Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng viêm khớp liên quan đến nhiễm trùng. Bệnh có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến vận động mà còn lây lan vi khuẩn ra các vùng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng khớp bị nhiễm trùng bên trong do sự xâm nhập của vi khuẩn, dẫn đến viêm và đau đớn khó chịu. Bệnh lý này thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp, nhưng cũng có thể lan sang các khớp khác.
Nhiễm trùng có thể từ vết thương hở xâm nhập trực tiếp vào khớp, hoặc từ bộ phận khác trong cơ thể di chuyển đến khớp thông qua dòng máu. Các khớp thường bị ảnh hưởng gồm khớp gối, khớp háng, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp vai…
Bệnh có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, cũng như những bệnh về khớp khác, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm khớp nhiễm khuẩn sẽ lan rộng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân phải đối mặt với các nguy cơ như:
- Viêm xương khớp
- Thoái hóa khớp
- Biến dạng khớp
- Phá hủy khớp, khiến khớp mất khả năng vận động.
- Vi khuẩn lây lan sang các vùng xương khớp khác hoặc di chuyển tới nội tạng, ảnh hưởng gan, thận, hoặc nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng
- Tổn thương vĩnh viễn, teo cơ, bại liệt.
Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
Những dấu hiệu của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn dễ thấy bao gồm:
- Đau nhức tại vùng viêm khớp nhiễm trùng, các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, đau dữ dội hơn khi vận động, di chuyển.
- Triệu chứng toàn thân: Sốt, toàn thân tê mỏi.
- Sưng khớp: Vùng khớp viêm bị đau kèm sưng đỏ. Nếu sờ vào sẽ thấy có cảm giác nóng rát.
- Một số trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau ở các vùng xung quanh khớp bị viêm.
Trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn ở trẻ em thì sẽ có thêm các triệu chứng như:
- Bé mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc, sụt cân, mất ngủ về đêm.
- Nhịp tim nhanh, khó chịu, ăn không ngon miệng.
Nguyên nhân viêm khớp nhiễm khuẩn
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là do vi khuẩn tấn công. Trong đó, thường gặp nhất là do Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus), đây là một loại vi khuẩn tồn tại ở vùng da khỏe mạnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm đồng thời cả vi khuẩn gram dương và gram âm.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu (N. gonorrhoeae) – vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục dẫn đến viêm khớp.
Con đường lây lan, những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân khác:
- Nhiễm virus, nấm: Ngoài vi khuẩn thì nấm và virus cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp.
- Nhiễm khuẩn thứ cấp: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở những khu vực khác như viêm họng, viêm phổi, viêm đường tiết tiết niệu… Sau đó các vi khuẩn từ đây lây lan theo đường máu đến khớp.
- Da mỏng hoặc da bị tổn thương: Làn da mỏng manh hoặc bị trầy xước, tổn thương dễ bị vi khuẩn tấn công. Nhất là những người bị vảy nến, á sừng, bệnh chàm… Sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại khớp.
- Bệnh lý về xương khớp: Người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, lupus ban đỏ… Có khả năng cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Việc sử dụng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp hoặc thực hiện thay khớp nhân tạo… cũng tăng nguy cơ bị bệnh.
- Dùng thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng thuốc miễn dịch khiến hệ miễn dịch của con người hoạt động kém, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và phát triển.
- Miễn dịch yếu: Người có hệ miễn dịch yếu làm cho vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào cơ thể, tăng nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Màng dịch khớp suy yếu: Khi cơ chế tự bảo vệ màng dịch khớp yếu, vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển đến các màng hoạt dịch và phá hủy sụn khớp. Lúc này, cơ thể sẽ tự phản ứng bằng cách tăng áp lực tại khớp và xung quanh khớp, giảm lượng máu di chuyển tới khớp, từ đó khiến khớp tổn thương.
- Chấn thương tại khớp: Có dị vật đâm vào khớp, vết cắt qua khớp, động vật cắn, thường xuyên có vết thương tại khớp… cũng là nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn. Một số trường hợp ít gặp hơn là phẫu thuật không đảm bảo vô trùng, gây nhiễm khuẩn trực tiếp.
Chẩn đoán bệnh
Để tìm ra nguyên nhân và xác định tình trạng bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ thực hiện những thủ thuật sau:
Khám lâm sàng: Kiểm tra tình trạng đau nhức, sưng nóng tại khớp, hỏi tiền sử bệnh lý và các triệu chứng gặp phải khác.
Khám cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Cho thấy viêm nhiễm trong máu.
- Xét nghiệm dịch khớp: Dựa vào kết quả như màu sắc, thành phần, thể tích dịch khớp, bác sĩ sẽ xác định vùng khớp tổn thương có bị viêm và nhiễm khuẩn hay không. Đồng thời xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Chụp X-quang: Thủ thuật này giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương thông qua hình ảnh và một số kỹ thuật chẩn đoán.
Cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Để chữa viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp Tây y, Đông y hoặc dân gian. Tùy theo tình trạng bệnh mà mọi người lựa chọn cách chữa phù hợp.
Chữa viêm khớp nhiễm khuẩn bằng mẹo dân gian
Viêm khớp nhiễm khuẩn chủ yếu được điều trị bằng thuốc tây. Nhưng một số mẹo dân gian cũng có thể giúp giảm bớt triệu chứng và nâng cao sức khỏe.
- Chữa viêm khớp bằng đu đủ và mễ nhân: Lấy nửa quả đu đủ xanh rửa sạch, thái miếng nhỏ, 30gram mễ nhân sống rửa sạch. Cho 2 nguyên liệu này vào nồi cùng nước đun sôi. Để lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín thì tắt bếp, cho thêm 1 ít đường. Ăn hỗn hợp đu đủ và mễ nhân khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc từ lá lốt: Dùng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn. Cho lá vào ấm nước, đun sôi kỹ khoảng 30 phút để lấy được hết tinh chất trong lá lốt. Lọc lấy phần nước lá và uống hàng ngày.
- Sử dụng mật ong và bột quế: Cho 1 thìa bột quế và 2 thìa mật ong nguyên chất vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống. Nên pha uống vào buổi sáng, tối sau khi ăn để đạt hiệu quả cao.
- Bài thuốc từ quả cà tím: Chuẩn bị 1 quả cà tím, bỏ phần cuống, sau đó ngâm với nước muối loãng. Cắt cà tím thành từng khúc. Cho nước vào nồi đun sôi, cho cà tím vào và tiếp tục đun cho đến khi cà chín. Tắt bếp và tiếp tục ngâm trong nồi nước cho đến khi nguội. Lọc lấy phần nước cà tím, chia làm 4 phần. 3 phần uống trong ngày, dùng trước khi ăn, 1 phần hòa với dầu oliu và thoa lên khớp 1 lớp mỏng trước khi ngủ.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể dùng các bài thuốc từ ngải cứu, rễ cây trinh nữ, gừng… để chữa viêm khớp.
Điều trị bằng thuốc Tây
Viêm khớp nhiễm khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định loại kháng sinh phù hợp nhất. Cụ thể:
- Viêm khớp nhiễm khuẩn do phế cầu: Dùng kháng sinh nhóm Penicillin
- Viêm khớp do lậu cầu: Dùng Ciprofloxacin hoặc Penicillin
- Viêm khớp do tụ cầu vàng: Dùng Oxacillin, Clindamycin…
Mỗi loại vi khuẩn sẽ có loại thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại kháng sinh trong phác đồ, trong đó ít nhất sử dụng 1 loại thuốc theo đường tĩnh mạch. Thời gian điều trị thường từ 2 – 6 tuần, nếu bệnh nghiêm trọng sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh còn được kê một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm khác. Lưu ý tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định vì những loại thuốc này điều có khả năng gây tác dụng phụ, đặc biệt là kháng sinh.
Dẫn lưu dịch khớp
Để loại bỏ vi khuẩn trong khớp và giảm đau, sưng đỏ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện dẫn lưu dịch khớp. Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp trong khớp có dịch mủ.
Cách thực hiện:
- Rạch 1 đường nhỏ tại vị trí gần khớp bị viêm.
- Đưa một ống nhỏ có gắn camera vào sâu bên trong vết rạch. Thông qua đó, bác sĩ sẽ quan sát được bên trong và tiến hành chọc dịch khớp
- Chèn 1 ống nhỏ và để lại phía trong khớp để ngăn sưng viêm. Sau 1 vài ngày, ống nhỏ sẽ được đưa ra ngoài.
Một số trường hợp bệnh nhẹ, viêm không nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ cần dùng 1 chiếc kim nhỏ để loại bỏ dịch khớp.
Phẫu thuật khớp
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn nghiêm trọng, khó hút dịch mủ, đã áp dụng các cách chữa khác nhưng không khỏi hoặc bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để thay thế khớp nhân tạo.
Tuy nhiên, phẫu thuật khớp chi phí lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi mổ.
Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn bằng Đông y
Y học cổ truyền chữa bệnh theo hướng bảo tồn, đề cao khả năng tự phục hồi của cơ thể. Các bài thuốc Đông y kết hợp nhiều loại dược chứa lượng kháng sinh tự nhiên cao, được khẳng định hiệu quả qua hàng trăm năm.
Cơ chế điều trị của thuốc là trị tận gốc, kháng viêm, giảm đau, tăng cường khí huyết, sản sinh dịch khớp và phục hồi sức khỏe. Nhờ đó hiệu quả mang lại toàn diện, vững chắc.
Không chỉ giúp trị bệnh dứt điểm, thuốc Đông y còn an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y. Vì vậy, dù phải dùng thuốc thời gian dài nhưng bệnh nhân không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số bài thuốc Đông y dùng để điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn phổ biến như:
- Bài thuốc số 1: Phòng phong, sinh khương, quế chi, tần giao, đương quy, cam thảo, hoàng cầm, cát căn.
- Bài thuốc số 2: Phòng phong, độc hoạt, chi mẫu, quế chi, hy thiêm, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích.
Lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt
Để giúp bệnh nhân khỏi hẳn viêm khớp, cơ thể mau chóng phục hồi, bên cạnh áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, mọi người cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia xương khớp dành cho người bệnh.
Viêm khớp kiêng ăn gì, nên ăn gì?
- Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi: Sữa, phô mai, tôm, sữa chua, các loại đậu…
- Ăn nhiều cá béo vì chúng chứa nhiều Omega 3 tốt cho sức khỏe và xương khớp.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi.
- Nên ăn thực phẩm giàu vitamin D, C, beta carotene, thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa…
- Ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ, dầu oliu, các loại nấm…
- Kiêng ăn đồ nhiều muối, đường.
- Hạn chế ăn thịt đỏ: Thịt cừu, thịt trâu, thịt bò, thịt chó…
- Ăn ít đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Kiêng đồ uống có cồn, cà phê, đồ uống có ga, chất kích thích, thuốc lá…
Chế độ sinh hoạt
- Không làm việc nặng nhọc, mang vác vật nặng, bê vác… Vì sẽ khiến khớp bị đè nặng, bệnh trở nên nghiêm trọng,
- Không làm việc quá sức, không để tinh thần căng thẳng, stress để tránh cơn đau nhức khớp thêm trầm trọng.
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya.
- Vận động thường xuyên, tập thể dục thể thao hàng ngày. Tuy nhiên cần chú ý tập các môn thể thao, động tác nhẹ nhàng với thời gian vừa phải, giảm tình trạng đau nhức, phục hồi chức năng khớp.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực lên các khớp, khiến viêm khớp thêm nghiêm trọng.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự mua uống hoặc ngừng đột ngột. Dùng đủ liều và đúng thời gian.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để biết được tiến triển của bệnh, từ đó điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó bệnh nhân cần thận trọng và đi khám ngay nếu thấy triệu chứng bất thường, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
THAM KHẢO THÊM
- TOP 5 Bài Thuốc Đông Y Chữa Xương Khớp Hiệu Quả Nhất
- 12 Bài Thuốc Nam Trị Viêm Khớp An Toàn, Hiệu Quả Cao
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!