Người Bị Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bị nổi mề đay có kiêng tắm không là thắc mắc của không ít người bệnh. Việc tiếp xúc với nước liệu có khiến các tổn thương thêm nghiêm trọng hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Người bị nổi mề đay có kiêng tắm không? Vì sao? 

Người bị nổi mề đay có kiêng tắm không? Vì sao? 
Người bị nổi mề đay không cần kiêng tắm, thậm chí càng phải tắm thường xuyên để vệ sinh cơ thể

Trong Đông y, mề đay xảy ra do sự tác động của các yếu tố như phong nhiệt, phong hàn vào trong cơ thể. Nên dân gian quan niệm, người bị mề đay cần kiêng nước, kiêng gió để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, quan niệm này đúng nhưng chưa đủ, hiện tượng nổi mề đay đúng là do tiếp xúc với gió hoặc nước bẩn, nhưng đó là đối với gió trời tự nhiên chứa nhiều dị nguyên. Còn việc người bị nổi mề đay vẫn phải tắm rửa hằng ngày bằng nguồn nước sạch, đạt chuẩn và đảm bảo không chứa các chất gây kích ứng làn da. 

Nhiều người kiêng cữ tuyệt đối việc tắm trong lúc bị mề đay là không phù hợp, thậm chí vì suy nghĩ sai lầm này mà các triệu chứng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, việc tắm gội sạch sẽ hàng ngày, sử dụng các sản phẩm lành tính với làn da có tác dụng cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Nói tóm lại, người bị nổi mề đay vẫn phải tắm rửa, vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt là vào thời tiết nóng bức, làn da ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, chỉ cần tắm đúng cách, các triệu chứng mề đay ngứa ngáy sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Xem thêm: Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị 

Hướng dẫn cách tắm hiệu quả và an toàn cho người bị nổi mề đay

Tắm bằng nước ấm

Nước tắm dành cho người bị mề đay nên là nước ấm hoặc nước mát (nếu tắm vào mùa hè) là tốt nhất. Không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. 

Đặc biệt, đảm bảo nguồn nước tắm sạch, không chứa hóa chất hay dị nguyên gây hại cho làn da. 

Tắm nước lá dược liệu 

Dược chất trong dược liệu có tác dụng sát trùng, kháng viêm, chống khuẩn trên da, giảm ngứa ngáy mề đay và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, hồi các tổn thương da cho mề đay. Tuy nhiên, chỉ sử dụng cách tắm lá dược liệu cho những trường hợp bệnh mức độ nhẹ. 

Hướng dẫn cách tắm hiệu quả và an toàn cho người bị nổi mề đay
Tắm lá khế, trà xanh, lá trầu không, kinh giới… là giải pháp điều trị mề đay hiệu quả, an toàn và lành tính với làn da

Gợi ý: Nóng Trong Người Nổi Mề Đay Có Phải Bệnh? Điều Trị Như Thế Nào?

Không chà xát mạnh khi tắm

Người bệnh có xu hướng cào gãi mạnh để giảm ngứa. Điều này càng khiến các tổn thương ngoài da ngày càng nghiêm trọng hơn, lở loét viêm nhiễm. Do đó, trong lúc tắm không nên chà xát mạnh lên da, chỉ nên massage nhẹ nhàng.

Tắm trong thời gian phù hợp 

Người bị mề đay nên tắm càng nhanh càng tốt, tối đa 10 phút là phù hợp. Vì tổn thương mề đay càng tiếp xúc với nước lâu càng khiến tổn thương ngoài da bị kích ứng nặng hơn.

Chọn các sản phẩm phù hợp 

Làn da bị tổn thương mề đay rất dễ bị kích ứng bởi các sản phẩm chứa hóa chất độc hại. Do đó, nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm lành tính, chiết xuất 100% organic tự nhiên phù hợp với làn da nhạy cảm.

Tham khảo thêm: Bị nổi mề đay liên tục: Cách điều trị hợp lý

Lưu ý cần biết về chăm sóc làn da bị nổi mề đay 

Lưu ý cần biết về chăm sóc làn da bị nổi mề đay 
Sử dụng các sản phẩm vệ sinh cơ thể lành tính, chiết xuất dược liệu tự nhiên là tốt nhất cho người bị mề đay
  • Ngay sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm, sạch rồi mới mặc quần áo. 
  • Ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thay mới chăn drap nệm gối mới thường xuyên.
  • Ăn uống khoa học, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm lành tính. Tránh sử dụng các loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích như rượu bia… 
  • Tập luyện thể dục, rèn luyện thể chất điều độ mỗi ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng trong đời sống hàng ngày. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có được câu trả lời chính xác về vấn đề “người bị nổi mề đay có kiêng tắm không?”. Trong một số trường hợp nhận thấy mức độ diễn tiến nặng, tốt nhất nên thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger