Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng L5 S1 & Cách Chữa Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

L5 – S1 là đoạn cột sống cuối cùng, bản lề vận động chủ yếu của cột sống. Vì thế đây là vị trí chịu nhiều tác động, từ đó sinh ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1, dẫn đến chứng đau thắt lưng hông, buốt vùng mông, teo cơ, thậm chí là gây liệt, tàn phế.

Thế nào là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1?

L5 S1 là ký hiệu để chỉ đoạn xương thấp nhất của cột sống (đoạn cuối cùng của cột sống). Vị trí này là điểm tựa để cột sống có thể thực hiện các động tác như nghiêng, cúi, ưỡn và khom người và chịu nhiều tác động của lực. Trong đó, phần đĩa đệm có vai trò làm giảm chấn động nhờ khả năng đàn hồi khi bị nén.

Vị trí S5 L1 là đoạn cuối cùng của cột sống
Vị trí S5 L1 là đoạn cuối cùng của cột sống

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là tình trạng bao xơ bị nứt rách khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài tại vị trí giữa đốt sống L5 và xương cùng S1. Nó chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh đi qua đoạn L5 S1.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường bao gồm:

  • Đau vùng thắt lưng. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, thường tăng lên khi vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau có thể lan xuống hông, đùi, mông và cẳng chân dọc theo dây thần kinh.
  • Cảm giác tê cứng, mất cảm giác. Đặc biệt ở chân, gây khó khăn trong việc co duỗi.
  • Suy giảm chức năng cơ bắp. Người bệnh có thể cảm thấy cơ bắp co cứng và suy giảm, ảnh hưởng đến việc di chuyển.
  • Rối loạn chức năng ruột và bàng quang. Bao gồm khó khăn trong việc kiểm soát việc đại tiện và tiểu tiện.
  • Giảm biên độ hoạt động, khó khăn khi thực hiện các động tác nghiên, xoay, ngửa và cúi người.
  • Đau nhói khi ấn vào mỏm gai đốt sống L5 và có thể quan sát thấy cột sống bị vẹo và cong
Đau buốt vùng lưng do thoát vị L5 S1
Đau buốt vùng lưng do thoát vị L5 S1

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Theo thống kê của ngành xương khớp, tại Việt Nam, thoát vị đĩa đệm L5 S1 và thoái hóa cột sống là 2 bệnh lý gây ra đau thắt lưng hông. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt sau đây:

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Nguyên nhân phổ biến gồm có:

Do tuổi tác

Đĩa đệm được cấu tạo từ nhân nhầy, vọng sợi và mỏm sụn. Chúng được nuôi dưỡng kém vì chỉ được cấp máu bằng cách thẩm thấu. Điều này dẫn đến việc bị loạn dưỡng, thoái hóa sớm do tuổi tác. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm L5 S1.

Do nghề nghiệp

Những vận động mạnh, mang vác nặng, sai tư thế… đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm nói chúng là thoái vị đĩa đệm L5 S1 nói riêng. Do đo, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn hẳn nữ giới và đa số là do tính chất nghề nghiệp.

Thoát vị do chấn thương, có bệnh lý liên quan

Những người bị chấn thương, thoái hóa cột sống hoặc gặp các bệnh gai cột sống, vẹo cột sống, gù… cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L5 S1.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định dùng thuốc, vật lý trị liệu, ngoại khoa … dựa trên tình trạng bệnh. Các phương pháp cụ thể như sau:

Bài tập hỗ trợ điều trị

Bên cạnh quá trình điều trị tích cực, muốn hỗ trợ tốt hơn trong việc ngăn chặn tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1, người bệnh còn cần tìm hiểu và luyện tập một số bài tập hàng ngày.

  • Để chân và mông áp lên mặt phẳng, nâng phần thân trên đồng thời uốn cong lưng sao cho cẳng tay với mặt sàn vuông góc với nhau. Trong khi đó, bạn cố gắng đưa mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Nằm sấp trên mặt phẳng, đặt khuỷu tay dưới vai còn cẳng tay để trên mặt sàn, duỗi bàn chân tạo sự tiếp xúc giữa mũi chân và mặt sàn.
  • Giữ nguyên tư thế và thở sâu trong 1 phút sao cho các cơ lưng dưới hoàn toàn được thư giãn.
Bài tập chữa thoát vị cột sống L5 S1
Bài tập chữa thoát vị cột sống L5 S1

Cách trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến để điều trị thoát vị đĩa đệm trong đó chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và chống co thắt cơ vân… Cụ thể, một số thuốc chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 được dùng phổ biến gồm:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc giảm đau chống viêm không sterroid Diclofenac; Meloxicam…
  • Thuốc giãn cơ Mydocalm, Myonal
  • Thuốc bổ thần kinh vitamin B1, B6, B12…
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Thuốc tiêm màng cứng hydrocortison.
Mydocalm là một loại thuốc giãn cơ
Mydocalm là một loại thuốc giãn cơ

Việc dùng thuốc cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ vì đa số các loại thuốc đều có tác dụng phụ đặc biệt là với người cao tuổi, bệnh nhân bị hen suyễn, tăng huyết áp…

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định hạn chế cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng, không đáp ứng được với các biện pháp điều trị nội khoa. Hiện nay có 2 phương pháp gồm mổ hở và mổ nội soi thoát vị đĩa đệm.

Bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê và các bác sĩ thực hiện phẫu thuật trong khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ tùy theo tình trạng bệnh nhân. Việc dùng thủ thuật ngoại khoa hiện nay được thực hiện tại các bệnh viện lớn, tỷ lệ thành công khá cao nhưng vẫn có thể gặp rủi ro.

Các địa chỉ uy tín thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm gồm: Bệnh viện Việt Đức; Bệnh viện Quân Y 103; Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

XEM THÊM: Giải Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Robot Mới Nhất, Cho Hiệu Quả Cao

Vật lý trị liệu kết hợp với Đông y

Các biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng gồm xoa bóp, bấm huyệt, dùng radio cao tần, laser… kết hợp với thuốc uống y học cổ truyền giúp đả thông kinh mạch, nâng cao chính khí, tiêu viêm cũng đang được áp dụng phổ biến.

Châm cứu trị thoát vị cột sống L5 S1
Châm cứu trị thoát vị cột sống L5 S1

Ưu điểm của phương pháp này là tương đối lành tính, ít rủi ro, giá thành thấp, tuy nhiên, thời gian điều trị thường kéo dài. Bên cạnh đó thị trường thuốc đông y hiện nay cũng có nhiều bất cập do đó người bệnh cần sáng suốt khi lựa chọn.

ĐỌC NGAY: 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Đông Y Cho Hiệu Quả Cao

Lời khuyên để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Nếu muốn không phải là bệnh nhân của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 hay bị bệnh tái phát thì hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh mang vác vật nặng đặc biệt là các tư thế với, mang, xác, cúi lom khom không cân xứng.
  • Luôn vận động đúng tư thế, giữ lưng thẳng.
  • Không nên ngồi lâu một chỗ, khoảng 60 phút cần đi lại khoảng 10 phút.
  • Giữ cân nặng hợp lý, trong trường hợp thừa cần phải giảm cân, tập thể dục đều đặn.
  • Khám định kỳ và theo dõi điều trị thích hợp ở chuyên khoa xương khớp khi phát hiện bệnh.

Với những thông tin trên về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1, hy vọng đã giúp được độc giả hình dung rõ hơn về bệnh. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám và điều trị.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

ArrayArray

Tin liên quan

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger