Mách bạn 18 bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm tốt, an toàn
Những bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm theo kinh nghiệm dân gian đem lại hiệu quả bất ngờ nên được nhiều người áp dụng. Cách chữa này phù hợp với những người mắc bệnh mức độ nhẹ, chưa có biến chứng.
Hướng dẫn 18 bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Đối với các bệnh lý về cơ xương khớp, cột sống, điển hình như thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc Nam dân gian này để chữa trị.
Dựa theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để làm bài thuốc chườm, đắp hoặc sắc uống để cải thiện thư giãn cột sống, giảm đau thoát vị đĩa đệm và bồi dưỡng cơ thể. Tham khảo một số bài thuốc quen thuộc dưới đây và cân nhắc áp dụng cho phù hợp.
1. Bài thuốc từ ngải cứu
Ngải cứu là loại thảo dược có tính nóng, vị cay nồng đặc trưng và thường được sử dụng nhằm mục đích cầm máu, tán hàn, giảm đau, chống viêm và cải thiện tuần hoàn máu.
Theo nghiên cứu khoa học, tinh dầu ngải chứa hàm lượng cao các hoạt chất như flavonoid, aspirin, tanin, cholin… có khả năng chống lại sự tấn công của các gốc tự do, giảm tổn thương cột sống và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm nhanh hơn.
Cách thực hiện
Cách 1: Bài thuốc chườm
- Chuẩn bị 200g nhánh ngải cứu, có cả thân và lá cùng 1 nắm muối hạt.
- Rửa sạch ngải cứu, cắt khúc nhỏ và để cho ráo nước.
- Cho ngải cứu và muối vào chảo, sao nóng lên khoảng 3 phút.
- Trải một tấm khăn sạch, đổ hỗn hợp này vào, buộc chặt phần đầu rồi chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.
- Có thể đổ ra sao nóng lại khi hỗn hợp đã nguội và chườm liên tục trong vòng 20 – 30 phút.
- Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ ngày, liên tục trong vòng 1 tháng sẽ cải thiện rõ rệt chứng thoát vị đĩa đệm.
Cách 2: Bài thuốc uống
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, mật ong nguyên chất và một ít muối.
- Ngải cứu rửa sạch, ngâm trong chậu nước muối pha loãng khoảng 15 phút trước khi sử dụng, sau đó vớt ra để ráo.
- Pha 1/2 thìa muối với 1 ly nước lọc, đun sôi lên rồi để nguội,
- Ngải cứu cắt khúc ngắn rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng với nước muối, lọc lấy nước cốt.
- Cho vào ly nước cốt ngải cứu 2 thìa cafe mật ong nguyên chất, khuấy đều lên. Chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
- Kiên trì sử dụng 3 – 4 tuần sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt của bệnh.
2. Bài thuốc từ lá lốt
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Nam từ lá lốt là một trong những mẹo hay bạn không nên bỏ qua. Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng tự nhiên, tác dụng chính là tiêu viêm, chỉ thống và tán phong hàn. Nhờ đó, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, đau mỏi lưng, gai cột sống… đều được cải thiện nhanh chóng.
Cách thực hiện
Cách 1: Chườm lá lốt sao nóng với muối hạt
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch và để cho ráo nước.
- Cắt nhỏ, trộn với muối hạt rồi mang đi sao nóng.
- Đổ ra tấm khăn sạch, dùng để chườm trực tiếp lên vùng cột sống đau nhức.
Cách 2: Lá lốt + sữa bò tươi
- Chuẩn bị 100g lá lốt tươi và 300ml sữa bò tươi.
- Lá lốt rửa sạch, ngâm nước muối cho sạch. Cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc qua rây lấy nước cốt.
- Đổ nước cốt lá lốt vào nồi, cho hết sữa bò tươi vào, bật lửa nhỏ và khuấy đều tay.
- Đến khi nước trong nồi nóng lên và sôi lăn tăn thì tắt bếp.
- Uống hết phần sữa này ngay khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày, liên tục trong vòng 3 – 4 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
XEM THÊM: Mách Bạn 12 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt Cực Hay
3. Bài thuốc từ xương rồng
Để chữa thoát vị đĩa đệm, người ta thường sử dụng 3 loại chính gồm xương rồng bẹ, xương rồng 3 cạnh hoặc xương rồng tai thỏ. Còn những loại khác chưa được nghiên cứu và thường không sử dụng được.
Theo YHCT, xương rồng có tính hàn, với khả năng thanh nhiệt giải độc, giảm đau, giảm sưng viêm. Còn theo Y học hiện đại, hàm lượng cao vitamin C và các chất chống oxy hóa như euphol, b-amyrin, taraxerol, friedelan-3a-ol, funaric, epifriedelanol, acid citric… trong xương rồng đem lại những hiệu quả tích cực trong điều trị và phục hồi vùng cột sống bị tổn thương.
Cách thực hiện
Cách 1: Chườm bẹ xương rồng
- Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ, dùng dao loại bỏ hết phần gai bên ngoài, rửa sạch và ngâm vào trong chậu nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo.
- Đặt từng bẹ xương rồng lên bếp than, nướng cho đến khi cháy xém đều cả 2 mặt,
- Dùng một chiếc khăn mỏng bọc lấy bẹ xương rồng, chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau do thoát vị đĩa đệm.
- Chườm từ 5 – 10 phút, xương rồng hết nóng hãy đổi sang bẹ khác.
Cách 2: Bài thuốc Nam từ xương rồng, ngải cứu, dây tơ hồng và cúc tần
- Chuẩn bị 1 – 2 bẹ xương rồng, còn lại ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng mỗi thứ 20g.
- Xương rồng loại bỏ gai, đem hết hết các nguyên liệu mang đi rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho hết các nguyên liệu này vào chảo, sao nóng cho đến khi tỏa mùi thơm.
- Đặt lên lưng một tấm khăn sạch, đổ hỗn hợp đã sao nóng lên lưng, trải đều từng nguyên liệu và đợi khoảng 5- 10 phút là xong.
- Kiên trì thực hiện liên tục khoảng 10 ngày sẽ đạt được hiệu quả cải thiện thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
ĐỪNG BỎ LỠ: Hướng Dẫn 11 Bài Thuốc Đắp Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cực Hay
4. Bài thuốc từ cây chìa vôi
Theo YHCT, cây chìa vôi hay còn được gọi là dây đau xương. Đây là một trong những loại thảo dược thuốc Nam quý có khả năng chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Nhờ khả năng làm tiêu thũng, đả thông kinh mạch, kháng khuẩn, chống viêm và thanh nhiệt giải độc.
Ngoài ra, y học hiện đại cũng cho thấy trong loại cây này có chứa một số hợp chất acid hữu cơ như vitamin C, glucid, carotene… khi vào trong cơ thể có khả năng giảm đau nhức, cải thiện triệu chứng tê bì tay chân do thoát vị đĩa đệm và tăng cường sự linh hoạt của xương khớp khi vận động.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 200g cây chìa vôi, rửa thật sạch rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Vò hơi nát, trộn với muối hạt, cho vào chảo sao nóng lên.
- Đổ ra miếng vải sạch, túm chặt phần đầu để chườm trực tiếp lên vùng cột sống đau nhức khoảng 15 phút.
- Đổ ra sao nóng lại và tiếp tục chườm cho đến khi bớt đau.
- Mỗi ngày nên thực hiện cách này 2 lần và kiên trì khoảng 3 – 4 tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
5. Bài thuốc từ cây cỏ xước
Một trong những loại thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả chính là cây cỏ xước. Theo nghiên cứu khoa học, chiết xuất từ cây cỏ xước có chứa hoạt chất achyranthine giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường mang dưỡng chất đến vùng cột sống bị tổn thương và tự chữa lành đốt sống bị thoát vị.
Đồng thời, hoạt chất saponin trong cây cỏ xước còn hỗ trợ giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn tốt, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: rễ cây cỏ xước và ý dĩ mỗi loại 30g, lá lốt và đỗ trọng mỗi loại 20g, cẩu tích, tô mộc, ngải cứu, thiên niên kiện và củ ráy mỗi loại 15g.
- Rửa sạch các dược liệu trên, cho vào ấm đun và sắc kỹ cùng với 6 chén nước. Chú ý chỉnh nhỏ lửa và đậy kín nắp trong quá trình sắc.
- Kiểm tra nước sắc cạn xuống còn khoảng 2 chén thì tắt bếp.
- Chắt phần nước thuốc thu được ra chén, chia làm 2 phần và uống hết vào 2 cữ sáng – tối.
6. Bài thuốc từ đinh lăng
Đinh lăng là vị thảo dược quý, tốt cho sức khỏe và trị được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp, điển hình như thoát vị đĩa đệm. Bộ phận được sử dụng phổ biến nhất là rễ đinh lăng.
Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính mát, với khả năng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường lưu thông máu, bồi dưỡng khí huyết và giảm đau nhức, chống sưng viêm cùng các triệu chứng khác do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Còn theo các nghiên cứu khoa học, trong đinh lăng có chứa hàm lượng cao các acid amin, hoạt chất saponin, tanin, vitamin nhóm B… Đây đều là các chất có khả năng giảm đau nhức, sưng viêm tại cột sống, xương khớp hiệu quả.
Cách thực hiện
Cách 1: Uống nước sắc đinh lăng
- Chuẩn bị 20g rễ cây đinh lăng, rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, ngâm trong thau nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho hết phần rễ đinh lăng vào ấm, đun sôi cùng với 4 chén nước. Đậy kín nắp và đun trên lửa nhỏ.
- Chắt nước bỏ bã, chia nước sắc làm nhiều phần và uống hết trong ngày, không để qua đêm.
Cách 2: Chườm lá đinh lăng
- Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng, rửa sạch và để cho thật ráo nước.
- Cho vào cối, giã nát rồi cho vào chảo sao nóng.
- Đổ bã lá đinh lăng nóng vào một tấm vải sạch, buộc chặt lại và chườm lên vị trí cột sống thoát vị đĩa đệm bị đau nhức.
- Chườm liên tục khoảng 30 phút, có thể đổ ra sao nóng lại và chườm tiếp cho đến khi hết đau.
7. Bài thuốc từ cây mần ri
Cây mần ri là loại cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người biết đến. Theo YHCT, cây mần ri có tính ấm, vị cay nồng, hơi đắng nhẹ, có tác dụng giải độc, tiêu viêm và dưỡng huyết, bổ khí, tốt cho xương khớp. Còn theo nghiên cứu hiện đại, trong đĩa đệm chứa các hoạt chất như glycosid, alucocleomin, glucocapparin, acid viscosic… có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau, chống viêm, giảm tình trạng co cứng cơ… do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cách thực hiện
Cách 1: Hãm lấy nước uống
- Dùng khoảng 40g cỏ mần ri khô, hãm với nước sôi trong vòng 10 phút.
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm uống mỗi ngày khoảng 200 – 300ml sẽ đạt được hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.
Cách 2: Chườm cây mần ri
- Dùng 1 nắm cây mần ri tươi, rửa sạch, giã nát cùng với muối hạt.
- Sao nóng hỗn hợp này rồi cho ra khăn, buộc chặt và tiến hành chườm lên vị trí cột sống bị đau nhức.
- Thực hiện cách này hàng ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
8. Bài thuốc từ cây mật gấu
Cây mật gấu là loại dược liệu tự nhiên chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp khác hiệu quả. Ngoài ra, y học hiện đại ghi nhận trong loại cây này có chứa hoạt các hoạt chất như β-sitosterol glucoside rabdoserrin A, ursolic acid… Đây đều là những chất có khả năng giảm đau, chống viêm, phục hồi các tế bào hư tổn… do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá cây mật gấu tươi và 1 lon bia.
- Rửa sạch lá, ngâm nước muối trước khi sử dụng.
- Xay nhuyễn với một ít nước, lọc qua rây để lấy nước cốt.
- Trộn nước cốt với bia và uống hết sau khi ăn tối.
9. Bài thuốc từ chuối hột
Cây chuối hột chữa thoát vị đĩa đệm là bài thuốc Nam hiệu nghiệm. Nhờ khả năng giảm đau, tiêu viêm, giảm sưng, giải độc…, bài thuốc này còn được sử dụng phổ biến để chữa hầu hết các bệnh lý xương khớp khác.
Cách thực hiện
- Chặt ngang thân cây chuối hột, dùng dao khoét một lỗ nhỏ, đặt vào 2 viên đường phèn. Dùng túi ni lông bịt kín lại.
- Qua ngày hôm sau chắt lấy phần nước tiết ra từ lỗ đã khoét để uống.
- Thực hiện cách này hàng ngày, liên tục trong vòng 1 tuần mới có hiệu quả.
10. Bài thuốc từ đu đủ
Đu đủ xanh hoặc đu đủ chín đều có thể dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Có khả năng cải thiện triệu chứng đau nhức và phục hồi chức năng vận động nhanh chóng sau thời gian ngắn áp dụng.
Theo Đông y, đu đủ có tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt giải độc, làm mát gan… Còn theo nghiên cứu hiện đại, đu đủ giàu vitamin, khoáng chất, các acid amin…, đặc biệt là papain giúp giảm đau nhức, sưng viêm do các bệnh xương khớp gây ra, thúc đẩy quá trình chữa lành và phục hồi tổn thương.
Cách thực hiện
Cách 1: Bài thuốc dùng đu đủ xanh
- Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, 1 củ gừng tươi và nửa lít rượu.
- Đu đủ rửa sạch vỏ bên ngoài, cắt phần cuống dày khoảng 4cm để làm phần nắp đậy.
- Gừng gọt vỏ, băm hoặc xay nhuyễn, trộn với rượu.
- Đổ hỗn hợp này vào bên trong ruột quả đu đủ, đặt vào trong nồi hấp cách thủy 30 phút. Kiểm tra đu đủ chín mềm thì tắt bếp.
- Tán nhuyễn đu đủ cùng với hỗn hợp rượu gừng, bọc vào một chiếc khăn sạch để chườm lên vị trí cột sống đau nhức.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thuyên giảm.
Cách 2: Bài thuốc từ đu đủ chín
- Chuẩn bị 1 quả đu đủ chín, bổ đôi để lấy phần hạt bên trong, chà xát với rổ để loại bỏ lớp màng bọc bên ngoài.
- Giã nát hạt đu đủ, cho vào miếng vải mỏng rồi chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.
- Mỗi lần chườm khoảng 15 phút và thực hiện đều đặn mỗi ngày. Lưu ý không nên chườm quá lâu vì hạt đu đủ có thể gây phồng da.
11. Bài thuốc từ nghệ và phèn chua
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và 1 cục phèn chua.
- Nghệ rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cho vào cối giã nhuyễn với phèn chua.
- Đổ hỗn hợp này vào một túi vải sạch và chườm đắp trực tiếp lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm.
12. Bài thuốc từ cỏ hôi, cỏ lông bông trắng và muối
Cách thực hiện
- Rửa sạch 2 loại cỏ này, để cho thật ráo nước.
- Giã nát cùng với muối hạt, đắp hỗn hợp này lên vùng cột sống bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm.
- Có thể dùng băng gạc quấn cố định lại nếu muốn để qua đêm.
- Chỉ cần áp dụng cách này liên tục trong vòng 3 ngày sẽ đạt hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.
13. Bài thuốc từ bí ngô và hương nhu
Cách thực hiện
- Chuẩn bị vỏ của quả bí đỏ và hương nhu mỗi thứ 60g, 30g đường nâu.
- Rửa sạch nguyên liệu trước, cho vào nồi đun sôi cùng với 3 chén nước và đường.
- Sắc kỹ khi còn 1 chén thì tắt bếp, đợi khi nước ấm lại thì dùng hết trong ngày.
- Thực hiện cách này liên tục trong vòng 1 tháng sẽ đạt hiệu quả cải thiện bệnh hiệu quả.
14. Bài thuốc từ cây trinh nữ
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 120g rễ cây trinh nữ, rửa sạch và mang đi sao nóng cùng 3 muỗng rượu trắng.
- Phần dược liệu thu được cho vào ấm sắc cùng 4 chén nước. Khi nước sắc cạn xuống còn 1/2 so với ban đầu thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước, chia làm 2 phần và uống khi còn ấm.
15. Bài thuốc từ cây hầu vĩ tóc
Cuối cùng trong danh sách các bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả đó là cây hầu vĩ tóc. Đây là loại dược liệu có chứa hàm lượng cao hoạt chất flavonoid, tác động tích cực đến hệ xương khớp, giảm đau, chống sưng viêm và đẩy lùi triệu chứng thoát vị đĩa đệm rõ rệt.
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 30g cây hầu vĩ tóc, rửa sạch, ngâm nước muối kỹ càng.
- Cho vào ấm sắc với 1 lít nước trong vòng 30 phút.
- Khi nước sắc cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chắt ra bình, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
- Uống nước này liên tục trong vòng 2 tuần với liều lượng vừa phải giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
16. Bài thuốc từ lá mướp hương
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 5 lá mướp hương tươi, rửa sạch và ngâm nước muối.
- Giã nát cùng với muối hột tạo thành hỗn hợp hơi ướt.
- Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng cột sống bị đau nhức do bị thoát vị đĩa đệm.
- Thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả như mong đợi.
17. Bài thuốc từ rễ cây bông và vỏ bí ngô
Cách thực hiện
- Chuẩn bị vỏ của những quả bí ngô già, còn tươi và rễ cây bông, mỗi thứ 60g.
- Sau khi rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng 3 chén nước.
- Kiểm tra thấy còn 1 chén nước thì tắt bếp, rót ra chén và chia làm 2 phần, uống sáng tối.
18. Bài thuốc từ cải bẹ trắng và giấm ăn
Cách thực hiện
- Dùng vài nhánh cải bẹ, rửa sạch rồi mang đi giã nhuyễn.
- Trộn với giấm ăn theo tỷ lệ 1:1.
- Dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vị trí thoát vị đĩa đệm bị đau nhức 3 lần/ ngày.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng trong lúc thoa để đạt hiệu quả trị bệnh cao.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc Nam
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc Nam là mẹo chữa tại nhà khá hiệu quả và tương đối an toàn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất và phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ bài thuốc Nam nào, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước để được chẩn đoán tình trạng và mức độ thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ để được tư vấn có nên áp dụng cách chữa bằng thảo dược thuốc Nam hay không.
- Trường hợp có cơ địa phù hợp với các bài thuốc Nam vừa kể trên, hãy kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả như mong đợi.
- Tuân thủ liều dùng, cách thực hiện, dùng thuốc với số lần phù hợp, đúng giờ giấc để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thảo dược có hàm lượng dược chất không quá cao nên tốt nhất hãy kết hợp với một số biện pháp điều trị an toàn khác để tăng hiệu quả chữa trị.
- Không tự ý dùng kết hợp với thuốc chữa thoát vị đĩa đệm.
- Trong suốt quá trình chữa bệnh bằng thuốc Nam, hãy chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể để sớm phát hiện các bất thường và kịp thời xử lý.
- Đối với các bài thuốc đắp hoặc chườm ngoài da, cần lưu ý đảm bảo nhiệt độ chườm không quá nóng, không đắp dược liệu lên vùng da có vết thương hở để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
- Tự điều chỉnh lối sống sinh hoạt hàng ngày cho khoa học, vận động tích cực, thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để sớm khỏi bệnh, phục hồi sự dẻo dai, linh hoạt cho cột sống.
Trên đây là gợi ý một số bài thuốc Nam dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm kinh nghiệm chữa bệnh, cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và sớm phục hồi khả năng vận động bình thường.
CÓ THỂ QUAN TÂM
- Chia Sẻ 7 Cách Dùng Gừng Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt, An Toàn
- 12 Bài Tập Giảm Mỡ Bụng Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Dễ Tập
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!