Viêm da cơ địa nổi mụn nước có nguy hiểm không? Cách trị
Viêm da cơ địa nổi mụn nước là triệu chứng thường gặp. Các nốt mụn mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám gây cảm giác ngứa ngáy và có thể rỉ dịch, đóng vảy khiến làn da bị bong tróc. Nếu không được điều trị tốt, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nốt mụn đã vỡ và gây nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
Triệu chứng nổi mụn nước do viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một dạng chàm da thường gặp ở những người có tiền sử mắc bệnh trong gia định, hệ miễn dịch rối loạn hoặc sở hữu làn da khô. Bệnh khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như thực phẩm, bụi bẩn, không khí ẩm thấp, phấn hoa, lông chó mèo hay hóa chất,… Lúc này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh nhiều kháng thể để chống lại chúng. Quá trình này cũng đồng thời giải phóng lượng lớn histamin và kích hoạt phản ứng viêm bùng phát trên da.
Khi bị bệnh viêm da cơ địa, vùng da tổn thương thường xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti trên nền da đỏ. Các nốt mụn này khá nông, có thể mọc rải rác ở nhiều vị trí hoặc tập trung ở một chỗ tạo thành một đám nhỏ. Chúng mang đến những cơn ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
Cảm giác ngứa thường tăng nặng hơn vào ban đêm và kích thích người bệnh không ngừng cào gãi, chà xát lên da để giải tỏa cơn ngứa. Tác động này khiến cho một số mụn nước bị vỡ ra, rò rỉ dịch, sau vài ngày sẽ khô lại và đóng vảy.
Không chỉ gây ngứa, bệnh nhân bị viêm da cơ địa nổi mụn nước cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Nóng rát, phù nề da
- Bong tróc vảy
- Da khô, nứt nẻ
- Da dày sừng, thâm sạm.
- Trường hợp nặng có thể bị lở loét, làm mủ ở vùng tổn thương.
>> XEM THÊM: Viêm da cơ địa có lây không? Có di truyền không? [Giải đáp]
Viêm da cơ địa nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Hiện tượng nổi mụn nước do viêm da cơ địa là một triệu chứng phổ biến, có thể được bắt gặp ở hầu hết mọi bệnh nhân. Tuy vậy, bạn cũng không nên chủ quan khi xuất hiện dấu hiệu tương tự.
Sự hiện diện của các nốt mụn nước không chỉ gây mất thẩm mỹ cho da mà còn khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy. Điều này gây mất tập trung trong học tập, làm việc hoặc thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ do cơn ngứa có xu hướng tăng nặng vào ban đêm.
Đặc biệt, nếu không được chăm sóc đúng cách, khu vực bị viêm da cơ địa nổi mụn nước rất dễ bị nhiễm trùng. Đây là hậu quả của việc cào gãi mạnh vào da, khiến mụn nước bị bể và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây sưng viêm hoặc thậm chí là lở loét, tạo mủ trên da. Bệnh nhân cũng có nguy cơ bị sẹo rất cao sau khi điều trị.
Cách trị viêm da cơ địa nổi mụn nước
Quá trình chữa viêm da cơ địa nổi mụn nước đòi hỏi sự kết hợp toàn diện giữa điều trị y tế và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu liên quan mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương, hạn chế để lại di chứng trên da.
Dưới đây là một số giải pháp điều trị cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa nổi mụn nước:
1. Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn
Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn để cải thiện tình trạng nổi mụn nước do viêm da cơ địa và các triệu chứng bệnh liên quan. Bao gồm:
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc chứa corticoid
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
- Thuốc ức chế miễn dịch,…
Hầu hết các loại thuốc trên đều được bào chế ở dạng bôi. Thuốc có ít tác dụng phụ nhưng cũng cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và cách thức sử dụng được bác sĩ hướng dẫn trong đơn nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>> THAM KHẢO NGAY: 6 Thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em tốt, được bác sĩ kê đơn
2. Mẹo hỗ trợ tự nhiên và giải pháp chăm sóc tại nhà cho người bị viêm da cơ địa nổi mụn nước
Ngoài việc kiên trì dùng thuốc bác sĩ kê đơn, người bệnh cũng cần biết cách chăm sóc vùng da bị nổi mụn nước đúng cách để tránh nhiễm trùng. Cùng với đó, có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà để giảm ngứa và khắc phục tình trạng nổi mụn nước trên da như:
- Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh từ vật chườm có thể giúp giảm thiểu đáng kể cảm giác ngứa ngáy, nóng rát trên da và giúp da bớt sưng đỏ.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Bệnh nhân bị viêm da cơ địa nổi mụn nước được khuyến cáo nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để cải thiện tình trạng khô da, giảm ngứa, kích thích tái tạo và cải thiện sức khỏe cho làn da.
- Uống nhiều nước: Cùng với việc thoa kem dưỡng, người bệnh cũng nên uống nhiều nước để các tế bào da luôn duy trì được độ ẩm cần thiết.
- Giữ da luôn sạch sẽ: Bệnh nhân nên tắm rửa mỗi ngày với nước có độ ấm vừa phải và thay quần áo thường xuyên, nhất là sau khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Tránh tắm bằng nước quá nóng khiến da bị khô và kích ứng, nổi mụn nước nghiêm trọng hơn.
- Thận trọng khi lựa chọn và sử dụng hóa mỹ phẩm: Nếu có nhu cầu sử dụng nước hoa hay các loại mỹ phẩm chăm sóc da, người bệnh cần đọc kỹ bảng thành phần và ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa chất gây dị ứng. Trước khi dùng trên diện rộng, hãy kiểm tra mức độ kích ứng bằng cách thoa một ít mỹ phẩm lên vùng da nhỏ nhằm đảm bảo chắc chắn sản phẩm đó an toàn cho làn da của bạn.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Sử dụng đa dạng các thực phẩm trong bữa ăn, đặc biệt là rau quả tươi. Hạn chế ăn hải sản và các thực phẩm dễ gây dị ứng khác như đậu phộng, thịt bò, da gà, tôm, cua.
- Áp dụng các mẹo trị viêm da cơ địa tại nhà: Chẳng hạn như tắm lá cây sài đất, đắp lá tía tô, dùng cây vòi voi,…
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Khi bệnh viêm da cơ địa gây nổi mụn nước, người bệnh không nên mặc quần áo bó sát khiến da bị bít kín, đổ mồ hôi hoặc bể mụn nước do ma sát. Hãy lựa chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh để tránh gây nhiễm trùng.
- Tránh các hành động gây tổn thương da: Chẳng hạn như dùng tay hoặc vật sắc nhọn để gãi ngứa, kỳ cọ mạnh khi tắm, thường xuyên chạm tay vào vùng tổn thương dẫn đến nhiễm trùng,… Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cắt móng tay sạch sẽ cho con và mang bao tay cho bé trong lúc ngủ để hạn chế tình trạng vô ý gãi ngứa.
Bệnh viêm da cơ địa nổi mụn nước có thể gây ngứa ngáy và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da nếu mụn vỡ ra. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng quá mức bởi tình trạng này có thể được kiểm soát tốt nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Hãy đến gặp bác sĩ và tuân thủ đúng phác đồ để làn da nhanh chóng phục hồi mà không để lại di chứng xấu.
THÔNG TIN THÊM
- 7 Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng tỏi hiệu quả ít ai chỉ cho bạn
- Bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Chuyên gia tư vấn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!