Viêm amidan gây hôi miệng: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm amidan gây hôi miệng là một vấn đề phổ biến nhưng ít được chú ý và xử lý phù hợp. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm amidan có gây hôi miệng không?

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm các khối lympho nằm ở hai bên họng, gây đau đớn, khó chịu và khàn giọng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. 

Cách trị hôi miệng do viêm amidan
Viêm amidan gây hôi miệng cần được điều trị phù hợp để đảm bảo chất lượng cuộc sống

Amidan đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus xâm nhập. Tuy nhiên, khi bị viêm, amidan sẽ sưng đỏ, gây đau rát và khó nuốt. Vậy viêm amidan có gây hôi miệng không?

Các chuyên gia cho biết, viêm amidan hoàn toàn có thể gây hôi miệng. Khi amidan bị viêm có thể sản sinh ra mùi hôi do sự tích tụ của các tế bào vi khuẩn, tế bào chết và dịch nhầy ở các khe amidan, dẫn đến hôi miệng. 

Hôi miệng do viêm amidan thường đi kèm với một số triệu chứng khác, chẳng hạn như đau họng, khó nuốt và sốt. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị kịp lúc và hiệu quả.

Không chỉ gây hôi miệng, viêm amidan cũng dẫn đến một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Sưng các hạch ở hàm, cổ 
  • Sốt 
  • Khàn giọng 
  • Mệt mỏi

Nguyên nhân viêm amidan gây hôi miệng 

Viêm amidan có thể gây hôi miệng và nhiều tình trạng sức khỏe khác. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, chẳng hạn như:

  • Sỏi amidan: Khi bị viêm, các mảnh thức ăn thừa, tế bào chế và vi khuẩn có thể tích tụ lại ở các khe hở của amidan, dẫn đến hình thành những viên sỏi nhỏ. Sỏi amidan là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng.
  • Hình thành mủ: Viêm amidan có thể đi kèm tình trạng hình thành mủ, chất nhầy. Chất mủ này chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và dẫn đến mùi hôi ở miệng.
  • Nhiễm trùng: Viêm amidan do vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên, dẫn đến hôi miệng.

Xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng viêm amidan gây hôi miệng. Ndo dó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm: Viêm amidan hốc mủ 1 bên có nguy hiểm không? Cách điều trị

Biện pháp xử lý khi viêm amidan gây hôi miệng 

Viêm amidan gây hôi miệng là tình trạng rất phổ biến và có thể gây phiền toái, suy giảm chất lượng cuộc sống. Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như:

Điều trị viêm amidan

Thông thường, viêm amidan sẽ được điều trị bằng các biện pháp nội khoa, chẳng hạn như sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan để ngăn ngừa các biến chứng.

Cắt amidan có hết hôi miệng không
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan theo chỉ định của bác sĩ

Để điều trị viêm amidan, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu viêm amidan do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, điều trị viêm amidan và kiểm soát tình trạng hôi miệng.
  • Thuốc giảm viêm: Thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm, sưng ở amidan và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Các loại thuốc phổ biến như Paracetamol hoặc Aspirin có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm amidan.
  • Nước súc miệng: Người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn hoặc baking soda để giảm viêm và làm sạch khoang miệng.
  • Cắt amidan: Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt amidan để kiểm soát các triệu chứng, giảm hôi miệng và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.

Áp dụng mẹo dân gian 

Ngoài ra, có một số mẹo dân gian giúp kiểm soát tình trạng hôi miệng và hỗ trợ điều trị viêm amidan, chẳng hạn như:

  • Xông hơi: Xông hơi bằng lá bạc hà, lá khuynh diệp giúp làm thông thoáng đường hô hấp, giảm viêm và khử mùi hôi.
  • Ngậm các loại thảo dược: Ngậm các loại thảo dược như lá húng quế, lá bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và làm thơm miệng.
  • Súc miệng với baking soda: Người bệnh có thể pha 1 muỗng cà phê baking soda với nước ấm để súc miệng. Điều này giúp giảm viêm và kiểm soát tình trạng hôi miệng.

Xem thêm: 7 Cách trị hôi miệng bằng mật ong vô cùng đơn giản lại hiệu quả

Chế độ ăn uống phù hợp 

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là một phần quan trọng để hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm amidan gây hôi miệng. Ăn uống lành mạnh có thể tăng khả năng giảm viêm, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ hôi miệng.

Viêm amidan gây hôi miệng
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát tình trạng viêm amidan và giảm hôi miệng

Chế độ ăn uống phù hợp cho người bị viêm amidan gây hôi miệng bao gồm:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, làm loãng dịch mủ ở amidan và kiểm soát tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, nước cũng giữ ẩm cổ họng, giảm kích ứng, ho
  • Hạn chế thức ăn và đồ uống kích ứng: Người bệnh viêm amidan hôi miệng nên tránh thực phẩm cay nóng, đồ uống có gas, rượu, bia. Những loại thực phẩm này có thể gây kích thích niêm mạc hong, gây viêm và tăng mùi hôi miệng.
  • Tăng cường trái cây và rau xanh: Các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm amidan cũng như hạn chế tình trạng hôi miệng

Vệ sinh răng miệng 

Viêm amidan gây hôi miệng là tình trạng phổ biến và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên.

Các bước để giữ vệ sinh răng miệng bao gồm:

  • Đánh răng và làm sạch răng với chỉ nha khoa: Điều này rất quan trọng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và ngăn ngừa vi khuẩn hình thành gây hôi miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Người bệnh có thể cho ½ thìa cà phê muối vào 250 ml nước ấm, khuấy đều, dùng nước này súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày. Nước muối giúp diệt khuẩn, giảm viêm, làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Cạo lưỡi: Lưỡi là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn, bao gồm các nguyên nhân gây hôi miệng. Do đó, người bệnh nên cạo lưỡi nhẹ nhàng bằng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám trên lưỡi để hạn chế nguy cơ hôi miệng.

Viêm amidan gây hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin mà còn có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. Việc duy trì vệ sinh miệng tốt và thăm khám bác sĩ kịp thời là cần thiết để kiểm soát và điều trị hiệu quả vấn đề này.

Tham khảo thêm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger