Trào ngược dạ dày có nên ăn sầu riêng? Chuyên gia giải đáp
Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn sầu riêng không? Đây là câu hỏi thường gặp vì loại trái cây này có tính nóng và mùi vị đặc trưng. Theo các chuyên gia, người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn sầu riêng vì nó có thể làm tăng tình trạng đầy hơi và khó tiêu, khiến các triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của sầu riêng với sức khỏe
Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia hay Philippin… Mặc dù có vẻ ngoài gai góc nhưng loại quả này lại được ví là “vua của các loại trái cây” nhờ chứa nguồn dưỡng chất phong phú và nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của sầu riêng, các nhà nghiên cứu thu được một lượng lớn vitamin (C, B6, A) cùng các khoáng chất như kali, sắt, magie, thiamin, riboflavin hay canxi… Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Ăn sầu riêng với lượng hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Hỗ trợ tiêu hóa
- Giảm căng thẳng
- Cải thiện giấc ngủ
- Chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào
- Làm giảm tốc độ lão hóa của các cơ quan trọng cơ thể, bao gồm cả dạ dày
- Tăng cường khả năng sinh sản
- Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào để nâng cao hiệu suất hoạt động, làm việc.
Tuy vậy, không phải ai ăn sầu riêng cũng tốt. Một số vấn đề sức khỏe có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng loại trái cây này. Liệu người bị trào ngược dạ dày có nên ăn sầu riêng không? Vấn đề này hiện đang nhận được sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân.
Bạn cần biết: Trào ngược dạ dày nên ăn trái cây gì? Gợi ý 9 loại tốt nhất
Trào ngược dạ dày có nên ăn sầu riêng?
Người bị trào ngược dạ dày cần thận trọng khi ăn sầu riêng và không nên ăn quá nhiều. Mặc dù loại quả này giàu dinh dưỡng nhưng lại có tính nóng và chứa hàm lượng chất béo cao, có thể làm tăng nặng trình trạng trào ngược axit cùng các triệu chứng khó chịu nếu lạm dụng quá mức.
Ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, lớp niêm mạc bao tử và thực quản đang bị tổn thương nên khá nhạy cảm, dễ bị kích thích khi sử dụng một số loại thực phẩm nhất định, bao gồm cả sầu riêng. Việc thường xuyên sử dụng loại trái cây này hoặc ăn sầu riêng với số lượng lớn trong một lần có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến bệnh như:
- Tăng sản xuất axit dạ dày: Sầu riêng chứa nhiều đường và chất béo, có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, làm các triệu chứng như ợ nóng và buồn nôn trở nên nghiêm trọng.
- Gây đầy hơi và khó tiêu: Nguồn chất dinh dưỡng dồi dào trong sầu riêng, đặc biệt là chất béo có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, dẫn đến tình trạng ăn lâu tiêu, chướng hơi, đầy bụng.
- Khó chịu và đau tức bụng: Những người bị trào ngược dạ dày có hệ tiêu hóa yếu dễ gặp phải tình trạng khó chịu, đau tức bụng sau khi ăn sầu riêng.
- Suy giảm chức năng cơ vòng dưới thực quản: Việc dung nạp quá nhiều đường từ sầu riêng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng đóng mở của cơ vòng dưới thực quản, từ đó tạo điều kiện cho axit trào ngược lên trên nhiều hơn.
- Tăng cân: Thường xuyên ăn sầu riêng còn khiến người bệnh dễ bị tăng cân mất kiểm soát. Thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, từ đó khiến triệu chứng trào ngược axit càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, với liều lượng vừa phải, người bị trào ngược dạ dày có thể vẫn ăn được sầu riêng nếu dạ dày của họ không quá nhạy cảm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng sử dụng phù hợp và an toàn, tránh để ảnh hưởng đến bệnh.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không? Góc giải đáp
Cách ăn sầu riêng khi bị trào ngược dạ dày
Để tránh phát sinh các triệu chứng khó chịu cho người bị trào ngược dạ dày khi ăn sầu riêng, cần lưu ý các điểm sau:
- Ăn với số lượng nhỏ: Bệnh nhân không nên ăn quá nhiều sầu riêng một lúc để tránh tăng tiết axit và gây áp lực lên dạ dày. Lượng dùng mỗi lần chỉ nên giới hạn ở mức 1 – 2 múi.
- Lựa chọn thời điểm phù hợp: Ăn sầu riêng khi đói bụng có thể kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết axit. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng loại trái cây này sau bữa ăn sáng hoặc trưa khoảng 1 tiếng. Tránh ăn sầu riêng vào buổi tối gây đầy bụng, khó tiêu, tích tụ mỡ hoặc thậm chí làm tăng nặng tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm.
- Kết hợp với thực phẩm dễ tiêu: Sau khi ăn sầu riêng, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa trong thực đơn để giảm áp lực lên dạ dày, tránh đầy bụng, giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong sầu riêng tốt hơn.
- Hạn chế lượng dùng: Tránh ăn sầu riêng quá 2 – 3 lần trong tuần để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
- Theo dõi cơ thể: Ngừng ăn sầu riêng nếu có triệu chứng nặng hơn, chẳng hạn như ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn hay đau tức ngực…
- Thay thế bằng các loại trái cây khác: Để đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất khi không thể ăn quá nhiều sầu riêng, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại hoa quả có lợi khác vào thực đơn. Chẳng hạn như lựu, dừa, bơ, thanh long, táo, chuối, đu đủ,…
Các trường hợp không nên ăn sầu riêng khi bị trào ngược dạ dày:
- Người đang bị trào ngược dạ dày hoặc viêm loét dạ dày nghiêm trọng.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Người đang bị béo phì.
- Người có tiền sử huyết áp cao.
- Bệnh nhân suy thận.
- Người có cơ địa nóng, nhạy cảm.
Việc nhận thức đúng đắn về vấn đề trào ngược dạ dày có nên ăn sầu riêng hay không, người bệnh có thể chủ động xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù không được khuyến khích sử dụng nhiều nhưng người bệnh vẫn có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong quả bằng cách ăn một lượng nhỏ vừa phải nếu niêm mạc dạ dày không quá nhạy cảm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chuyên gia tư vấn
- Thực hư về cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!