Trẻ Bị Mẩn Ngứa Mùa Hè: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Trẻ bị mẩn ngứa vào mùa hè là triệu chứng thường gặp, gây nhiều khó chịu cho bé. Hiểu rõ nguyên nhân chính là bước quan trọng để cha mẹ có kế hoạch phòng ngừa và chữa trị hiệu quả cho con.
Nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa mùa hè
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực khiến cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Kèm theo đó là sự tác động của nhiều yếu tố khác như ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống, cơ địa hay môi trường sống,… khiến không ít trẻ bị nổi mẩn ngứa. Lúc này, da bé có thể xuất hiện các vết mẩn đỏ mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng khiến bé vô cùng ngứa ngáy, khó chịu.
Các nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa mùa hè bao gồm:
- Do tình trạng tăng tiết mồ hôi ở trẻ: Khi mồ hôi tiết ra sẽ kết hợp với bụi bẩn trên da gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài nên tích tụ lại dưới da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và khiến trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa.
- Do tia cực tím (tia UV): Tia cực tím khiến các protein trong cơ thể bị biến đổi tính chất, làm hệ miễn dịch nhận định đây là chất lạ và gây ra hiện tượng dị ứng, nổi mẩn đỏ.
- Do vi khuẩn: Hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa, mề đay.
- Bé bị mẩn ngứa mùa hè do bị côn trùng đốt: Nọc độc của côn trùng khiến da bị bị kích ứng, nổi nốt mẩn đỏ, xuất hiện kèm cảm giác ngứa ngáy.
- Do cơ địa nhạy cảm: Một số bé có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…
- Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố khác như tác dụng phụ của thuốc, uống không đủ nước, chế độ ăn thiếu vitamin, môi trường ẩm ướt, không sạch sẽ cũng làm cho da của trẻ bị kích ứng và dẫn đến hiện tượng nổi mẩn ngứa vào mùa hè.
Xem thêm: Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay – Chữa Trị Như Thế Nào Hiệu Quả
Dấu hiệu nhận biết bé bị mẩn ngứa mùa hè
Trẻ bị nổi mẩn ngứa vào mùa hè thường xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Da nổi mẩn đỏ: Xuất hiện các đốm đỏ nhỏ li ti trên da. Chúng xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành cụm.
- Ngứa rát: Bé thường xuyên gãi và khó chịu do cảm giác ngứa.
- Da khô, sần sùi: Các vùng da bị mẩn ngứa thường trở nên thô ráp, sần sùi.
- Xuất hiện mụn nước: Vị trí ảnh hưởng có thể xuất hiện mụn nước nhỏ, đặc biệt ở các vùng da dễ ra mồ hôi.
- Quấy khóc, khó ngủ: Bé thường xuyên quấy khóc và khó ngủ do cảm giác ngứa ngáy liên tục.
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ: Đôi khi bé có thể bị sốt nhẹ kèm theo mẩn ngứa.
Các dấu hiệu trên thường xuất hiện ở những vùng da hay ra mồ hôi như cổ, nách, lưng, ngực và bẹn. Cha mẹ nên chú ý để sớm nhận biết và chữa trị cho con kịp thời, tránh để tình trạng bệnh tăng nặng làm phát sinh biến chứng.
Mùa hè trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, trẻ bị mẩn ngứa mùa hè ở mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có những bé bị nổi mẩn đỏ ngứa nghiêm trọng, bệnh có khuynh hướng lan rộng ra toàn thân gây ngứa ngáy nhiều, ảnh hưởng đến thẩm mỹ da và nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng dưới đây:
- Nhiễm trùng da: Trẻ cào gãi quá mức vào những vùng da bị ngứa có thể làm tổn thương da, trầy xước, chảy máu. Đây chính là cửa ngõ cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Nếu hiện tượng nổi mẩn ngứa vào mùa hè ở trẻ là kết quả của phản ứng dị ứng đối với thực phẩm, phấn hoa hoặc các chất kích ứng khác, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn dẫn đến phù Quincke hoặc sốc phản vệ. Đây là các tình trạng y tế khẩn cấp, có thể đe dọa đến tính mạng của bé nếu không được điều trị ngay lập tức.
- Viêm da mãn tính: Tiếp xúc lặp đi lặp lại với chất gây dị ứng hoặc kích ứng có thể dẫn đến tình trạng viêm da mãn tính, khiến cho da trở nên khô, bong tróc và ngứa ngáy liên tục.
- Ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống: Tình trạng ngứa dai dẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày của trẻ. Điều này khiến bé khó chịu, dễ cáu gắt, nổi nóng hoặc hay quấy khóc.
Việc theo dõi và đánh giá tình trạng nổi mẩn ngứa vào mùa hè ở trẻ là rất quan trọng để đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp, kịp thời. Nếu bạn nhận thấy con mình xuất hiện những dấu hiệu sau, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Phát ban, mẩn ngứa lan rộng hoặc nặng nề hơn theo thời gian.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng da như sưng đỏ, nóng, đau hoặc lở loét, chảy mủ.
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Khó thở, sưng môi/miệng/lưỡi hoặc khó nuốt,…
- Sốt hoặc có triệu chứng bất thường khác đi kèm.
Tham khảo thêm: Trẻ Nổi Mề Đay Về Đêm Và Cách Xử Lý Cấp Tốc Tại Nhà
Cách chữa trị an toàn cho trẻ bị mẩn ngứa mùa hè
Hiện nay, có nhiều phương pháp đang được áp dụng để khắc phục các triệu chứng khó chịu cho bé bị mẩn ngứa mùa hè, từ mẹo dân gian cho đến Tây y. Tuy nhiên, trẻ cần được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn trước khi tiến hành điều trị để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
1. Điều trị mẩn ngứa mùa hè cho trẻ bằng mẹo dân gian
Dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá chè xanh, lá khế hay nha đam để điều trị cho trẻ bị mẩn ngứa mùa hè. Chúng được sử dụng ở dạng bôi hoặc tắm, thích hợp cho những bé bị nhẹ.
Tắm lá chè xanh
Lá chè xanh giàu chất chống oxy hóa EGCG cùng nguồn vitamin và khoáng chất phong phú. Chúng giúp sát trùng, giảm ngứa, bảo vệ tế bào da, đồng thời kích thích tái tạo các mô bị tổn thương.
Cách sử dụng:
- Lấy 2 – 3 nắm lá chè xanh tươi đem rửa sạch và để ráo nước.
- Sau đó, đun sôi khoảng 3 lít nước rồi cho chè xanh vào.
- Đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt bếp, đậy kín nắp ngâm khoảng 10 phút.
- Đổ nước chè xanh ra thau, với bỏ bã, hòa với 1 ít nước mát và cho thêm 2 – 3 thìa cà phê muối sau đó dùng tay khuấy đều.
- Sử dụng nước chè xanh này tắm cho bé trong 3 – 5 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Dùng lá khế
Lá khế có tác dụng tích cực trong việc chống dị ứng, cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa cho trẻ. Vào mùa hè trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa, các mẹ chỉ cần lấy lá sao nóng chườm lên da hoặc nấu nước tắm cho con theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 4 nắm lá khế tươi, đem ngâm và rửa sạch với nước muối
- Chờ cho lá khế ráo nước rồi vò xát nhẹ.
- Sau đó, đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho lá khế vào nấu thêm 5 phút nữa.
- Đổ nước ra thau và hòa thêm cùng 1 ít nước mát để tắm.
Thoa Gel nha đam:
Gel nha đam có thể giảm nhanh cảm giác nóng rát và ngứa ngáy ở trẻ do mẩn ngứa, mề đay gây ra. Cách sử dụng khá đơn giản như sau:
- Rửa sạch 1 lá nha đam tươi rồi đem gọt bỏ vỏ
- Sau đó tiếp tục rửa sạch phần nhựa để tránh kích ứng da. Dùng thìa cạo lấy phần gel trong suốt để thoa lên vùng bị mẩn ngứa
- Massage để gel nha đam thẩm thấu trong khoảng 15 phút.
Mách bạn: 10 Cách Trị Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa Tại Nhà Cho Trẻ Mẹ Nên Biết
2. Dùng thuốc Tây để chữa trị cho trẻ bị mẩn ngứa mùa hè
Điều trị bằng thuốc Tây giúp kiểm soát tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ vào mùa hè một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bé cần được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc về nhà điều trị khi chưa qua thăm khám có thể khiến con bạn gặp phải nhiều tác dụng phụ khôn lường.
Các loại thuốc chống dị ứng, kháng viêm, giảm ngứa thường được bác sĩ kê đơn để điều trị cho trẻ bị mẩn ngứa mùa hè. Bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin (dạng viên): Loratadin, Chlorpheniramine, Cetirizine, Famotidine…
- Thuốc bôi: Benadryl, Phenergan,…
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng da do gãi ngứa nhiều.
Xem thêm: Top 10 thuốc trị mề đay cho trẻ em an toàn, giảm ngứa nhanh
Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị mẩn ngứa mùa hè
Chăm sóc đúng cách không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ vào mùa hè. Dưới đây là một số vấn đề cha mẹ cần nhớ
- Nên chọn quần áo thoáng mát cho trẻ, chất liệu vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Chú ý vệ sinh mũi họng cho con thường xuyên để hạn chế nguy cơ mắc bị dị ứng, mề đay.
- Tắm rửa, vệ sinh da cho bé ngay sau khi tiếp xúc với các loại hóa chất có thể gây mẩn ngứa.
- Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ.
- Sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng, mũ, kính,… để bảo vệ da bé mỗi khi đưa trẻ ra ngoài.
- Cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp da khỏe mạnh hơn.
- Khuyến khích con bạn vận động nhiều, tập thể dục đều đặn để nâng cao khả năng miễn dịch.
- Tránh để trẻ chơi gần khu vực bụi rậm, có nhiều côn trùng hoặc tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc lá và các tác nhân gây dị ứng khác.
Trẻ bị mẩn ngứa mùa hè cần được chăm sóc và chữa trị đúng cách để tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Để quá trình điều trị của bé đạt được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ nên đưa con đi khám ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bị Nổi Mề Đay Do Giun Sán
- Nóng Trong Người Nổi Mề Đay Điều Trị Như Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!