Xuất tinh ra máu: Nguyên nhân và Cách chẩn đoán, Chữa trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xuất tinh sớm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Xuất tinh ra máu là tình trạng tinh dịch lẫn máu. Điều này có thể cho thấy sự bất thường của cơ thể, liên quan đến các tình trạng về sinh lý – sinh sản hoặc cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm khác. 

Xuất tinh ra máu
Xuất tinh ra máu là hiện tượng tinh dịch có lẫn máu và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ác tính nguy hiểm

Hiện tượng xuất tinh ra máu là bệnh gì? 

Xuất tinh ra máu (Hematospremia) là hiện tượng máu lẫn trong tinh dịch khi được xuất ra ngoài. Đây thường là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn.

Ngay khi phát hiện máu trong tinh dịch, nam giới nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu ở nam giới

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này như: 

Nguyên nhân nguyên phát

Để xảy ra quá trình xuất tinh, tinh trùng sẽ di chuyển dọc theo các ống dẫn đến niệu đạo, sau đó đến vùng đầu dương vật rồi mới phóng ra ngoài. Do đó, nhiều nghiên cứu cho rằng hiện tượng xuất tinh ra máu là do trong quá trình di chuyển, máu từ hai bên thành ống dẫn rỉ ra do bị vỡ, tổn thương lẫn vào trong tinh trùng. 

Xuất tinh ra máu
Các chuyên gia nhận định nam giới xuất tinh ra máu do 2 trường hợp nguyên phát và thứ phát

Nguyên nhân thứ phát

Một số bệnh lý thường gặp gây hiện tượng xuất tinh ra máu:

Nhiễm khuẩn

Viêm nhiễm được nhận định là nguyên nhân hàng đầu gây xuất tinh ra máu. Các bệnh lý liên quan:

  • Nhiễm khuẩn qua đường tình dục
  • Calci hóa tuyến tiền liệt
  • Sỏi túi tinh 
  • Chấn thương

Một số loại vi khuẩn được phát hiện nhiều nhất như vi khẩn gram dương, nấm Chlamydia, trực khuẩn lao, Escherichia Coli… 

Mắc các bệnh nam khoa

Ngoài ra, các bệnh như lậu, herpes hay chlamydia… cũng có nguy cơ gây ra hiện tượng này. 

Tắc túi tinh hoặc tắc nang của túi tinh

Các túi tinh hoặc nang túi tinh nằm dưới niêm mạc bị căng giãn nhiều đến mức đứt vỡ gây tắc nghẽn tinh dịch và hạn chế quá trình lưu thông máu tại đây. Lúc này, khi nam giới xuất tinh sau quan hệ, trong tinh dịch chắc chắn sẽ có lẫn một ít máu, hay còn được gọi là hiện tượng xuất tinh ra máu. 

Xuất tinh ra máu
Sự xuất hiện của khối u hoặc sỏi tại ống dẫn tinh có thể khiến tinh dịch lẫn sau khi xuất tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch nằm trên tinh hoàn bị căng giãn do nở rộng quá mức. Nguyên nhân được xác định là do dòng máu di chuyển ngược dòng và ồ ạt đến mức làm giãn, ứ đọng trong các tĩnh mạch.

Đến khi xuất tinh, niệu đạo co thắt liên tục và mạnh mẽ khiến các dây tĩnh mạch này vốn đã căng ngày càng yếu hơn, thậm chí đứt gãy, gây chảy máu mỗi khi xuất tinh. Quan sát sẽ thấy có lẫn máu trong tinh dịch như chúng ta đang đề cập. 

Ung thư

Các chuyên gia tình dục học khẳng định rằng một số dạng ung thư như ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường ống dẫn tinh, có khối u lympho trong cơ quan sinh dục… đều có thể gây xuất tinh ra máu. 

Tổn thương do thực hiện các thủ thuật 

Những thủ thuật xâm lấn nhằm mục đích thăm khám, điều trị tại cơ quan sinh dục như thắt ống dẫn tinh, cắt tinh hoàn, đặt dụng cụ vào niệu đạo, chiến xạ ung thư tuyến tiền liệt, sinh thiết tuyến tiền liệt thông qua trực tràng… rất dễ gây ra tổn thương và xuất huyết.

Trong trường hợp này, các tổn thương sau khi lành lại, phục hồi cấu trúc bình thường thì máu sẽ không còn xuất hiện ở trong tinh dịch nữa. 

Quan hệ tình dục thô bạo

Khi quan hệ tình dục mạnh bạo, tư thế không an toàn hoặc tâm lý bất ổn có thể khiến niệu đạo bị tổn thương. Tổn thương niệu đạo khiến cho tuyến tiền liệt và túi tinh bị tắc nghẽn. Hậu quả là gây xuất tinh ra máu. 

Do ảnh hưởng từ các bệnh lý toàn thân

Một số bệnh lý rối loạn toàn thân như tim mạch, rối loạn đông máu, huyết áp, tiểu đường, chứng hemophilia (bệnh ưa chảy máu), xơ gan, viêm gan mãn tính… cũng có thể gây ra xuất tinh ra máu trong một vài trường hợp cụ thể. 

Triệu chứng khi bị xuất tinh ra máu? Khi nào cần khám?

  • Tinh dịch chuyển hẳn sang màu hồng, đỏ hoặc lẫn sợi máu nhỏ li ti; 
  • Kèm theo tiểu buốt, tiểu rát, lẫn máu trong nước tiểu;
  • Đau khi đi tiểu hoặc đau khi xuất tinh; 
  • Sốt, đau lưng, đau tức vùng bụng dưới; 
  • Mệt mỏi, cơ thể rã rời, không hứng thú với việc quan hệ tình dục; 
Xuất tinh ra máu
Hình ảnh tinh dịch sau khi xuất ra có lẫn máu chuyển sang màu nâu đỏ ở nam giới

Khi nào cần đi khám bác sĩ:

  • Nếu tình trạng này xảy ra một lần và không tái phát, có thể không cần lo lắng.
  • Tuy nhiên, nếu tinh dịch có máu xảy ra liên tục hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau, khó tiểu, hoặc sưng tấy, bạn nên thăm khám bác sĩ.

Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp, xuất tinh ra máu là tạm thời và không nghiêm trọng, đặc biệt là ở nam giới trẻ hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng hơn như ung thư, đặc biệt là ở nam giới lớn tuổi. Điều quan trọng là thăm khám càng sớm càng tốt.

Xuất tinh ra máu
Nam giới xuất tinh ra máu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Một số vấn đề có thể xảy ra:

  • Gây tâm lý tiêu cực:
  • Suy giảm đời sống tình dục
  • Dễ vô sinh
  • Tăng nguy cơ ung thư

Chẩn đoán xét nghiệm tinh dịch có máu

Thông thường, quy trình chẩn đoán xuất tinh ra máu gồm 2 bước:

Xuất tinh ra máu
Xét nghiệm tinh dịch đồ đem lại nhiều chi tiết quan trọng giúp bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán xuất tinh ra máu chính xác nhất

Thăm khám lâm sàng

  • Kiểm tra triệu chứng, tiền sử bệnh
  • Khám bộ phận sinh dục

Xét nghiệm chẩn đoán

Một số xét nghiệm cận lâm sàng sau đây sẽ giúp xác định chính xác tình trạng mà nam giới  bị xuất tinh ra máu đang mắc phải:

  • Siêu âm
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Nội soi túi tinh
  • Xét nghiệm tinh dịch
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm lao tiết niệu
  • Một số xét nghiệm khác: Tùy theo tình trạng bệnh, nghi ngờ khu vực có vấn đề mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp như: xét nghiệm Mantoux, PCR, kiểm tra STI… 

Cách điều trị xuất tinh ra máu hiệu quả

Điều trị dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Những cách chữa phổ biến:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Hầu hết các trường hợp bị xuất tinh ra máu đều đáp ứng tốt với thuốc. Những loại thường dùng:

Xuất tinh ra máu
Điều trị xuất tinh ra máu bằng thuốc Tây là phương pháp đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng nhất
  • Do lao túi tinh: Chủ yếu dùng các loại gồm:
    • Thuốc kháng lao như Rifampicin, Izoniazid (INH), Pyrazinamid, Ethambutol… liên tục ít nhất trong vòng 9 tháng. Không tự ý ngưng thuốc.
    • Kết hợp thuốc chống viêm không steroid, điển hình là Prednisolon.
    • Thuốc cải thiện chức năng gan.
  • Do viêm, nhiễm khuẩn: Thường được điều trị theo kháng sinh đồ.
    • Nhóm thuốc Quinolon: gồm Norfloxacin, Levofloxacin, Ciprofloxacin…;
    • Nhóm thuốc Cephalosporin thế hệ 2 và 3 như Cefoxitin, Ceftriaxone, Cefuroxim, Cefotaxime, Cefixim…;
    • Kháng sinh Trimethoprim hoặc Metronidazone kết hợp thuốc Doxycyclin để điều trị xuất tinh ra máu do nhiễm nấm Chlamydia;
    • Kết hợp thuốc kháng viêm, giảm phù nề như Alphachoay (Alpha chymotrypsin) trong vòng 2 – 3 tuần;
    • Thuốc cầm máu dạng uống hoặc tiêm liên tục trong vòng 5 – 10 ngày đầu điều trị để đạt kết quả tốt nhất; 
  • Do giãn tĩnh mạch: Diosmin – Hesperidin (Daflon). Thuốc có tác dụng giảm mức độ căng giãn của tĩnh mạch, cải thiện tình trạng ứ trệ tuần hoàn tại khu vực này.

Lưu ý: Sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều phải do bác sĩ chỉ định.

2. Can thiệp ngoại khoa

Nam giới bị xuất tinh ra máu do các nguyên nhân như giãn tĩnh mạch thừng tinh, khối u… thường cần phải can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật phù hợp. 

Một số kỹ thuật thường được áp dụng như:

  • Chọc hút các nang túi tinh hoặc tuyến tiền liệt thông qua kỹ thuật siêu âm trực tràng;
  • Phẫu thuật loại bỏ sỏi hoặc khối u tắc nghẽn trong bàng quang, đường tiết niệu và cơ quan sinh dục;  
Xuất tinh ra máu
Can thiệp ngoại khoa được áp dụng cho trường hợp xuất tinh ra máu do có sỏi hoặc khối u gây tắc nghẽn ống dẫn tinh

Tuy phẫu thuật là giải pháp đem lại hiệu quả cao nhưng cũng tiềm ẩn tỷ lệ rủi ro khá lớn. Ngoài ra, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ thực hiện khi có bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Chăm sóc và phòng ngừa tái phát xuất tinh ra máu 

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả, nam giới cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây: 

Xuất tinh ra máu
Giữ vệ sinh thân thể, giặt giũ quần áo sạch sẽ, nhất là quần lót, tránh mặc quần bó sát hoặc ẩm ướt
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội thường xuyên, không mặc đồ bó sát và tránh mặc quần áo ẩm ướt. 
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân, nhất là quần lót, quần áo, khăn tắm, bàn chải… với những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan;
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, quan hệ nhẹ nhàng, không dùng đồ chơi tình dục, không thô bạo.
  • Không quan hệ và thủ dâm quá mức.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua thực đơn ăn uống khoa học, phù hợp với nhu cầu và sở thích. Khuyến khích tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu hạt, quả hạch, thịt cá giàu chất béo không bão hòa, các loại hải sản… tốt cho cơ quan sinh dục. 
  • Hạn chế ăn những món “nghèo dinh dưỡng” như thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ muối chua để lâu ngày, những món nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng… Đặc biệt, nam giới cần từ bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.. để tránh gây hại cho sức khỏe. 
  • Tạo thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái…
  • Tăng cường tập luyện thể dục, rèn luyện thể chất đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và đề kháng tốt bảo vệ cơ thể.

Xuất tinh ra máu ở nam giới có thể là dấu hiệu của bệnh nhẹ hoặc nặng. Nên chủ động thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để được làm các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger