Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung là gì? Nhận diện cấp độ và cách phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Đài Trang | Lĩnh vực khám chữa: Viêm lộ tuyến cổ tử cung Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung ở chị em phụ nữ có tỷ lệ mắc khá cao hiện nay. Việc hiểu đúng chính xác về nguyên nhân và biểu hiện bệnh chính là chìa khóa giúp bạn điều trị hiệu quả tình trạng này. Cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung là gì? Các cấp độ chính

Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung là quá trình lộ tuyến đang trong thời gian phục hồi nhưng bị viêm nhiễm. Tình trạng này rất phổ biến, xuất hiện ở hầu hết chị em đang điều trị viêm lộ tuyến. 

Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung
Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung là tình trạng tái viêm trong giai đoạn tái tạo phục hồi tổn thương lộ tuyến

Tương tự như viêm lộ tuyến cổ tử cung, tình trạng này cũng được chia thành 3 cấp độ khác nhau dựa vào diện tích vết thương và mức độ triệu chứng. Gồm:

  • Cấp độ 1: Là giai đoạn đầu viêm nhiễm, triệu chứng mờ nhạt, dễ nhầm lẫn. Ví dụ như khí hư nhiều, đôi khi đau bụng dưới, vùng kín có mùi hôi khó chịu và ngứa ngáy,… Diện tích tổn thương ở cổ tử cung sau khi tái phát chiếm ⅓ bề mặt niêm mạc.
  • Cấp độ 2: Mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và xuất hiện liên tục. Ví dụ như âm đạo đau rát bất thường, khi quan hệ tình dục bị khô hạn, không thoải mái, rong kinh hoặc chậm kinh,… Diện tích vùng viêm nhiễm tái phát đã mở rộng khoảng một nửa bề mặt niêm mạc.
  • Cấp độ 3: Diện tích vùng viêm lộ tuyến tái tạo lên tới hơn 70% cổ tử cung. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận rõ sự đau rát cũng như khó chịu ở vùng kín và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh gồm:

  • Khí hư ra nhiều bất thường, màu xanh, trắng đục hoặc ngả vàng, có thể lẫn máu hoặc không.
  • Âm đạo ẩm ướt, có mùi tanh hôi.
  • Rối loạn kinh nguyệt hoặc xuất hiện tình trạng chậm kinh, rong kinh.
  • Máu kinh sẽ có màu đen hoặc nâu và bị vón cục nhiều.
  • Đau bụng dưới dữ dội, cơn đau lan rộng sang vùng eo hoặc lưng.
  • Vùng kín ngứa ngáy khó chịu và đau rát, chảy máu khi quan hệ tình dục.

ĐỌC THÊM: Viêm Lộ Tuyến Độ 1: Tìm Hiểu Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị TRIỆT ĐỂ

Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung

Nguyên nhân gây bệnh chính là do sự xâm nhập và phát triển của các loại vi sinh vật có hại như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… 

Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung
Thói quen vệ sinh vùng kín sai cách là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này

Tình trạng này chủ yếu xuất phát từ những thói quen sinh hoạt và vệ sinh không đúng cách của chị em:

  • Vệ sinh vùng kín sai cách hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có độ pH không phù hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây mất cân bằng nội tiết tố.
  • Quan hệ tình dục quá sớm sau khi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Tự ý dừng điều trị hoặc không theo đúng phác đồ của bác sĩ chỉ định, khiến vết thương chưa phục hồi hoàn toàn hoặc xuất hiện phản ứng nhờn thuốc.
  • Nạo phá thai không an toàn tại những cơ sở y tế trái phép.

Biến chứng viêm lộ tuyến tái tạo

Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn cao.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi nếu đang trong thời kỳ mang thai hoặc nếu sinh thường sẽ gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh do vi khuẩn bám vào da và mắt bé.
  • Ảnh hưởng sức khỏe tâm sinh lý, đời sống tình dục, hạnh phúc vợ chồng. 

Cách điều trị viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung

1. Điều trị theo Tây y

Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung
Dùng thuốc đặt giúp loại bỏ viêm nhiễm tại chỗ nhanh chóng
  • Thuốc dạng đặt: Tiện lợi, dễ sử dụng và giúp loại bỏ nhanh vi khuẩn, nấm ngứa,… Ngoài ra còn giúp se khít vết thương và cân bằng độ pH tại âm đạo,…
  • Thuốc dạng viên uống: Dạng thuốc này tác động trực tiếp vào vùng tổn thương, kích thích vùng niêm mạc mới phát triển, loại bỏ viêm nhiễm. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường không được chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Điều trị ngoại khoa: Các phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định áp dụng cho các trường hợp nặng, viêm cấp độ 2, 3 và không đáp ứng với điều trị . Ngoài ra còn có những chị em không tương thích khi sử dụng thuốc. Một số công nghệ phẫu thuật phổ biến hiện nay là áp lạnh, dao LEEP, đốt laser hay đốt điện,…

ĐỪNG BỎ QUA: Viêm lộ tuyến có nên đốt không? Những lưu ý khi đốt viêm lộ tuyến cần chú ý

2. Chữa theo mẹo dân gian

Một số mẹo điều trị tại nhà an toàn mà chị em nên tham khảo: Lá trầu không, ngải cứu, lá trà xanh, giấm táo, nước muối loãng,… Tuy nhiên, do dược tính không cao, mất nhiều thời gian nên không được thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị.

3. Thuốc Đông y

Các bài thuốc từ Đông y chữa viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung được nhiều chị em chọn lựa vì hiệu quả và lành tính. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc uống, ngâm rửa hoặc xông hơi, sử dụng các loại dược liệu như trinh nữ hoàng cung, khổ sâm, ích mẫu hoặc đương quy…

Phòng tránh tái phát viêm lộ tuyến tái tạo

  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng mỗi ngày với nước ấm và sản phẩm làm sạch lành tính.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất.
  • Tuyệt đối không lạm dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
  • Làm sạch đồ lót đúng cách và lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát.
  • Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3 tháng/ lần.
  • Chị em cần kiêng quan hệ trong thời gian điều trị viêm lộ tuyến.
  • Tiến hành điều trị bệnh theo đúng phác đồ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Hy vọng thông qua các kiến thức mà bài viết cung cấp, bạn đã hiểu viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung. Từ đó phòng tránh tối đa nguy cơ tái phát viêm lộ tuyến hoặc gặp phải biến chứng nguy hiểm. 

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger