Viêm Xoang Sàng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm xoang Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm xoang sàng xảy ra khi các xoang sàng gần mắt bị nhiễm trùng. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm xoang sàng là gì?

Viêm xoang sàng là một thuật ngữ chỉ tình trạng viêm nhiễm ở các xoang sàng, một nhóm các xoang nhỏ nằm trong xương sàng, giữa mắt và mũi, gần với xoang trán và xoang hàm. 

Khi bị viêm, các hốc xoang sẽ phù nề, tăng tiết dịch ứ đọng trong xoang. Điều này gây nghẹt mũi, đau nhức đầu và mặt, thiếu oxy não.

Viêm xoang sàng là tình trạng tổn thương niêm mạc lót xoang sàng
Viêm xoang sàng là tình trạng viêm nhiễm ở các xoang sàng

Viêm xoang sàng có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm xoang sàng không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm xoang có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Nhiễm trùng lan rộng các khu vực lân cận như họng, mắt, não, và xương sọ.
    • Viêm màng não
    • Viêm amidan
    • Viêm họng, Áp xe họng
    • Viêm tai
    • Viêm tai giữa…
  • Viêm đa xoang
  • Tắc nghẽn xoang gây đau và tăng áp lực nghiêm trọng
  • Ảnh hưởng đến thị giác
    • Áp xe nhãn cầu
    • Viêm mí mắt
    • Viêm dây thần kinh thị giác
    • Thị lực giảm
    • Nhìn mờ…

Triệu chứng của viêm xoang sàng

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:

  • Ngạt mũi
  • Chảy dịch mũi có màu vàng hoặc xanh, thường đặc và có mùi hôi
  • Chảy dịch mũi sau gây đau họng, thường xuyên có cảm giác buồn nôn
  • Giảm khứu giác
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Đau và nhạy cảm vùng mặt
  • Đau họng và ho
  • Hôi miệng và đờm trong khạc nhổ
  • Sưng, đỏ hoặc đau mắt.
Ngạt mũi là một trong nhiều biểu hiện thường gặp của bệnh
Ngạt mũi, chảy dịch mũi sau, đau và nhạy cảm vùng mặt là những triệu chứng thường thấy

Nguyên nhân gây viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nhiễm trùng có thể do virus (như virus gây cảm lạnh thông thường), vi khuẩn, hoặc hiếm hơn là nấm.
  • Dị ứng: Dị ứng môi trường (như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, và lông thú) có thể gây viêm và sưng trong các xoang, dẫn đến viêm xoang.
  • Polyp Mũi: Các khối u lành tính trong mũi hoặc xoang có thể gây tắc nghẽn và viêm.
  • Lệch vách ngăn mũi: Vách ngăn mũi bị lệch có thể cản trở dòng chảy thông thường của dịch trong xoang và gây viêm.
  • Các yếu tố môi trường: Khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, và các hóa chất có thể kích thích mũi và xoang, gây viêm.
  • Các vấn đề miễn dịch: Một hệ thống miễn dịch yếu hoặc rối loạn miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang.
  • Các vấn đề về hô hấp: Bệnh nhân mắc các rối loạn hô hấp như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn có nguy cơ cao hơn về viêm xoang.
  • Thay đổi áp suất khí quyển: Như trong trường hợp đi máy bay hoặc lặn biển.

Phương pháp điều trị viêm xoang sàng hiệu quả

Cách điều trị viêm xoang sẽ được chỉ định dựa trên nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể.

1. Điều trị bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị chính. Những thuốc trị viêm xoang thường được sử dụng gồm:

  • Kháng sinh: Dùng để điều trị viêm nhiễm mũi xoang do nhiễm trùng bởi vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc NSAID như Ibuprofen được sử dụng để giảm những cơn đau do bệnh viêm xoang gây ra.
  • Thuốc dị ứng: Nếu viêm xoang do dị ứng, bệnh nhân sẽ được dùng nhóm thuốc này để chữa bệnh.
  • Thuốc giãn phế quản: Dùng trong trường hợp bệnh nhân có các cơn ho khan do co thắt, viêm họng, viêm phổi. 
  • Thuốc long đờm: Thuốc này được dùng để điều trị những biến chứng viêm đường hô hấp, ho khó khạc đờm, ứ nghẹn ở cổ,…

Lưu ý: Chỉ dùng thuốc khi bác sĩ yêu cầu và có hướng dẫn cụ thể.

Điều trị bệnh bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị viêm xoang sàng thường được chỉ định trong trường hợp việc điều trị nội khoa (như dùng thuốc) không hiệu quả hoặc khi có các biến chứng nghiêm trọng. Các loại phẫu thuật thường được sử dụng bao gồm:

Phẫu thuật là phương pháp giải quyết dứt điểm lệch vách ngăn
Phẫu thuật là phương pháp điều trị viêm xoang đang trong giai đoạn nặng, có biến chứng
  • Phẫu thuật mở xoang: Đây là phương pháp truyền thống, trong đó bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một đường cắt nhỏ để tiếp cận xoang viêm và loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc tắc nghẽn.
  • Phẫu thuật nội soi xoang: Phương pháp này ít xâm lấn hơn. Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mỏng và các dụng cụ đặc biệt để loại bỏ polyp, mô sưng, và cải thiện sự thông thoáng của xoang. FESS được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị phẫu thuật viêm xoang hiện nay do tính an toàn và hiệu quả.
  • Phẫu thuật Balloon Sinuplasty: Phương pháp này sử dụng một bóng nhỏ được đưa vào các lối vào của xoang thông qua một ống dẫn. Sau đó, bóng được bơm căng để mở rộng lối vào của xoang, giúp cải thiện sự thông thoáng.
  • Loại bỏ polyp hoặc xử lý các vấn đề về cấu trúc: Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ polyp mũi hoặc sửa chữa các vấn đề cấu trúc như lệch vách ngăn mũi.

Lựa chọn phẫu thuật phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm xoang, và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ đánh giá từng trường hợp cụ thể và tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.

Điều trị bệnh bằng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian có thể giúp giảm triệu chứng của viêm xoang sàng, hạn chế việc lạm dụng thuốc tây y.

  • Dùng lá chanh

Một nồi xông lá chanh hàng ngày sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thư thái, giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu,…

Xông nước lá chanh để điều trị triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp
Xông nước lá chanh để điều trị triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp
  • Dùng lá ngải cứu

Lá ngải cứu chứa Flavonoid có tác dụng giảm viêm nhiễm. Bệnh nhân có thể ăn món trứng rán ngải cứu để giảm đau hoặc có thể đặt 1 nồi xông lá ngải cứu để thông mũi họng, thư thái đầu óc,… 

  • Dùng nước muối giúp kháng viêm

Nước muối có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Khi dùng có thể đẩy lùi các yếu tố viêm trong xoang, thông mũi, giảm nhiễm trùng. Mỗi ngày dùng nước muối rửa mũi và súc họng.

Viêm xoang sàng không có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị bằng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger