Tìm Hiểu Giải Pháp Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong các phác đồ điều trị hiện đại. Liệu pháp này tác động vật lý không xâm lấn lên vị trí cột sống tổn thương, giảm đau nhức và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Kéo giãn cột sống (Traction Therapy) là phương pháp tác động vật lý tích cực lên vùng đĩa đệm bị tổn thương. Mục đích làm giãn cột sống, giảm đau nhức nhờ khả năng giải phóng các chèn ép thần kinh, làm nhỏ khối thoát vị và phục hồi cấu trúc, chức năng cột sống trở lại bình thường.
Ngoài ra, liệu pháp bảo tồn này còn được ứng dụng phổ biến trong các phác đồ phục hồi chức năng bận động, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai xương khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông trơn tru.
Theo đánh giá của các chuyên gia, kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm giúp giảm đến 30% nguy cơ phải mổ và tăng tỷ lệ chữa bệnh thành công bằng phương pháp bảo tồn.
Tác dụng của phương pháp kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp kéo giãn cột sống được đánh giá cao về công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm. Liệu pháp này đem lại những lợi ích về mặt cơ học và điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Thư giãn các cơ: Kéo giãn cột sống giúp giãn cơ thụ động, giảm đau và giảm co cứng cơ.
- Giảm nội lực của đĩa đệm: Khi thực hiện kéo giãn dọc theo cột sống, các đốt sống được tác động tích cực, làm giãn rộng và giảm bớt áp lực lên nội đĩa đệm. Nhờ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, mang dưỡng chất đến nuôi dưỡng đĩa đệm, đẩy lùi các triệu chứng bệnh, giảm thể tích đĩa đệm bị lồi và thoát vị.
- Điều chỉnh đường cong cột sống: Kéo giãn cột sống giúp điều chỉnh vị trí của các đốt sống, cột sống bị sai lệch, giải phóng sự co cứng và tăng tính linh hoạt đĩa đệm, cột sống. Nhờ đó giúp cải thiện đường cong cột sống, giảm nguy cơ cột sống bị cong vẹo, dị tật.
- Giảm chèn ép dây thần kinh: Nhờ khả năng giãn cơ, giảm áp lực lên nội đĩa đệm, giải phóng sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh, nuôi dưỡng các đĩa đệm tổn thương và điều trị khỏi chứng thoát vị, đặc biệt hiệu quả đối với những giai đoạn nhẹ.
Ưu và nhược điểm khi kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp cơ học, không xâm lấn, giải quyết hiệu quả nguyên nhân gây bệnh theo hướng tự nhiên, an toàn nhất.
Theo các chuyên gia, tương tự như những phương pháp điều trị khác, cách chữa này cũng tồn tại song song cả những ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Đem lại hiệu quả cao, an toàn, không gây tác dụng phụ và ít gây ra đau đớn cho người bệnh;
- Giảm thiểu tần suất sử dụng thuốc Tây, giảm tác dụng phụ;
- Giảm nguy cơ rủi ro và tiết kiệm thời gian, tiền bạc khi phải thực hiện phẫu thuật;
- Có thể kết hợp song song với nhiều phương pháp khác để đem lại hiệu quả cao hơn;
- Tiện lợi, đối với các loại máy đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà, tiết kiệm thời gian tối đa;
Nhược điểm
- Không phải trường hợp nào cũng phù hợp để thực hiện;
- Đòi hỏi người thực hiện có kiến thức, trình độ chuyên môn cao và trang bị đầy đủ máy móc thiết hiện đại;
Chỉ định và chống chỉ định kéo giãn cột sống
Tuy đem lại hiệu quả cao, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được, cần phải tuân thủ theo chỉ định và chống chỉ định của chuyên gia y tế.
Chỉ định:
- Người bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, tủy sống và các khối mô, cơ mềm xung quanh;
- Thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ và trung bình;
- Thoái hóa cột sống thắt lưng gây khởi phát thoát vị đĩa đệm;
- Người bị đau dây thần kinh tọa, đau mỏi lưng, cong gù, vẹo cột sống lưng cấp độ nhẹ;
- Người các bệnh lý xương khớp, cột sống khác như gai cột sống gây đau nhức, viêm cột sống dính khớp nhưng khớp chưa bị tổn thương quá mức;
Chống chỉ định
- Người bị thoát vị đĩa đệm nhưng có kèm theo tổn thương tủy sống, đĩa đệm bị chèn ép đến mức vị vỡ;
- Người đang mắc bệnh ống tủy, viêm đa khớp dạng thấp, loãng xương, các biến chứng do thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp giai đoạn nặng;
- Bệnh nhân có khối u ác tính, va chạm mạnh gây chấn thương, gãy xương hoặc biến dạng cột sống;
- Hội chứng đuôi cổ;
- Người bị áp xe sưng viêm tấy đỏ vùng cột sống lưng;
- Chị em phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ mang thai;
- Người mắc bệnh tâm thần, trẻ em dưới 18 tuổi, người suy giảm chức năng tim, gan, thận, rối loạn huyết áp…;
- Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu;
Với những trường hợp chống chỉ định sẽ được chuyên gia y tế tư vấn áp dụng các biện pháp điều trị khác phù hợp và hiệu quả hơn. Có thể là thông qua các bài tập vật lý trị liệu cơ bản hoặc dùng thuốc Tây, YHCT và cả phẫu thuật để đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
Các dạng kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm được phân chia làm nhiều dạng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của mỗi trường hợp bệnh:
1. Dựa vào vị trí thoát vị đĩa đệm
Có 2 dạng thoát vị đĩa đệm là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Mỗi dạng sẽ được thực hiện kéo giãn cột sống theo quy trình khác nhau.
Kéo giãn cột sống cổ
Gồm các phương pháp kéo sau:
# Điểm tỳ lực
- Sử dụng 2 điểm tỳ chính là tay kéo ngắn ở sau tỳ vào xương chẩm, còn tay kéo dài phía trước tỳ vào xương hàm dưới;
- Có thể không cần cố định phần dưới cơ thể hoặc cố định 2 điểm tỳ trên vai;
# Phương kéo
- Kéo theo mặt phẳng trước sau giúp cột sống hơi mở gấp về phía trước 20 – 300 và kích thích mở rộng lỗ tiếp hợp;
- Kéo theo mặt phẳng 2 bên theo phương thẳng đứng với hộp sọ khoảng 10 – 150, giúp mở rộng lỗ tiếp hợp;
# Lực kéo
- Tăng giảm lực độ dốc khi thực hiện kéo giãn cột sống phù hợp, từ từ để giảm các rủi ro về triệu chứng giao cảm;
- Chọn lực kéo phù hợp với thể trọng, tốt nhất là từ 10 – 30%. Ban đầu chỉ khoảng 20%, sau đó tăng dần lên, mỗi lần từ 0.5 – 1kg trọng lượng. Nhưng tốt nhất vẫn nên theo dõi phản ứng của người bệnh để điều chỉnh cho phù hợp;
# Tư thế kéo giãn cột sống
- Kéo giãn cột sống cổ trong tư thế ngồi thoải mái, phương kéo giãn hơi chếch ra phía trước từ 20 – 300 sao cho cột sống hơi gấp. Tư thế này giúp giảm thiểu biến chứng rủi ro và tạo sự thoải mái cho người bệnh;
- Kéo giãn cột sống cổ bằng tự trọng: Trọng lượng cơ thể kết hợp với dây kéo cố định chắc chắn, treo ở trên cao, người bệnh ngồi thư giãn trên ghế và tiến hành kéo giãn.
- Kéo giãn cột sống cổ trong tư thế nằm thoải mái, phương kéo hơi chếch xéo so với mặt giường 20 – 200 cho vùng cột sống cổ hơi gấp. Thực hiện kéo giãn cột sống trong tư thế này tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
Kéo giãn cột sống thắt lưng
Gồm các phương pháp kéo sau:
# Điểm từ lực kéo
- Điểm tỳ phía trên: Được thực hiện bằng 2 cách là cố định 2 cọc vào nách và cố định vào 2 bên bờ sườn.
- Điểm tỳ phía dưới: Sử dụng 2 đai kéo để cố định tỳ vào vị trí 2 bên mào chậu.
# Phương kéo
Kéo cột sống thắt lưng theo phương thẳng đứng, chếch khoảng 20 – 300 để tạo độ gấp cho cột sống, kích thích tăng độ mở của lỗ ghép và khoang gian đốt.
# Lực kéo
Lực kéo là yếu tố khá quan trọng quyết định kết quả chữa trị, thực hiện dựa theo cơ chế tăng lực từ từ trong khả năng chịu đựng của người bệnh. Nguyên tắc là tạo lực kéo trong khoảng 50 – 100% trọng lượng cơ thể. Thời gian kéo khoảng 15 – 20 phút/ lần, mỗi đợt liên tục từ 15 – 20 ngày.
# Tư thế
- Kéo giãn cột sống trong tư thế nằm ngửa: 2 chân gấp lại hoặc gác lên ghế sao cho cơ được giãn và cột sống hơi gấp;
- Kéo giãn cột sống trong tư thế nằm sấp: 2 chân để thấp, chèn gối dưới bụng và kéo theo phương chếch xuống dưới 15 – 200 hoặc song song với mặt bàn.
3. Dựa vào thiết bị
Có 2 hình thức kéo giãn phổ biến nhất hiện nay gồm sử dụng máy, đai đeo hoặc đai treo xà đơn.
Máy kéo giãn cột sống
Máy kéo giãn cột sống là thiết bị tân tiến, hiện đại được ứng dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Hệ thống máy này được nghiên cứu và thiết kế với 3 chế độ chính gồm:
# Chế độ kéo giãn liên tục
Chế độ này thực hiện bằng một lực phù hợp và duy trì trong suốt thời gian điều trị. Chế độ kéo giãn liên tục thường được áp dụng phổ biến cho những bệnh nhân bị đau nhức cấp tính có kèm theo các triệu chứng tê bì, co cứng cơ tại các vị trí cạnh cột sống.
Cách thực hiện
- Bác sĩ khởi động máy tác động lực lên các đốt sống đĩa đệm bị tổn thương;
- Lực được tác động của máy, lực đối trọng hoặc lực tự trọng của bàn dốc. Người bệnh sẽ nằm trên một tấm ván được thiết kế với độ dốc phù hợp. Chỉnh đai cố định nối vào đầu, nách và ngực nhằm giữ thăng bằng. Sau đó thực hiện kỹ thuật kéo, đồng thời độ dốc của tấm ván cũng sẽ thay đổi từ từ nhằm phát huy tác dụng kéo giãn cột sống;
# Kéo giãn ngắt quãng
Chế độ kéo giãn cột sống ngắt quãng thường được chỉ định cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm mãn tính. Chế độ này có tác dụng hạn chế sự căng thẳng, đau mỏi của cột sống nhờ tạo ra áp lực kéo dài.
Cách thực hiện
Kỹ thuật này được áp dụng bằng 2 cách gồm:
- Kéo giãn cột sống ngắt quãng có lực nền: Sử dụng nguồn lực kéo tác động ổn định và không có sự thay đổi nhiều. Nhằm mục đích tạo khoảng cách giúp cột sống được thư giãn, nghỉ ngơi phục hồi chức năng.
- Kéo giãn cột sống ngắt quãng không có lực nền: Nguồn lực tác động luôn được thay đổi. Trong suốt quá trình trị liệu, cột sống sẽ không được nghỉ ngơi vì lực kéo lớn.
# Kéo giãn cột sống dưới nước
Đây cũng là một trong những chế độ kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả được áp dụng hiệu quả.
Cách thực hiện
- Người bệnh nằm trong bể nước ấm có độ sâu khoảng 2m. Nước ấm có tác dụng hỗ trợ giảm đau và thư giãn các cơ;
- Kết hợp kéo cột sống bằng phao bơi đeo ở cổ hoặc nách theo phương thẳng đứng;
- Đồng thời, dùng tạ để móc vào đai kéo thắt lưng nhằm tạo ra lực kéo đủ mạnh kết hợp với sức đẩy của nước, tạo ra nguồn lực tác động tích cực kéo giãn cột sống;
Biến chứng
Tuy hiệu quả nhưng chế độ này cũng có thể gây ra một số rủi ro trong quá trình thực hiện như:
- Nếu ngờ xảy ra sự cố ngắt điện khiến lực kéo bị giảm đột ngột gây kích thích quá mức dẫn đến co cứng cơ;
- Nếu người thực hiện không có kinh nghiệm hoặc các nguyên nhân khách quan, chủ quan khác khiến lực kéo quá lớn, kích thích mạnh gây phù nề đĩa đệm và đau nhức dữ dội;
Đai đeo kéo giãn cột sống
Sử dụng đai đeo giúp giảm thiểu các biến chứng rủi ro có thể xảy ra khi dùng máy kéo giãn cột sống, vừa đem lại kết quả điều trị cao vừa an toàn cho sức khỏe người dùng.
Đai đeo là một sản phẩm được thiết kế và nghiên cứu phát triển dựa theo cơ chế hoạt động giống như máy kéo. Đem lại tác dụng cơ học, tác động tích cực đến cột sống đĩa đệm bị tổn thương thoát vị, giảm đau, giãn cơ và phục hồi chức năng cột sống hiệu quả. Được các chuyên gia xương khớp khuyến khích áp dụng tại nhà.
Dùng đai đeo kéo giãn cột sống cũng giúp tăng khoảng cách giữa các đốt sống, giải phóng chèn ép lên dây rễ thần kinh, giảm mức độ thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, hỗ trợ nâng đỡ cột sống trong những trường hợp phải đi lại và vận động.
Tùy theo mức độ thoát vị đĩa đệm và thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, hãy sử dụng đai đeo từ 4 – 6 tiếng/ ngày, không sử dụng liên tục từ 10 – 12 tiếng để tránh gây phản tác dụng, suy giảm chức năng cột sống nặng hơn.
Ngoài đai đeo quấn bình thường, người bệnh cũng có thể sử dụng đai đeo dạng treo xà đơn, dây treo phù hợp với từng trường hợp bệnh.
Những câu hỏi liên quan đến kỹ thuật kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hiệu quả nhưng xoay quanh nó vẫn còn nhiều vấn đề thắc mắc như:
1. Kéo giãn cột sống có gây đau không?
Hầu hết người bệnh đều cảm thấy thư giãn thoải mái và giãn cơ, không còn đau nhức sau khi kéo giãn cột sống. Vì mục đích của phương pháp này là giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh, giãn mạch máu, sau trị liệu chắc chắn các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên, những trường hợp bị đau nhức, thậm chí dữ dội hơn so với ban đầu thì rất có thể là do thực hiện sai kỹ thuật kéo giãn, tác động xấu đến vùng cột sống bị tổn thương. Lúc này cơn đau sẽ bùng phát dữ dội, khiến người bệnh mệt mỏi, choáng váng và mất thăng bằng tạm thời, thậm chí không thể cử động.
2. Các rủi ro thường gặp và hướng xử lý
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm tuy đem lại hiệu quả cao, nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Gây cảm giác đau nhói âm ỉ hoặc đau dữ dội đột ngột tại vùng kéo cột sống. Nguyên nhân là do áp lực nội đĩa bị giảm đột ngột;
- Cường độ cơn đau ở những lần sau tăng nặng hơn so với lần đầu tiên;
- Tăng nặng mức độ thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, nhất là ở vùng nách, một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra liệt chi;
- Tụt huyết áp đột ngột khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt do rối loạn mạch máu hoặc hệ thần kinh thực vật bị kích thích;
Chỉ cần gặp 1 – 2 biểu hiện này trong hoặc sau khi thực hiện kéo giãn cột sống, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để ngưng trị liệu, điều chỉnh chế độ hoặc ngưng thực hiện cho đến khi cải thiện rủi ro hoàn toàn.
Đồng thời, bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế cũng cần chú ý theo dõi sát sao phản ứng của bệnh nhân trong quá trình thực hiện để đưa ra chỉ định phù hợp.
Do đó, hãy cân nhắc thận trọng trong việc chọn những nơi uy tín, đáng tin cậy để thực hiện, phòng ngừa các rủi ro biến chứng nguy hiểm.
THAM KHẢO THÊM
- Giải Pháp Châm Cứu Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Và Lưu Ý
- Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nên Thử
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!