Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở đốt sống thắt lưng. Bệnh không chỉ gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động trực tiếp đến chức năng vận động của cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh gì?
Theo các tài liệu giải phẫu học, hệ xương cột sống của con người gồm có 33 đốt sống và được chia làm 5 nhóm chính gồm:
- 7 đốt sống cổ (đánh dấu từ C1 – C7)
- 12 đốt sống lưng (đánh dấu từ D1 – D12)
- 5 đốt sống thắt lưng (đánh dấu từ L1 – L5)
- 5 đốt sống hông (đánh dấu từ S1 – S5)
- 4 đốt cùng cụt
Giữa mỗi 2 đốt sống là đĩa đệm, cấu tạo gồm bao xơ và nhân nhầy bên trong. Đĩa đệm giúp giảm ma sát và hấp thu lực tác động khi cơ thể di chuyển, cử động.
Tuy nhiên, khi có chất thương mạnh hoặc lão hóa khiến bao xơ bị rách, phần nhân bên trong thoát ra ngoài, tạo thành một khối thoát vị chèn ép lên hệ thống rễ dây thần kinh và tủy sống. Tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm L4, L5 xảy ra khi tình trạng thoát vị xảy ra ở 2 đốt sống thắt lưng cuối, có kí hiệu L4 và L5. Đây là phần phải chịu nhiều áp lực nhất vì nằm ở vị trí thấp, đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể, đặc biệt là khi có những chuyển động. Chính vì thế mà nó rất dễ tổn thương.
Theo thống kê, có hơn 45% người bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở đoạn L4, L5. Chỉ xếp sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng, đặc biệt là ở vị trí giữa các đốt sống L4 và L5, có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Đau lưng dưới: Đau thường xuất phát từ vùng lưng dưới và có thể lan xuống chân qua đường đi của dây thần kinh. Mức độ đau có thể thay đổi từ nhẹ đến dữ dội, tùy thuộc vào mức độ thoát vị và áp lực lên dây thần kinh.
- Đau chân và tê: Cảm giác đau, tê, hoặc ngứa ran có thể xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh bị ảnh hưởng, thường là dây thần kinh tọa.
- Yếu cơ: Yếu cơ ở chân hoặc bàn chân. Điều này có thể gây khó khăn khi di chuyển.
- Cảm giác giảm hoặc mất: Có thể có sự giảm hoặc mất cảm giác ở chân hoặc bàn chân, đặc biệt là trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng.
- Các vấn đề với chức năng bàng quang hoặc trực tràng: Trong một số trường hợp hiếm hoi, thoát vị đĩa đệm L4-L5 có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh điều khiển bàng quang và trực tràng, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5
Vì đốt sống đĩa đệm L4 và L5 nằm ở vị trí khá thấp trên cột sống nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lực bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Theo một thống kê, tỷ lệ thoát vị đĩa đệm L4 và L5 ngày càng tăng cao do một số tác nhân sau:
- Tuổi tác: Sự lão hóa tự nhiên các mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể đều suy yếu và giảm chức năng, bao gồm cả các đốt sống. Khi bao xơ không còn đàn hồi tốt, nó rất dễ bị rách và khiến nhân nhầy bên trong bị thoát vị. Chính vì thế mà những người có độ tuổi càng cao càng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương hoặc cử động sai tư thế: Các chấn thương như té xe, tai nạn va chạm nghiêm trọng có thể khiến đĩa đệm bị vỡ. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng phổ biến ở những người thường xuyên cúi người khuân vác vật nặng, vặn lưng khi chơi gofl hoặc xoay ngang người không đúng cách.
- Tính chất công việc: Những người có công việc văn phòng, ngồi lâu một chỗ thường xuyên, sai tư thế hoặc đứng lâu một chỗ cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm L4 và L5.
- Giới tính: Theo thống kê, nam giới thường có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 cao gấp đôi so với nữ giới.
- Một số nguyên nhân khác: Lối sống thiếu lành mạnh như nghiện rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas, thức ăn nhanh, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, thừa cân béo phì, gen di truyền…
Biến chứng thường gặp
Thoát vị đĩa đệm L4, L5 không được điều trị có thể gây ra những biến chứng sau:
- Rối loạn cơ tròn, mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang
- Rối loạn cảm giác
- Tổn thương thần kinh, tăng nguy cơ liệt
- Teo cơ chân
- Bại liệt, tàn phế
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5. Tùy theo tình trạng bệnh đơn giản hay phức tạp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Hầu hết các trường hợp sẽ được dùng thuốc để giảm đau và viêm. Những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thường dùng gồm:
- Thuốc giảm đau: Nhằm mục đích giảm nhanh cơn đau, giúp người bệnh lấy lại khả năng hoạt động tạm thời. Trong đó Paracetamol hoặc một loại NSAIDs sẽ được dùng cho trường hợp nhẹ. Và thuốc nhóm Opioid sẽ được dùng cho trường hợp nặng hơn.
- Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này bao gồm ibuprofen (như Advil, Motrin) và naproxen (như Aleve) giúp giảm viêm và đau.
- Thuốc giãn cơ: Các thuốc như cyclobenzaprine (Flexeril) hoặc methocarbamol (Robaxin) có thể được kê đơn để giảm co thắt cơ bắp, giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
- Corticosteroids: Trong một số trường hợp, corticosteroids có thể được kê đơn dưới dạng uống hoặc tiêm để giảm viêm và đau. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm như amitriptyline cũng có thể được sử dụng để giảm đau mãn tính.
- Thuốc chống co giật: Các loại thuốc như gabapentin (Neurontin) hoặc pregabalin (Lyrica) được sử dụng để điều trị đau thần kinh và có thể hữu ích trong việc giảm đau do thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý rằng việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và chỉ nên được sử dụng sau khi đã được bác sĩ đánh giá và kê đơn. Việc tự ý sử dụng thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng.
2. Kết hợp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được dùng song song hoặc để thay thế cho thuốc. Phương pháp này giúp điều chỉnh cột sống và giảm các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5.
Có thể kể đến một số biện pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 phổ biến như:
# Kéo giãn cột sống
Phương pháp này sử dụng nguồn lực kéo cơ học tác động tích cực lên cột sống, giúp nới rộng các khoang đốt sống và giãn cơ. Từ đó làm giảm áp lực lên tủy sống và dây thần kinh, giảm đau rõ rệt và cải thiện chức năng vận động.
# Điện trị liệu
Phương pháp này sử dụng dòng điện với tần số phù hợp để ức chế quá trình dẫn truyền từ các dây thần kinh lên não. Từ đó giúp giảm đau cột sống.
# Nhiệt trị liệu
Tác dụng của nhiệt trị liệu cũng tương tự như điện trị liệu, tác động tích cực để giảm đau và phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, thay vì sử dụng dòng điện thì thay thế bằng các nguồn nhiệt nhân tạo hoặc vật lý. Có thể kể đến một vài cách phổ biến như:
- Đắp túi chườm nóng lên vùng lưng đau
- Đắp paraffin 450C
- Chiếu sóng ngắn
- Chiếu đèn hồng ngoại
- …
# Sóng siêu âm
Đây cũng là một phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả và được ứng dụng phổ biến. Sóng siêu âm được phát ra, dưới tác động của dòng điện sẽ sản sinh ra nhiệt lượng. Nguồn nhiệt này giúp làm giãn mạch, giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, mang dưỡng chất nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cột sống nhanh hơn.
# Tia laser
Phương pháp này sử dụng tia laser để loại bỏ phần nhân nhầy thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh. Nhờ đó giúp giải phóng áp lực tại hệ thần kinh, giảm đau và phục hồi nhanh chóng.
3. Can thiệp phẫu thuật ngoại khoa
Mổ thoát vị đĩa đệm là thường là giải pháp cuối cùng cho tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5, hoặc mổ ngay lập tức nếu có đĩa đệm bị vỡ và gây chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng.
Phương pháp này giúp điều chỉnh cột sống, sửa chữa hoặc thay thế đĩa đệm hỏng nhằm mục đích cắt giảm cơn đau và phục hồi chức năng. Dưới đây là những kỹ thuật thường dùng gồm:
- Phẫu thuật cắt cung sau cột sống (phẫu thuật Laminectomy);
- Phẫu thuật cắt bỏ vi mô;
- Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo, thay cột sống bị hư hỏng bàng đĩa nhân tạo làm từ kim loại và nhựa;
- Phẫu thuật Mini – COD;
- Hợp nhất cột sống.
Phẫu thuật là phương pháp y khoa đem lại hiệu quả cao nhưng cũng rất rủi ro. Vì vậy cần chú ý lựa chọn cơ sở thực hiện uy tín và chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng cách.
4. Chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian
Trong y học dân gian ghi nhận rất nhiều mẹo bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên để chữa thoát vị đĩa đệm L4, L5. Cách chữa này khá đơn giản, lành tính nhưng chỉ phù hợp với những người bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ. Tham khảo và áp dụng một số cách sau đây:
# Bài thuốc dùng ngải cứu
Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, hơi cay, tính ấm và có tác dụng trừ hàn, ôn trung, chống thấp, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau. Nhờ đó, đem lại hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà lại lành tính, an toàn với sức khỏe người dùng.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước, cắt khúc và để ráo.
- Trộn ngải cứu với 1 lít rượu trắng rồi tiến hành sao nóng trên chảo.
- Khi hỗn hợp khô lại và tỏa mùi thơm, đổ ra một chiếc khăn sạch, túm chặt phần đầu và chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.
- Chườm liên tục trong vòng 15 – 20 phút, nếu nguội có thể đổ ra sao nóng lại và chườm tiếp cho đến khi hết đau.
# Bài thuốc dùng lá lốt
Lá lốt là loại thảo dược giàu dược chất và chữa được rất nhiều bệnh về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm L4 và L5. Trong Đông y, lá lốt có vị cay nồng đặc trưng, tính ấm và được dùng để giảm bớt tình trạng sưng viêm, đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch và để cho ráo nước.
- Cho vào chảo sao nóng cùng với muối hạt cho đến khi muối nổ vàng
- Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn nhỏ, buộc chặt phần đầu và chườm trực tiếp lên đốt sống lưng bị thoát vị trong vòng 15 phút.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
# Bài thuốc dùng rễ đinh lăng
Trong Đông y, rễ đinh lăng là vị thuốc quý, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Uống nước sắc rễ và lá đinh lăng giúp giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh, bồi dưỡng khí huyết và phục hồi chức năng cột sống.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 20 – 30g rễ đinh lăng, 20g cây trinh nữ.
- Rửa sạch dược liệu và cho vào ấm đun, sắc cùng 1 lít nước trong vòng 20 phút.
- Chắt phần nước thu được ra chén, chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
Cách chăm sóc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm L4, L5 là căn bệnh khó tránh khỏi và dễ dàng tái phát nếu bạn có một lối sống thiếu khoa học, nhất là lười vận động. Vì vậy, hãy chủ động điều chỉnh lối sống hàng ngày một cách khoa học để phòng ngừa tái phát tình trạng này.
- Luôn giữ tư thế đúng.
- Tránh mang vác vật nặng, mang vật không đúng cách, đúng lâu hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Dành một ít khoảng nghỉ giữa giờ để thư giãn cơ xương, gân, khớp bằng cách đi bộ, xoa bóp, massage nhẹ nhàng.
- Nếu thấy cột sống thắt lưng có dấu hiệu đau nhức thường xuyên, hãy sử dụng thiết bị hỗ trợ đai đeo khi di chuyển và hoạt động, chơi thể thao…
- Duy trì các thói quen lành mạnh như ngủ đủ giấc, không thức khuya, không làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày, tập vừa sức và chọn những bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe cột sống hiện tại. Như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thiền định…
- Tạo trạng thái tinh thần vui vẻ, tích cực và thoải mái, tránh xa stress, căng thẳng hay lo lắng, sợ hãi.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra tổng quát, sớm phát hiện các bất thường để kịp thời điều trị ngăn ngừa biến chứng.
Bị thoát vị đĩa đệm cột sống L4, L5 là căn bệnh xương khớp nghiêm trọng, cần được điều trị sớm. Do đó người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết cách điều trị càng sớm càng tốt.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Đông Y Hiệu Quả, An Toàn
- Hướng Dẫn 10 Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Hiệu Quả Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!