu tố chính gây sỏi thận.

Ăn gì để đẩy sỏi thận ra ngoài
Uống nhiều nước có thể làm loãng nước tiểu và hỗ trợ đẩy sỏi thận ra ngoài

Vậy người bệnh sỏi thận có nên uống nhiều nước không? Các chuyên gia cho biết, người bệnh sỏi thận nên uống nhiều nước. Đủ nước là một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận.

Công dụng của nước đối với sỏi thận:

  • Làm loãng nước tiểu: Khi uống nhiều nước, nước tiểu sẽ loãng hơn. Điều này giúp giảm nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, urat,… vốn là thành phần chính cấu tạo nên sỏi thận.
  • Tăng lượng nước tiểu: Lượng nước tiểu tăng lên sẽ giúp các tinh thể nhỏ, hạt sỏi dễ dàng được đào thải ra ngoài theo đường tiểu, ngăn chặn chúng kết hợp lại tạo thành sỏi lớn hơn.
  • Giảm nguy cơ hình thành sỏi mới: Uống đủ nước giúp duy trì hệ thống tiết niệu hoạt động trơn tru, giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi mới.

Người bị sỏi thận nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Người bị sỏi thận nên uống khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày, tương đương với 8 – 12 cốc nước. Điều này giúp làm loãng nước tiểu, giảm nồng độ khoáng chất và muối, hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi thận, đồng thời giảm nguy cơ hình thành sỏi mới. 

Tuy nhiên, lượng nước cần thiết có thể thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe và sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất vì không chứa thêm đường, chất tạo màu hoặc các chất phụ gia khác có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Ngoài ra, người bệnh có thể uống trà hoặc nước ép trái cây, rau củ để cải thiện hương vị.

Tham khảo thêm: Bị sỏi thận uống gì? Top 10 thức uống hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Người sỏi thận nên uống nước gì?

Các loại nước tốt cho người sỏi thận:

  • Nước lọc: Đây là lựa chọn tốt nhất cho người bị sỏi thận vì nó giúp làm loãng nước tiểu và hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi mà không chứa các chất phụ gia.
  • Nước chanh: Axit citric trong nước chanh giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi canxi, đồng thời cung cấp hương vị dễ uống.
  • Nước dừa: Có thể giúp làm giảm nồng độ khoáng chất trong nước tiểu, giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
  • Nước khoáng không muối: Cung cấp khoáng chất cần thiết mà không làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản đặc biệt là nếu nước khoáng không chứa nhiều natri.
Người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước
Nước chanh chứa nhiều acid có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận cũng như ngăn ngừa sỏi mới hình thành 

Nước cần tránh sử dụng:

  • Nước có cồn: Các loại đồ uống có cồn như bia và rượu có thể gây mất nước, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Nước ngọt có gas: Chứa nhiều đường và chất phụ gia, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Nước chứa caffeine: Như cà phê và trà đen, có thể làm mất nước và không tốt cho người bị sỏi thận.
  • Nước ép trái cây: Một số loại nước ép, như nước ép cam hoặc táo, có thể chứa nhiều đường và axit, không phù hợp cho người bị sỏi thận.

Lưu ý khi uống nước cho người sỏi thận 

Mặc dù uống nhiều nước tốt cho người bệnh sỏi thận, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chú ý:

  • Uống đều đặn suốt cả ngày: Thay vì uống một lần nhiều, hãy chia nhỏ lượng nước và uống đều đặn suốt cả ngày.
  • Quan sát màu sắc nước tiểu: Nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu bạn đang uống đủ nước.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh: Ngoài việc uống nhiều nước, người bệnh sỏi thận cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm giàu oxalate (rau dền, đậu phộng, sô cô la), purin (thịt đỏ, nội tạng) và muối.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Sỏi thận có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Do đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi:

  • Đau dữ dội: Cơn đau mạnh ở lưng dưới hoặc hông có thể là dấu hiệu sỏi thận di chuyển hoặc gây tắc nghẽn. Nếu cơn đau kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đến bác sĩ.
  • Sốt, ớn lạnh: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do sỏi thận. Cần điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng.
  • Nước tiểu có máu: Màu đỏ, hồng hoặc nâu trong nước tiểu cho thấy có thể có chảy máu trong hệ tiết niệu. Nên đi khám ngay.
  • Tiểu khó, tiểu buốt: Khó khăn khi đi tiểu hoặc cảm giác buốt có thể chỉ ra tắc nghẽn hoặc kích thích.
  • Đau lưng dưới: Đau lưng dưới, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng khác, cần được kiểm tra để xác định nguyên nhân.

Người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước không? Uống đủ nước là quan trọng để làm loãng nước tiểu và ngăn ngừa sỏi mới. Tuy nhiên, để đảm bảo lượng nước phù hợp, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger