Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là giải pháp cuối cùng dành cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng và điều trị nội khoa thất bại. Tuy phẫu thuậtk đem lại hiệu quả cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường cho sức khỏe. 

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là giải pháp cuối cùng cho những trường hợp bệnh nặng

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được xem xét khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không mang lại hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể mà phẫu thuật có thể được khuyến nghị:

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phẫu thuật khi điều trị nội khoa thất bại, có biến chứng
  • Đau dữ dội không giảm sau điều trị bảo tồn. Thường bao gồm chăm sóc tại nhà, vật lý trị liệu, dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm kéo dài từ 5-8 tuần nhưng không có hiệu quả; 
  • Suy giảm chức năng thần kinh;
  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cấp tính, lớp bao xơ bị rách và khối thoát vị di trú; 
  • Mức độ thoát vị diễn ra nhanh chóng và được chẩn đoán khó có thể điều trị thành công bằng phương pháp nội khoa, thường là ở những người bị tai nạn, chấn thương, va chạm mạnh…;
  • Đĩa đệm vỡ;
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây biến chứng hội chứng chùm đuôi ngựa, suy giảm chức năng 2 chân, teo cơ, rối loạn cơ tròn, mất tự chủ kiểm soát bàng quang, ruột, rối loạn cảm giác ở tầng sinh môn…;

Ưu và nhược điểm 

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định thực hiện để điều trị những ca thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nghiêm trọng. Phương pháp này tồn tại song song một số ưu và khuyết điểm sau:

Ưu điểm

  • Đem lại kết quả cao vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp khác trong trường hợp có biến chứng nghiêm trọng. 
  • Tác động trực tiếp đến vùng đĩa đệm bị tổn thương và loại bỏ phần bị tổn thương, chấm dứt nguyên nhân gây bệnh hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị bảo tồn chỉ cải thiện triệu chứng. 
  • Sau khi mổ cơn đau nhức, tê bì cột sống thắt lưng sẽ biến mất, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động như bình thường. 

Nhược điểm

  • Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng được thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. 
  • Có thể gây biến chứng nhiễm trùng, tổn thương thần kinh…
  • Chi phí điều trị khá đắt đỏ. 

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tại Việt Nam, những phương pháp phẫu thuật được công nhận và ứng dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm: 

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm 2 giải pháp chính là mổ hở và mổ nội soi

Mổ hở truyền thống 

Mổ hở thường được chỉ định cho những trường hợp có tổn thương nghiêm trọng, các khối mô mềm xung quanh cột sống hoặc đĩa đệm bị vỡ và không thể mổ nội soi.

Cách mổ này được thực hiện thông qua rạch một vết lớn trên lưng, đảm bảo quan sát kỹ và không bỏ sót tổn thương. Tuy nhiên mổ hở có thời gian lành thương lâu, đau nhiều, vết mổ lớn và dễ gây biến chứng hơn so với mổ nội soi.

Mổ nội soi qua lỗ liên hợp cột sống 

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật mổ xâm lấn tối thiểu, giải phóng áp lực chèn ép lên các rễ dây thần kinh, tạo điều kiện để cấu trúc đĩa đệm cột sống phục hồi nhanh chóng hơn so với mổ hở. 

Kỹ thuật này được thực hiện thông qua vết rạch khá nhỏ và đưa các thiết bị nội soi vào tiếp cận gần với vị trí đĩa đệm thoát vị.

Ưu điểm

    • Vết mổ nhỏ, nhanh lành, ít đau đớn, ít mất máu và ít để lại sẹo; 
    • Thời gian phục hồi nhanh hơn mổ hở, bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng trở lại sau khoảng 1 tuần tính từ thời điểm phẫu thuật; 
    • Hạn chế thấp nhất các rủi ro biến chứng do ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh như cơ, gân, khớp, dây thần kinh…; 
  • Nhược điểm
    • Nếu quan sát không kỹ có thể để sót các mảnh đĩa đệm cột sống bị vỡ; 
    • Chi phí khá cao; 

Cần làm gì trước khi phẫu thuật? 

Để xác định được loại phẫu thuật phù hợp cũng như đảm bảo thể trạng, sức khỏe người bệnh đảm bảo tốt, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số bước kiểm tra sau: 

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Xét nghiệm hình ảnh là bước chẩn đoán quan trọng giúp chọn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X quang gián tiếp xác định vị trí đốt sống bị thoát vị. Đồng thời, xác định một số các tổn thương khác như mất cân bằng cột sống, cong vẹo, lệch, trượt đốt sống… để có phác đồ điều trị phẫu thuật phù hợp. 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Cho phép quan sát đĩa đệm, các tổn thương ở rễ dây thần kinh, tủy sống do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. So với X quang, MRI cho kết quả chính xác hơn về hình thái, số tầng và vị trí thoát vị. 
  • CT Scanner: Thường được chỉ định khi không thể chụp MRI. 
  • Đo EMG/NCS:  Đây là phương pháp đo điện cơ và các dẫn truyền thần kinh để đánh giá mức độ nhạy cảm của dây thần kinh, cơ khớp. 

Thông qua  xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Riêng với bản thân người bệnh, hãy chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và đặc biệt là thể trạng sức khỏe lẫn tinh thần ổn định, lạc quan để đạt kết quả phẫu thuật cao hơn. 

Các biến chứng thường gặp do phẫu thuật

Mổ thoát vị đĩa đệm cũng giống như các cuộc phẫu thuật khác, đều tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Tuy nhiên thực hiện phẫu thuật bởi bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại và chăm sóc tốt sau mổ có thể ngăn chặn biến chứng.

Dưới đây là một vài biến chứng thường gặp như: 

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nhiễm trùng vết mổ là một trong những biến chứng hậu phẫu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp
  • Nhiễm trùng. Phổ biến nhất là xảy ra tại vết mổ, hiếm hơn là trong cột sống hoặc các mô xung quanh.
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Đau sau phẫu thuật
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát
  • Sẹo xơ ở vị trí phẫu thuật
  • Vấn đề với cấu trúc xương như thay đổi cách cột sống chịu lực, dẫn đến vấn đề về ổn định hoặc hao mòn nhanh chóng ở các vị trí khác.
  • Mặc dù hiếm gặp, nhưng có những rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc gây mê, bao gồm phản ứng dị ứng, vấn đề về hô hấp hoặc tim mạch.

Trong quá trình tư vấn trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ thảo luận kỹ lưỡng về các rủi ro và biến chứng tiềm tàng này để bệnh nhân có cái nhìn đầy đủ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

ĐỌC NGAY: Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Lưu ý về cách chăm sóc sau phẫu thuật

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm là một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật, giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng. Những điều cần lưu ý trong cách chăm sóc mà bản thân người bệnh và người thân cần biết như sau: 

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Cần có chế độ chăm sóc hậu phẫu tích cực để nhanh chóng phục hồi chức năng vận động
  • Trong vòng 24h sau khi mổ, người bệnh cần dành toàn bộ thời gian để nghỉ ngơi trên giường. Bắt đầu từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu tập ngồi dậy và đứng lên đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi. 
  • Tuyệt đối không được tạo bất kỳ áp lực, căng thẳng nào lên lưng khi vừa phẫu thuật xong. Thường là các động tác như khom người uốn cong lưng, vặn người, xoay lưng đột ngột, khuân vác vật nặng. 
  • Trong vòng 2 tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể đi lại và vận động nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa giúp phục hồi sức khỏe thể trạng sau mổ vừa hỗ trợ tăng cường sức mạnh đĩa đệm cột sống nói riêng và hệ xương khớp nói chung. 
  • Ưu tiên những loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, củ quả, trái cây, các loại đậu hạt, ngũ cốc, sữa… và uống nhiều nước. Giải pháp này giúp phòng ngừa táo bón, giảm bớt áp lực khi đi vệ sinh, ảnh hưởng đến cột sóng sống thắt lưng. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt bò, rau muống, đồ nếp, thịt gà…
  • Vệ sinh vết mổ hàng ngày và chú ý quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện bất thường để có hướng xử lý kịp thời.
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

XEM THÊM: Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi?

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Theo một số khảo sát tại các bệnh viện chuyên khoa lớn, mức chi phí trung bình cho một ca mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường dao động như sau:: 

  • Khoảng 15.000.000 – 20.000.000đ/ lần đối với mổ hở truyền thống;
  • Khoảng 30.000.000đ/ lần đối với mổ hở truyền thống cho người thoát vị đĩa đệm đa tầng hoặc có kèm theo biến chứng hẹp ống sống
  • Khoảng 35.000.000 – 40.000.000đ/ lần đối với mổ nội soi; 

Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở đâu tốt nhất? 

Để đạt kết quả phẫu thuật cao và hạn chế rủi ro ngoài ý muốn, tốt nhất nên chọn những cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa lớn, uy tín. Gợi ý một số địa chỉ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được nhiều người biết đến như: 

  • Ở TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược TpHCM, BV Chấn thương chỉnh hình TpHCM, BV Nhân Dân 115, BV Chuyên khoa Ngoại thần kinh Quốc tế, BV Ngoại khoa và Chấn thương chỉnh hình STO Phương Đông… 
  • Ở Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, BV Việt Đức, BV Trung ương Quân đội 108, BV Bạch Mai, BV 103, BV Quốc tế Vinmec… 

Trên đây là một số thông tin cơ bản có liên quan đến phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc nắm rõ những thông tin về phương pháp chữa trị này, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, đạt kết quả cao.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger