Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Giải pháp khắc phục
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể nói là hiện tượng sinh lý bình thường rất dễ gặp ở các bạn nhỏ tuy nhiên cũng có thể là lời báo hiệu của cơ thể về vấn đề tiêu hóa. Với các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con cái, những triệu chứng nhỏ như thế này cũng khiến chúng ta lo lắng, băn khoăn, thắc mắc. Để hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, hãy cùng theo dõi chia sẻ sau đây nhé.
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều vì sao?
Trẻ sơ sinh cực kỳ mong manh nhạy cảm, chỉ một yếu tố không phù hợp trong ăn uống hay môi trường sống cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Hiện tượng xì hơi, ăn no, ợ liên tục và lặp đi lặp lại là những triệu chứng được coi là rất bình thường mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua.
Tuy nhiên với những người lần đầu làm mẹ, chưa có kinh nghiệm chăm con sẽ vô cùng lo lắng. Bạn băn khoăn không rõ hiện tượng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ị liệu có phải do đường ruột của bé có vấn đề? Liệu có phải do bé bị đầy bụng chướng hơi…?
Đây là những băn khoăn dễ hiểu của bất cứ ai và theo các chuyên gia nhi khoa cho hay: nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xì hơi nhiều ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- 6 tháng đầu tiên trong quá trình phát triển là giai đoạn trẻ dễ gặp hiện tượng xì hơi nhiều, nguyên nhân là do trong quá trình bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức vô tình nuốt không khí vào bụng từ đó gây ra tình trạng xì hơi, đầy hơi, ợ liên tục
- Ngoài ra nếu mẹ cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn nhưng chế độ ăn uống của các chị không tốt, bổ sung thường xuyên những thực phẩm khó tiêu như trà, cà phê hay các loại đậu đỗ thì hệ tiêu hóa của bé cũng sẽ nhận được các chất khó tiêu này và sinh ra triệu chứng trên.
- Hoặc cũng có thể là dấu hiệu sinh lý vô cùng bình thường, đây chỉ là dấu hiệu báo hiệu hệ tiêu hóa của bé đang phát triển và thích nghi.
- Với đối tượng trẻ trên 6 tháng bị xì hơi liên tục thì nguyên nhân chính sẽ là do hệ tiêu hóa của bé đang làm quen với thức ăn dặm khi mà trước đó bé chưa ăn gì khác ngoài sữa mẹ, dạ dày sẽ hoạt động liên tục để co bóp thức ăn và giải phóng khí thông qua việc xì hơi.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Ngoài các lý do trên, việc trẻ gặp vấn đề về bệnh lý như trào ngược dạ dày, cơ thể không tiêu hóa được đường lactose … cũng sẽ hình thành triệu chứng xì hơi.
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?
Tùy vào từng hiện tượng của bé mà quyết định việc bé có đang gặp các vấn đề về sức khỏe hay không:
Trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ị
Đây sẽ là lời cảnh báo của cơ thể bé, có thể trẻ đang có vấn đề nào đó về hệ tiêu hóa. Cụ thể, nếu trẻ dùng sữa mẹ hoàn toàn thì việc chậm đi ị hơn so với bình thường không có gì đáng lo. Theo như ngôn ngữ dễ hiểu của các mẹ bỉm sữa thì là do bé có giai đoạn giãn ruột, nếu 5-7 ngày mới đi ị trong trường hợp bú mẹ hoàn toàn cũng không có gì cần lo lắng.
Còn trong trường hợp nếu bé dùng sữa công thức hoàn toàn hoặc xen kẽ lẫn việc bú mẹ thì việc xì hơi nhiều nhưng không đi ị sẽ là lời báo hiệu việc bé đang bị táo bón. Mẹ cần chú ý bởi việc táo bón thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ.
Theo các nhà nghiên cứu cho thấy, việc xì hơi của trẻ sơ sinh không nên quá 10 lần mỗi ngày và việc xì hơi nhưng không ị kéo dài là do đường tiêu hóa của trẻ không khỏe mạnh. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi thối
Trẻ xì hơi thối hay rất thối việc này không phải do bé mà là do mẹ nếu bé bú mẹ hoàn toàn. Mẹ ăn gì, con ăn nấy và việc mẹ tiêu thụ các món ăn như súp lơ, trắng, tỏi, khoai tây, thịt…sẽ khiến việc xì hơi bốc mùi thối hơi nhiều so với các nhóm thực phẩm khác.
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều khi nào cần gặp bác sĩ?
Các bậc phụ huynh hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu thấy bé có các biểu hiện sau đây: Đầy hơi chướng bụng, cứng bụng, xì hơi quá 10 lần mỗi ngày đồng thời trẻ quấy, khóc, bỏ ăn, …
Khi con có biểu hiện trên phải làm sao?
- Phải làm sao để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, một vài mẹo nhỏ dưới đây các mẹ hãy tham khảo và áp dụng nhé:
- Vỗ ợ hơi cho bé bằng cách khum 5 đầu ngón tay, bé vác bé và vỗ tay vào phần lưng trên để bé có thể đẩy được hơi trong bụng ra ngoài sau khi ăn. Sau mỗi lần bú mẹ đều cần vỗ ợ hơi để bé được thoải mái hơn.
- Thường xuyên xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, đây là cách giảm táo bón cho bé rất tốt
- Các động tác tập thể dục cho bé như đạp xe đạp sẽ rất tốt cho sự phát triển và sức khỏe của con
- Hãy thay đổi bình sữa khác cho bé nếu sau khi bú trong bình sữa có xuất hiện nhiều bọt khí
- Cho bé bú đúng tư thế cũng là cách ngăn ngừa tình trạng đầy hơi chướng bụng
- Mẹ cần cải thiện chế độ ăn uống, giảm thiểu các thực phẩm đồ ăn khó tiêu để khắc phục tình trạng xì hơi nhiều ở bé
- Hãy tham khảo một vài loại men vi sinh, men tiêu hóa… uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn
Trên đây là một vài chia sẻ về dấu hiệu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, hy vọng những giải đáp trên đây sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc con nhỏ. Có thắc mắc hãy liên hệ, chúng tôi sẽ giải đáp miễn phí. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Bé 1 tháng rưỡi đang trong giai doạn giãn ruột . Bé có uống dặm sữa công thuc do mẹ ko đủ sữa .4/5 ngày bé đi ngoài 1 lần. Phân mềm nhão .nhưng bé xì hơi rất nhìu lần trong ngày . Chắc trên 20 lần luôn ý. Bé rất hay vặn mình . Mỗi lần vặn mình là kèm theo xì hơi. Như vậy là sao ạ. Có cần đi khám gì ko ạ . Bé vẫn ăn ngủ tốt .