Top 12 Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Vừa Tốt Mà Lại Ngon

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và khả năng vận động. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị chuyên sâu, người bệnh cũng nên bổ sung một số món ăn chữa thoát vị đĩa đệm bổ dưỡng vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm thường giàu dinh dưỡng và thanh đạm, dễ ăn, dễ tiêu hóa

Người bị thoát vị đĩa đệm thường thiếu hụt chất gì?

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như tai nạn, chấn thương, hoạt động sai tư thế, thừa cân béo phì hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác… Trong đó, thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu tăng nguy cơ khởi phát bệnh. 

Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường bị thiếu hụt một số dưỡng chất như: canxi, vitamin D, magie, vitamin K, acid béo omega-3, glucosamine và chondroitin… Vì đây là những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp nói chung và cột sống nói riêng. 

Gợi ý 12 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm dễ làm

Bạn cần tăng cường bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết bằng cách kết hợp đa dạng các loại thực phẩn có lợi, tạo thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Dưới đây là gợi ý 12 món ăn bạn không nên bỏ qua: 

1. Thịt bò xào lá lốt 

Thịt bò xào lá lốt xuất hiện thường xuyên trong thực đơn chữa thoát vị đĩa đệm. Lá lốt không chỉ là thực phẩm mà còn là một loại thảo dược tự nhiên, có vị cay nồng, tính ấm, đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp. Khi kết hợp với thịt bò càng làm tăng hiệu quả đẩy lùi các triệu chứng thoát vị vì thịt bò có chứa hàm lượng canxi cao. 

Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Thịt bò xào lá lốt là món ăn hỗ trợ giảm đau, chống viêm do thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 300g thịt bò, 50g lá lốt, một ít gừng, tỏi và các loại gia vị nêm nếm thông thường. 
  • Bước sơ chế, làm sạch và rửa kỹ các nguyên liệu, thịt bò cắt lát mỏng vừa ăn, ướp với gia vị, hành, tỏi khoảng 20 phút. 
  • Phi thơm một ít tỏi băm, cho thịt bò đã ướp vào chảo, xào nhanh tay cho săn lại trong 30 giây. 
  • Cho lá lốt vào xào cùng, nêm nếm lại lần cuối cho vừa ăn là có thể tắt bếp. 
  • Ăn cùng với cơm trắng sẽ ngon hơn. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn món này từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

ĐỌC NGAY: Gợi Ý 12 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt Cực Hay

2. Canh bí hầm xương heo 

Đây là món ăn chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả và quen thuộc với những bữa cơm gia đình truyền thống. Xương heo hầm cung cấp hoạt chất tự nhiên glucosamine và chondroitin tốt cho xương khớp, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và phục hồi chức năng vận động.

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 500g xương ống heo hoặc sườn non, 1 quả bí xanh, hành, ngò rí và các loại gia vị thông thường. 
  • Xương ống hoặc sườn non rửa sạch với muối để khử mùi tanh, trần sơ qua nước sôi để loại bỏ tạp chất. Sau đó cho vào nồi nước khoảng 1.5 lít và tiến hành hầm trong vòng 30 phút.
  • Chú ý hớt bọt thường xuyên để nước hầm được trong hơn.
  • Nêm nếm vừa với khẩu vị rồi cho bí xanh đã gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn vào nấu chung. 
  • Nấu thêm 5 phút nữa để bí chín thì tắt bếp. Múc ra tô, cho hành ngò tiêu vào và thưởng thức cùng cơm trắng. 

3. Thịt dê hầm cà rốt 

Món thịt dê hầm cà rốt là món ăn tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung. Theo Đông y, thịt dê vốn là thực phẩm thuần dương, giàu dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe xương khớp, cơ bắp.

Còn cà rốt lại giàu vitamin khoáng chất, kết hợp với thịt dê giúp tăng khả năng giảm đau, chống viêm do đĩa đệm bị thoát vị. Do đó, chỉ cần ăn món thịt dê hầm cà rốt, cơn đau thoát vị đĩa đệm sẽ nhanh chóng biến mất hoặc giảm bớt, giúp bạn thư giãn thoải mái và sinh hoạt bình thường. 

Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Thịt dê hầm cà rốt là một trong những món ăn chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 400g thịt dê, 3 – 4 củ cà rốt tươi, rượu trắng, nước dừa, hành tây, tỏi và gia vị nêm nếm cơ bản. 
  • Sơ chế thịt dê bằng hỗn hợp rượu trắng, gừng và trần sơ qua nước sôi để khử mùi tanh.
  • Thịt dê chặt thành từng miếng nhỏ, ướp với gia vị, một ít rượu trắng, bột nghệ, ngũ vị hương trong vòng 30 phút. 
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn vừa ăn, hành tây cắt múi cau, tỏi băm nhuyễn. 
  • Phi thơm tỏi băm, cho thịt dê vào xào săn lại, đổ nước dừa vào, kèm thêm 500ml nước lọc và đun sôi trên lửa vừa. 
  • Khi được 10 phút tiếp tục cho cà rốt và hành tây vào, nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. 
  • Ăn cùng với cơm nóng hoặc bánh mì tuần ăn 1- 2 lần để cải thiện bệnh hiệu quả nhất. 

4. Thịt lợn hầm trái sung

Trong dân gian, sung là loại quả có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và giảm đau khá tốt. Kết hợp với thịt lợn giàu canxi, vitamin khoáng chất đem lại hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm rõ rệt.

Chỉ cần kiên trì ăn món này thường xuyên, các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay do đĩa đệm bị thoát vị sẽ nhanh chóng được cải thiện. 

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 200g thịt lợn nạc, 400g quả sung, hành khô, hành lá, ngò rí và các loại gia vị thông thường. 
  • Thịt heo rửa kỹ với muối, cắt thành từng khối vuông vừa ăn, ướp với hành và gia vị khoảng 20 phút. 
  • Sung rửa sạch, cắt làm đôi. 
  • Làm nóng nồi, phi thơm một ít tỏi băm, cho thịt heo vào xào săn lại. 
  • Đổ nước vào, cho hết phần quà sung đã sơ chế vào cùng và đun sôi trên lửa nhỏ. 
  • Đậy kín nắp và hầm trong vòng 60 phút là hoàn thành. 
  • Ăn món này cùng với cơm trắng sẽ ngon hơn. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn từ 1-2 lần/ tuần để đạt hiệu quả rõ rệt. 

5. Món gà ác hầm củ tam thất 

Một trong những món ăn chữa thoát vị đĩa đệm thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích đó là món gà ác hầm củ tam thất. Thậm chí nhiều trường hợp ăn món này trong thời gian dài, kết hợp tập luyện thể dục có thể chữa khỏi dứt điểm triệu chứng đau lưng do thoát vị đĩa đệm.

Món gà ác hầm củ tam thất còn cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết giúp chữa lành các tổn thương, phục hồi chức năng cột đĩa đệm, cột sống. 

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 1 con gà ác vừa đủ ăn, 200g củ tam thất, có thể kết hợp thêm một ít vị thuốc Bắc khác như táo tàu, nhân sâm, kỷ tử, đông trùng hạ thảo… để tăng hiệu quả. 
  • Sơ chế gà sạch sẽ, rửa với rượu trắng để khử mùi tanh, để nguyên con. 
  • Tam thất và các dược liệu khác rửa sạch, để ráo nước. 
  • Xếp gà vào nồi, cho các dược liệu vào trong bụng gà và rải một ít xung quanh nồi. 
  • Đổ nước vào, nêm nếm gia vị vừa ăn và mang đi hầm trong vòng 30 – 45 phút, kiểm tra gà chín mềm là được. 
  • Món này có thể ăn trực tiếp hoặc ăn với cơm trắng. 
  • Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn 2 – 3 lần/ tuần và ăn cách này để cải thiện bệnh, nâng cao sức khỏe. 

6. Món cua hấp bia

Cua là loại hải sản giàu canxi tốt cho sức khỏe xương khớp. Và món cua hấp bia là một trong những món ăn chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả được nhiều người sử dụng. Cua hấp với bia giữ được trọn vẹn các dưỡng chất, lại rất thơm ngon bổ dưỡng, dễ ăn và kích thích vị giác. 

Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên bỏ qua món cua hấp bia giàu canxi tốt cho xương khớp

Hướng dẫn cách chế biến

  • Mua khoảng 2 con cua biển tươi sống, chà rửa kỹ lưỡng. 
  • Lót gừng, sả bên dưới khay, đặt cua lên trên. 
  • Đun sôi nồi hấp, cho khay cua vào, đậy kín nắp và hấp trong vòng 10 – 15 phút. 
  • Ăn cua khi còn nóng vì lúc này thịt cua rất ngon ngọt, tốt cho sức khỏe. 

7. Canh bí đỏ hầm đậu lăng

Trong đậu lăng có chứa hàm lượng cao vitamin B6, folate cùng nhiều nhóm vitamin khoáng chất khác cần thiết cho hệ xương khớp, dịch nhầy đốt sống đĩa đệm. Kết hợp với bí ngô tạo thành món ăn ngon chữa thoát vị đĩa đệm, tăng cường chức năng vận động và phòng ngừa biến chứng. Đặc biệt, món ăn này bạn có thể ăn thường xuyên mà không sợ thừa chất, gây béo phì. 

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 1/2 quả bí đỏ, 200gr đậu lăng, hành ngò và các loại gia vị nêm nếm cơ bản. 
  • Sơ chế các nguyên liệu, bí gọt vỏ, cắt khối vuông nhỏ vừa ăn, đậu lăng rửa sạch để ráo nước. 
  • Phi thơm tỏi băm, cho đậu lăng vào đảo sơ, cho vào nồi khoảng 1 lít nước hầm xương. 
  • Đun sôi khoảng 15 phút, cho bí đỏ vào cùng, đun tiếp 20 phút trên lửa nhỏ.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra tô, thêm hành ngò tiêu vào và thưởng thức khi còn nóng. 

8. Nấm tươi xào rau củ

Một món ăn chay tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm bạn không nên bỏ qua chính là món nấm tươi xào rau củ. Trong nấm chứa hàm lượng cao vitamin D cần thiết cho việc hấp thu và chuyển hóa canxi, tốt cho hệ thống xương khớp.

Thường xuyên ăn nấm giúp cải thiện triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm và tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai cho đốt sống. Món ăn này còn rất tốt cho những người vừa mổ thoát vị đĩa đệm, chăm sóc vết sẹo mổ hiệu quả, phòng ngừa tái phát. 

Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Nấm xào rau củ là món chay tốt cho sức khỏe và phù hợp với những người bị thoát vị đĩa đệm

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 300g nấm tươi các loại, 40g giá đỗ, 1 quả cà chua, 1 quả cà rốt, 1 củ hành tây và các loại gia vị nêm nếm thông thường. 
  • Rửa sạch các nguyên liệu và sơ chế cắt thái vừa ăn. 
  • Phi thơm tỏi băm, hành tím với một ít dầu thực vật, cho cà chua, cà rốt và hành tây vào xào trước khoảng 1 phút. 
  • Tiếp tục cho nấm, giá đỗ vào xào chung thêm 2 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp. 
  • Ăn cùng với cơm trắng và ăn thường xuyên 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả như mong đợi. 

9. Đậu phụ sốt cà chua

Nhắc đến các món ăn trị thoát vị đĩa đệm vừa tốt vừa thơm ngon bổ dưỡng thì không thể nào bỏ qua món đậu phụ sốt cà chua. Món ăn được chính các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng thường xuyên, đặc biệt là với những người bị thoát vị đĩa đệm đa tầng.

Vì món ăn này cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng đau nhức do đĩa đệm thoát vị và cải thiện chức năng hoạt động của cột sống thắt lưng.

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 100gr đậu phụ miếng nhỏ, 2 quả cà chua tươi, hành ngò và gia vị nêm nếm cơ bản. 
  • Phi thơm tỏi băm với dầu, cho cà chua cắt nhuyễn vào xào, đảo cho đến khi cà chua nát, ra nước thì cho tiếp đậu phụ vào.
  • Nêm nếm cho vừa với khẩu vị, đun thêm vài phút để cà chua bám đều lên đậu phụ thì tắt bếp, cho hành ngò vào. 
  • Múc ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng, ăn cùng với cơm trắng sẽ ngon hơn. 

10. Hẹ xào dầu mè

Món hẹ xào dầu mè cũng rất cần thiết cho sức khỏe xương khớp và phù hợp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Kể cả những người mắc bệnh mãn tính, bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết và thúc đẩy tuần hoàn khí huyết đến xương khớp, cột sống tốt hơn. 

Hướng dẫn cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100gr hẹ tươi, dầu mè và một ít gia vị nêm nếm thông thường. 
  • Hẹ rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo, cắt khúc ngắn vừa ăn. 
  • Phi thơm tỏi băm với một ít dầu mè, cho hẹ vào xào sơ, nêm nếm gia vị vừa miệng, đảo nhanh tay khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Ăn cùng với cơm trắng, liên tục 2 – 3 lần/ tuần sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. 

11. Cháo yến mạch hạt óc chó

Trong hạt óc chó giàu omega-3 hỗ trợ chống viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Yến mạch chứa nguồn vitamin khoáng chất dồi dào giúp kiểm soát chỉ số cholesterol trong máu, phòng ngừa các bệnh tim mạch. Đồng thời ổn định chỉ số huyết áp, đường huyết, cải thiện các bệnh trên đường tiêu hóa và hệ xương khớp. 

Do đó, cháo yến mạch óc chó là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của người bệnh thoát vị đĩa đệm. Phù hợp với hầu hết các đối tượng từ người lớn tuổi, người trưởng thành cho đến phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. 

Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Cháo yến mạch hạt óc chó thanh đạm, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của người bị thoát vị đĩa đệm

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 200gr yến mạch, 100gr hạt óc chó và các loại gia vị thông thường.  
  • Yến mạch và óc chó mang đi ngâm nước ấm 30 phút rồi vớt ra để ráo. 
  • Cho yến mạch vào nồi đun sôi cùng 2 chén nước lọc, chỉnh lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều để tránh bị dính nồi. 
  • Óc chó có thể đập, xay nhuyễn hoặc để nguyên hạt đều được, cho vào nồi yến mạch.
  • Khuấy đều lên và đun thêm 5 phút, nêm một ít đường, muối vào sao cho vừa miệng. 
  • Ăn món này khi còn ấm nóng, dùng 1 – 2 lần/ tuần để đạt hiệu quả tối ưu. 

12. Cháo đậu xanh hạt sen

Hạt sen và đậu xanh đều là 2 nguyên liệu thực vật giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, món cháo đậu xanh hạt sen còn là món ăn chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhờ khả năng bồi bổ cơ thể toàn diện, cải thiện sức mạnh cột sống, đĩa đệm bị tổn thương, phục hồi chức năng vận động.

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 100g đậu xanh, 50gr hạt sen, 1/2 chén gạo và các loại gia vị cơ bản. 
  • Hạt sen tươi loại bỏ tâm sen, ngâm nước 30 phút rồi vớt ra rửa lại, để ráo nước. 
  • Đậu xanh ngâm 1 tiếng, vo sạch và cũng vớt ra để ráo nước trước khi chế biến. 
  • Rang gạo vàng thơm, đổ nước vào đun sôi cho đến khi gạo nở chín mềm. 
  • Cho hết phần đậu xanh và hạt sen vào nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn là có thể tắt bếp. 
  • Múc cháo ra tô và thưởng thức khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng món ăn

Ăn uống dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh ăn những món bổ dưỡng, tốt cho xương khớp, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây: 

Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, đa dạng các món ăn và cân đối dưỡng chất
  • Thực đơn đa dạng các món hàng ngày, cân đối và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, gồm bữa sáng – trưa – tối; 
  • Ăn vừa đủ lượng cho phép, tránh ăn lượng nhiều và ăn liên tục một món mỗi ngày để tránh gây thừa chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 
  • Chế biến thức ăn đúng hướng dẫn từng bước, nêm nếm gia vị vừa phải, thanh đạm. Tránh dùng nhiều muối, mắm không tốt cho hệ xương khớp vì tăng đào thải canxi…
  • Thay thế dầu động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu hoa cải… 
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại nội tạng động vật chứa lượng purin cao…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá… 

Để đạt hiệu quả trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất, người bệnh cần kết hợp điều chỉnh lối sống sinh hoạt khoa học, duy trì những thói quen sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục vừa sức theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin gợi ý về một số món ăn chữa thoát vị đĩa đệm thơm ngon, bổ dưỡng. Hãy kết hợp thăm khám và chăm sóc sức khỏe, can thiệp điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

HỮU ÍCH

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger