Chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối nên tham khảo
Chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối rất quan trọng. Bởi một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, chống suy dinh dưỡng, giảm mệt mỏi. Đồng thời gây ứ đọng nhiều chất thải, không tạo áp lực cho thận.
Lợi ích từ chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối
Suy thận giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất (giai đoạn thứ 5) của suy thận mạn. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có mức lọc cầu thận (GFR) dưới 15mL/ph/1,73 m2, thận tổn thương hoàn toàn, không hoạt động và không thể phục hồi ngay khi được chữa trị tích cực.
Bệnh được phát hiện thông qua sự gia tăng quá mức của nồng độ creatinin và urê máu. Những người bị suy thận giai đoạn cuối thường tử vong trong vòng vài tháng. Tuy nhiên trường hợp chạy thận nhân tạo có thể sống trên 5 năm, từ 10 – 20 năm ở những người được ghép thận.
Lọc máu (chạy thận nhân tạo / thẩm phân phúc mạc) và ghép thận là 2 phương pháp điều trị chính. Ngoài ra chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối cũng vô cùng quan trọng. Đây được xem là một phương pháp chăm sóc và giảm nhẹ triệu chứng.
Việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp có thể mang lại những lợi ích sau:
- Bảo tồn chức năng thận, hạn chế biến chứng của suy thận
- Giảm bớt chất thải, ngăn sự tích tụ chất thải trong cơ thể và không làm tăng áp lực lên thận tổn thương
- Cung cấp năng lượng, chống mệt mỏi ở bệnh nhân bị suy thận và chạy thận nhân tạo
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, chống suy dinh dưỡng (một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối)
- Làm chậm diễn tiến của bệnh, hỗ trợ duy trì thời gian sống sót
- Chế độ ăn thấp protein giúp hạn chế tăng urê máu
- Chăm sóc và giảm nhẹ các triệu chứng. Đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của bệnh nhân trong những năm tháng cuối đời.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy thận giai đoạn cuối
Để dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người suy thận giai đoạn cuối, bạn cần dựa vào những nguyên tắc sau:
- Ăn giảm đạm
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết
- Lipid chiếm 15-20% năng lượng
- Tăng canxi trong chế độ ăn uống
- Giảm muối, giảm kali và phốt pho
- Cung cấp đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và E
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
Dựa trên nguyên tắc, người bệnh có thể xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp, hỗ trợ cải thiện sức khỏe và chức năng thận.
Hướng dẫn chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối
Bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Chế độ ăn uống trong trường hợp này sẽ dựa trên nguyên tắc dinh dưỡng và tần suất lọc máu trong tuần.
Dưới đây là một số hướng dẫn giúp xây dựng chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối:
1. Chế độ ăn ít protein
Bệnh nhân bị suy thận được khuyên ăn ít protein. Bởi những sản phẩm do chuyển hóa đạm không được đào thải hoàn toàn khi thận tổn thương. Điều này gây sự tích tụ urê và acid uric. Từ đó làm khởi phát nhiều biến chứng, tăng tổn thương cho thận và giảm thời gian sống sót của bệnh nhân.
Tuy nhiên protein lại là một thành phần dinh dưỡng vô cùng quan đối với quá trình xây dựng và tái tạo cơ thể. Chất này cũng giúp sinh năng lượng, là thành phần chính của những kháng thể, các men, nội tiết tố…
Vì vậy chỉ nên ăn ít đạm (protein), không nên cắt bỏ hoàn toàn. Ở những bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ, lượng đạm thích hợp sẽ được xác định dựa trên chu kỳ lọc máu. Cụ thể:
- Lọc máu 1 lần/ tuần: Ăn 1g đạm/ kg cân nặng sau lọc máu/ ngày
- Lọc máu 2 lần/ tuần: Ăn 1.2g đạm/ kg cân nặng sau lọc máu/ ngày
- Lọc máu 3 lần/ tuần: Ăn 1.4g đạm/ kg cân nặng sau lọc máu/ ngày
- Tỉ lệ đạm thực vật / động vật ≥ 50%
Lưu ý khi thêm đạm vào chế độ ăn uống:
- Nên sử dụng những loại thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao, đạm từ nguồn động vật. Chẳng hạn như trứng, thịt, cá, sữa…
- Tỉ lệ đạm động vật ≥ 60%
- Cần hạn chế tiêu thụ đạm từ thực vật, chẳng hạn như đạm từ đậu, lạc (đậu phộng), vừng, đỗ…)
- Nên ăn những sản phẩm chế biến từ khoai củ (chẳng hạn như bột sắn…), khoai củ (khoai lang, khoai sọ, sắn…), rau củ (mướp, bầu, bí, cải trắng, dưa leo, cải bắp, cải cúc, su su). Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm thấp.
- Đối với gạo và mì, nên ăn dưới 200g/ ngày.
- Hạn chế tiêu thụ những loại rau củ có hàm lượng đạm cao như cải xanh, rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau ngót, ra muống, giá đỗ.
2. Bổ sung đủ năng lượng
Chế độ ăn thiếu đạm làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và mệt mỏi. Vì vậy bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối cần bổ sung đủ năng lượng để duy trì sức khỏe, chống mệt mỏi và phòng ngừa suy dinh dưỡng.
Công thức tính tổng mức năng lượng cần bổ sung: 30-35 (kcal) x chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21 (kcal)
Để bổ sung đủ năng lượng, người bệnh cần tăng cường nhóm tinh bột, chất béo lành mạnh và đường.
3. Ăn đủ chất béo
Đối với chất béo, bệnh nhân suy thận có lọc máu định kỳ cần chú ý bổ sung dựa trên tỹ lệ 15-25% tổng năng lượng, trong đó:
- 1/3 là acid béo không no một nối đôi (dầu thực vật)
- 1/3 là chất béo no (mỡ động vật)
- 1/3 là acid béo no nhiều nối đôi (cá hồi)
4. Ăn thực phẩm giàu canxi
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối được khuyên tăng cường bổ sung canxi để duy trì xương khớp khỏe mạnh. Đồng thời ngăn các biến chứng do suy thận như nhuyễn xương, rối loạn khớp, xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương.
Những loại thực phẩm giàu canxi và tốt cho bệnh nhân bị suy thận gồm:
- Sữa
- Cá con
- Cua
- Trứng
5. Cắt giảm muối, phốt pho và kali
Ở những bệnh nhân bị suy thận mãn tính, hàm lượng natri (muối), kali và phốt pho dư thừa không được loại bỏ bởi thận. Từ đó làm tăng nồng độ của những khoáng chất này trong máu, tăng tổn thương thận và gây hại cho nhiều cơ quan khác (như tim).
Theo các chuyên gia, kali máu tăng thường gây rối loạn nhịp tim, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Trong khi đó, quá nhiều natri từ muối làm tăng khối lượng máu, giãn tĩnh mạch, bệnh nhân bị đau đầu và mắc bệnh về huyết áp.
Phốt pho gây hại cho xương và thận, tim phình to, xơ cứng máu. Đây là yếu tố khiến bệnh nhân suy thận tử vong nhanh hơn.
Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối:
- Ăn nhạt, tối đa 15ml nước mắm và 3g muối/ ngày.
- Hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp (như thịt hun khói, xúc xích, giò, chả, thịt đóng hộp…) vì thường chứa lượng muối cao.
- Không ăn hoặc uống những loại thực phẩm có chứa muối, bao gồm: Cà muối, dưa muối, thịt cá muối…
- Hạn chế hoặc ngưng dùng những loại gia vị có chứa muối trong quá trình chế biến thức ăn. Chẳng hạn như mì chính, nước mắm, gia vị, muối.
- Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho như ca cao, sôcôla, lục phủ ngũ tạng động vật, hạt hướng dương…
- Hạn chế hoặc tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều kali như: Nho khô, dâu, hạt họ đậu, quả bơ, chuối, cam, sôcôla…
6. Bổ sung vitamin
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối được khuyên bổ sung đầy đủ vitamin bằng chế độ ăn uống nhiều rau củ và trái cây tươi. Các vitamin có thể giúp cơ thể nâng cao đề kháng, luôn trong trạng thái khỏe mạnh và chống mệt mỏi.
Đặc biệt tăng cường bổ sung vitamin D có thể làm tăng hấp thụ canxi, tăng đề kháng và bảo vệ sức khỏe xương khớp. Trong khi đó vitamin A, B, C và E giúp nuôi dưỡng những tế bào tổn thương, chống lão hóa, cải thiện sức khỏe và đề kháng cho bệnh nhân bị suy thận.
7. Uống đủ nước
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chỉ nên uống đủ lượng nước cần thiết. Lượng nước uống trong ngày được tính bằng công thức dưới đây:
- Lượng nước uống 1 ngày = Số lượng nước tiểu trong 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy) + 300 đến 500ml (mất qua mồ hôi, hơi thở)
Lượng nước uống trong ngày bao gồm nước từ thức ăn (sữa, canh, nước ép hoa quả), nước uống thuốc, nước lọc và lượng dịch truyền.
Lưu ý không uống quá nhiều nước. Bởi thận tổn thương không thể đào thải hết chất lỏng. Chất lỏng dư thừa trong cơ thể gây phù, suy tim, khó kiểm soát huyết áp, tích tụ xung quanh phổi và gây khó thở. Những biến chứng này đều có khả năng rút ngắn thời gian sống của người bệnh.
Chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối đặc biệt quan trọng đối với người bệnh. Một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, lành mạnh và phù hợp có thể góp phần ngăn biến chứng và duy trì sức khỏe. Vì thế người bệnh nên tham khảo chuyên gia/ bác sĩ để thiết lập chế độ ăn uống phù hợp nhất.
THAM KHẢO THÊM
- Bị Suy Thận Ăn Tỏi Có Tốt Không, Tác Dụng Như Thế Nào?
- Bị Suy Thận Nên Ăn Hoa Quả Gì? Danh Sách 10 Loại Tốt Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!