Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Dấu Hiệu, Cách Xử Lý, Phòng Ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay do dị ứng phấn hoa là một trong những dạng mề đay phổ biến. Xảy ra do cơ thể tạo ra phản ứng dị ứng mề đay mẩn ngứa khi tiếp xúc với phấn hoa.

Bị nổi mề đay do dị ứng phấn hoa là gì? 

Bị nổi mề đay do dị ứng phấn hoa là gì? 
Dị ứng phấn hoa nổi mề đay là một dạng bệnh da liễu phổ biến có liên quan đến cơ địa dị ứng

Dị ứng phấn hoa hay còn được gọi là sốt cỏ khô. Đây là một dạng dị ứng đặc trưng với các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là tình trạng nổi mề đay ngứa ngáy trên da. Cơ chế bệnh sinh là khi cơ thể tiếp xúc hoặc hít phải phấn hoa có trong không khí, hệ miễn dịch sẽ nhận diện ngay đây là kháng nguyên và kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể để chống lại. 

Lúc này, hoạt chất trung gian histamine được sinh ra và tồn tại dưới da, làm phát sinh các triệu chứng nổi mề đay.

Xem thêm: Top 7 Cách Dùng Muối Trị Mề Đay Giảm Ngứa Nhanh Chóng

Các triệu chứng mề đay dị ứng phấn hoa 

Các triệu chứng mề đay dị ứng phấn hoa 
Nổi nề đay do dị ứng phấn hoa đặc trưng với những mảng da mẩn đỏ, phù nề, ngứa ngáy khó chịu…
  • Phát ban, nổi mẩn đỏ  xuất hiện với số lượng lớn, có nhiều kích thước khác nhau;
  • Kèm theo ngứa ngáy kéo dài liên tục;
  • Ngứa rát cổ họng, đau họng; 
  • Mắt đỏ, sưng vùng quanh mắt, chảy nước mắt; 
  • Mũi sụt sịt, khò khè, khó thở, chảy nhiều nước mũi;
  • Ho liên tục, làm tăng phản ứng hen suyễn, không sốt;

Các triệu chứng dị ứng thường chỉ mất từ 15 – 20 phút kể từ sau khi tiếp xúc với phấn hoa.

Bị nổi mề đay do dị ứng phấn hoa có nguy hiểm không?

Bệnh nổi mề đay do dị ứng phấn hoa có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tính chất của bệnh và cách điều trị chăm sóc. Những trường hợp phát bệnh cấp tính, triệu chứng thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu không có biện pháp xử lý đúng cách, kịp thời sẽ khiến các triệu chứng dần trở nặng từ vài giờ cho đến vài ngày. 

Trường hợp bệnh tái đi tái lại thường xuyên và bị quanh năm rất dễ phát sinh nhiều biến chứng như: 

Bị nổi mề đay do dị ứng phấn hoa có nguy hiểm không?
Dị ứng phấn hoa nổi mề đay nghiêm trọng gây biến chứng phù mạch, khó thở, sưng phù mắt, môi…
  • Phù mạch: Biến chứng này thường xảy ra trên hệ hô hấp, gây sưng phù họng và tắc nghẽn đường thở. 
  • Nhiễm trùng da: Nổi mề đay ngứa ngáy khiến người bệnh dùng tay để cào gãi mạnh, dễ gây trầy xước, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. 
  • Sốc phản vệ: Với các triệu chứng như khó thở, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong. 

Cách xử lý các triệu chứng nổi mề đay do dị ứng phấn hoa 

1. Điều trị bằng thuốc Tây 

Điều trị bằng thuốc Tây 
Thuốc trị dị ứng phấn hoa nổi mề đay thường là thuốc kháng histamine, thuốc glucocorticoid… giúp giảm sưng viêm, giảm ngứa
  • Thuốc kháng histamine như Loratadine, Diphenhydramine, Clarinex, Claritin, Zyrtec, Vistaril… 
  • Thuốc Glucocorticoid
  • Thuốc tiêm dị ứng Xolari (Omalizumab) 
  • Thuốc chống trầm cảm Doxepin 
  • Một số loại thuốc khác như Pseudoephedrine (Sudafed) hoặc thuốc xịt mũi Oxymetazoline (Afrin)…

Gợi ý: Nổi Mề Đay Xức Dầu Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

2. Chăm sóc tại nhà 

Chăm sóc tại nhà 
Chườm lạnh là mẹo giảm ngứa nổi mề đay dị ứng phấn hoa tạm thời nhưng hiệu quả
  • Chườm lạnh
  • Tắm nước mát
  • Bôi kem dưỡng ẩm
  • Ăn uống đủ chất
  • Nghỉ ngơi nhiều

3. Mẹo dân gian chữa nổi mề đay dị ứng phấn hoa

Mẹo dân gian chữa nổi mề đay dị ứng phấn hoa
Nghệ và mật ong giúp xoa dịu kích ứng, chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện cơn ngứa ngáy
  • Nghệ: Bạn rửa sạch vùng da dị ứng mẩn ngứa, giã nát nghệ, vắt lấy nước cốt bôi trực tiếp lên da. 
  • Tắm lá chè xanh: Đun sôi 1 nắm lá chè xanh với 3 lít nước, rót nước ra chậu, pha thêm nước lạnh để nước ấm lại rồi dùng để tắm.
  • Sữa tắm bột yến mạch: Tắm bột yến mạch là cách nhanh nhất giúp xoa dịu cơn ngứa ngáy dữ dội.
  • Chườm lá khế sao nóng: Rửa sạch 1 nắm lá khế, để ráo nước rồi sao nóng cùng muối hạt. Đổ ra một chiếc khăn sạch rồi tiến hành chườm lên vùng da bệnh. 
  • Mật ong: Ăn mật ong nguyên chất là một mẹo dân gian hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng nổi mề đay dị ứng phấn hoa. 

Phòng ngừa nổi mề đay do dị ứng phấn hoa

  • Cách duy nhất để ngăn nổi mề đay dị ứng phấn hoa không tái phát đó là tránh tiếp xúc với nó. Hoặc ít nhất cũng phải hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc với phấn hoa trong không khí bằng cách che chắn cơ thể kỹ lưỡng. 
  • Khi ở nhà, hãy hạn chế mở cửa sổ khi dự báo thời tiết cảnh báo tỷ lệ phấn hoa trong không khí cao. 
  • Sử dụng máy lọc không khó tại nơi sinh hoạt.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. 
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, thay chăn, drap nệm, vỏ gối. 
  • Quần áo sau khi giặt nên sấy khô hoặc phơi ở nơi kín đáo, hạn chế phơi ngoài trời.
  • Khi bắt đầu vào mùa phấn hoa, hãy chủ động sử dụng thuốc dị ứng phấn hoa, tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn bệnh tái phát.

Dị ứng phấn hoa nổi mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến và có thể điều trị, phòng ngừa được nếu biết cách. Tuy nhiên, nếu nhận thấy triệu chứng phát sinh nghiêm trọng, biến chứng suy hô hấp hãy đến bệnh viện cấp cứu ngay vì đây có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ, đe dọa tính mạng người bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger