Top 10 thuốc trị mề đay cho trẻ em an toàn, giảm ngứa nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thuốc trị mề đay cho trẻ em là giải pháp đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, phụ huynh cần nắm rõ các nguyên tắc nhất định và tuân theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ. 

Nguyên tắc dùng thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em

Thuốc trị mề đay cho trẻ em được điều chế gồm 3 dạng chính là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc tiêm. Khi sử dụng thuốc cho con trẻ, phụ huynh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ liều lượng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc cũng phải tuân thủ đúng chỉ định. Ngoài ra, mỗi loại thuốc sẽ có thời điểm uống khác nhau;
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng;
  • Nếu cho trẻ uống dạng viên nén, viên nang, có thể tháo nang hoặc nghiền nhuyễn ra để trẻ dễ uống hơn;
  • Nếu thuốc đắng có thể cho trẻ ngậm 1 viên nước đá sau khi uống. Tránh cho thêm đường, nước trái cây để không làm giảm tác dụng của thuốc. 
  • Nếu bố mẹ quên cho trẻ uống thuốc, hãy cho trẻ dùng ngay sau khi nhớ ra. Trường hợp khi nhớ ra đã gần đến liều tiếp theo, hãy bỏ qua và tiếp tục dùng theo liều được chỉ định. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều để tránh tác dụng phụ. 
  • Cần kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng.
Nguyên tắc dùng thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em 
Thuốc trị mề đay cho trẻ em được chia làm nhiều loại gồm dạng uống (viên + dung dịch), thuốc bôi ngoài da, thuốc tiêm

Xem thêm: Triệu chứng nổi mề đay ở tay: Bệnh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Trẻ bị mề đay uống thuốc gì? TOP 10 loại thuốc phổ biến trên thị trường

1. Thuốc Loratadine 

Loratadine là thuốc kháng histamin dùng để điều trị mề đay dị ứng, các vấn đề nổi mẩn ngứa thường gặp ở trẻ em. Thuốc được điều chế dưới dạng viên uống, nhỏ và dễ sử dụng.

Thuốc Loratadine 
Loratadine là thuốc kháng histamin dùng để điều trị mề đay dị ứng, dùng được cho trẻ em
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Trẻ dưới 30kg dùng tối đa 1/2 viên trong một ngày, nếu trên 30kg dùng 2 viên/ ngày. 
    • Chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi và có cơ địa nhạy cảm dị ứng với thành phần trong thuốc. 
  • Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, khô miệng, tiêu chảy, chảy máu mũi, tim đập nhanh, nặng hơn là ngất xỉu, lên cơn động kinh…
  • Giá bán tham khảo: ~ 12.000đ/ hộp x 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. 

2. Thuốc Prednisone

Prednisone là thuốc kháng viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị nổi mề đay ở trẻ em. Thuốc chứa hoạt chất chính là Corticosteroid.

Công dụng chính của thuốc đối với trẻ bị mề đay là cải thiện các triệu chứng dị ứng ngoài da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phù nề da… 

Thuốc Prednisone
Thuốc Prednisone điều trị mề đay dị ứng, mẩn ngứa ở trẻ em
  • Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng Prednisone khuyến cáo là từ 50 – 60mg/ ngày, chia làm 2 – 4 lần sử dụng.  
  • Tác dụng phụ: Rối loạn nhịp tim, khó thở, mờ mắt, đau đầu, giảm lượng nước tiểu, tăng cân, sốt, phù mặt, suy giảm thị lực… 
  • Giá bán tham khảo: ~ 150.000đ/ hộp x 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.

Đọc thêm: Hiện tượng nổi mề đay vào ban đêm: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

3. Thuốc Fexonadine

Fexonadine thuộc nhóm kháng histamin, có khả năng ức chế quá trình sản sinh histamin gây dị ứng. Thuốc được điều chế dưới nhiều dạng như viên nén, dung dịch uống…, với nhiều tên biệt dược khác nhau. 

Thuốc Fexonadine
Thuốc Fexofenadine có công dụng kháng dị ứng hiệu quả, cải thiện rõ rệt các triệu chứng mề đay
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Trẻ từ 6 – 11 tuổi: Dùng liều tối đa 30mg/ ngày, chia làm 2 lần sử dụng. 
    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống tối đa 60mg/ ngày, chia làm 2 lần uống. 
    • Đối với dạng dung dịch, thường dùng cho trẻ từ 2 – 11 tuổi, liều dùng tối đa 30mg và cũng chia làm 2 lần sử dụng. 
  • Tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu và mệt mỏi….
  • Giá bán tham khảo: ~ 190.000đ/ hộp x 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. 

4. Thuốc Benadryl 

Benadryl là thuốc trị mề đay cho trẻ nhỏ khá hiệu quả, thuộc nhóm thuốc kháng histamin. Có khả năng cải thiện các triệu chứng kích ứng trên làn da, giảm ngứa, đau rát khó chịu, dưỡng da… 

Thuốc Benadryl 
Benadryl thuộc nhóm thuốc kháng histamin, cải thiện các triệu chứng mề đay hiệu quả ở trẻ em
  • Hướng dẫn sử dụng: Chỉ dùng Benadryl cho trẻ trên 2 tuổi, với liều khuyến cáo 1 viên/ ngày, dùng tối đa 3 lần/ ngày theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Tác dụng phụ: Khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ… 
  • Giá bán tham khảo: ~ 70.000đ/ hộp. 

5. Thuốc Diphenhydramine

Dyphenhydramine có khả năng kháng histamin, ức chế sản sinh lượng histamin quá lớn gây ngứa ngáy, đau rát và nổi mẩn đỏ trên da do mề đay gây ra. 

Thuốc Diphenhydramine
Thuốc Diphenhydramine chữa mề đay dị ứng hiệu quả cho trẻ em
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Liều dùng khuyến cáo từ 12.5 – 25mg, chia làm 3 – 4 lần/ ngày. Đảm bảo không dùng quá 300mg/ ngày. 
    • Chống chỉ định sử dụng thuốc Diphenhydramine trẻ có tiền sử mắc bệnh gan, thận, hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, tim mạch… Hoặc những trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. 
  • Tác dụng phụ: Táo bón, tiêu chảy, tiêu ít, đau rát khi đi tiểu… Nặng hơn có thể gây buồn ngủ, tim đập nhanh, đau họng, khô miệng… 
  • Giá bán tham khảo: ~ 43.000đ/ hộp. 

Xem thêm: Top 7 thuốc chữa nổi mề đay của Nhật được tin dùng ở nước ta

6. Thuốc Cetirizine

Cetirizine là thuốc trị mề đay dị ứng khá phổ biến trên thị trường, sử dụng được cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành. Được chỉ định điều trị mề đay cấp và mãn tính, cải thiện các triệu chứng dị ứng ngoài da, dị ứng trên đường hô hấp… 

Thuốc Cetirizine
Thuốc Cetirizine là thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em trên 12 tuổi
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Chỉ dụng Cetirize cho trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành. 
    • Liều dùng phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
    • Chống chỉ định dùng cho những trẻ có cơ địa mẫn cảm, dị ứng quá mức với các thành phần trong thuốc. 
  • Tác dụng phụ: Khô miệng, buồn nôn, nôn ói, đau đầu, buồn ngủ… 
  • Giá bán tham khảo: ~ 60.000 – 65.000đ/ hộp x 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. 

7. Thuốc Omalizumab 

Đối với những trẻ bị nổi mề đay mãn tính, triệu chứng bùng phát vô căn và nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định dùng Omalizumab dạng tiêm.

Thuốc Omalizumab 
Thuốc Omalizumab sử dụng dưới dạng tiêm và chỉ dùng cho trẻ bị nổi mề đay nghiêm trọng
  • Hướng dẫn sử dụng: Thuốc được dùng dưới dạng tiêm với liều khoảng 150 – 300mg/ tháng, chia làm nhiều đợt tùy theo từng trường hợp cụ thể. 
  • Tác dụng phụ: Trẻ sau khi tiêm Omalizumab có thể gặp một số tác dụng phụ như đau nhức tại chỗ tiêm, mệt mỏi, rụng tóc, phù nề, tăng nguy cơ viêm tai giữa… 
  • Giá bán tham khảo: Chi phí tiêm thuốc Omalizumab được niêm yết tại mỗi bệnh viện là khác nhau. 

8. Thuốc Chlorpheniramine

Chlorpheniramine là thuốc trị mề đay cho trẻ hiệu quả, thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1. Thuốc cũng dùng được hiệu quả cho hầu hết các dạng dị ứng, mẫn cảm nói chung. 

Thuốc Chlorpheniramine
Thuốc Chlorpheniramine cải thiện các triệu chứng nổi mề đay dị ứng ở trẻ em nhanh chóng
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Tuân thủ liều dùng của bác sĩ. 
    • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng tối đa 1/2 viên, ngày uống 3 – 4 lần. 
    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 viên/ lần, uống 3 – 4 lần/ ngày. Liều dùng tối đa 6 viên/ ngày. 
  • Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn, ngủ hay giật mình… 
  • Giá bán tham khảo: ~ 30.000đ/ hộp x 10 vỉ, mỗi vỉ 20 viên. 

9. Thuốc Famotidine

Đây là thuốc kháng histamin thế hệ 2 được sử dụng phổ biến không kém so với các loại thuốc khác. Với thành phần chính là hoạt chất Famotidine giúp loại bỏ các tác nhân dị ứng gây nổi mề đay ở trẻ nhanh chóng. 

Thuốc Famotidine
Famotidine – Thuốc trị mề đay hiệu quả ở trẻ em
  • Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng Famotidine khuyến cáo cho trẻ em là khoảng 40mg/ ngày. 
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy, tăng thân nhiệt, rối loạn nhịp tim, ngứa da, khô da, đau nhức khớp, co thắt phế quản… 
  • Giá bán tham khảo: ~ 78.000đ/ hộp x 100 viên. 

Tham khảo thêm: Bị nổi mề đay liên tục nên làm gì? Cách xử lý hiệu quả

10. Thuốc Hydroxyzine

Thành phần chính là Hydroxyzine có khả năng ức chế sinh histamin, chống lại các tác nhân dị ứng giảm kích ứng. 

  • Hướng dẫn sử dụng
    • Với thuốc dạng uống, cho trẻ dùng tối đa 0.6mg/ lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 tiếng; 
    • Với thuốc dạng tiêm chỉ cần tuân thủ liều dùng được bác sĩ chỉ định; 
  • Tác dụng phụ: Gây buồn ngủ, đau bụng, đau đầu, viêm họng, gây cảm giác bồn chồn, bứt rứt, chảy máu cam, tụt đường huyết…
  • Giá bán tham khảo: ~ 30.000 – 40.000đ.  

11. Thuốc bôi Phenergan 

Phenergan Cream là thuốc bôi ngoài da trị nổi mề đay hiệu quả, phù hợp sử dụng cho trẻ em. Thuốc bôi với chất dễ thấm, không gây nhờn rít, đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng dị ứng.

Thuốc bôi Phenergan 
Thuốc bôi Phenergan dùng ngoài da giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng nổi mề đay ngoài da ở trẻ
  • Hướng dẫn sử dụng: Bôi thuốc tối đa 3 – 4 lần/ ngày lên da của trẻ, massage nhẹ nhàng cho thuốc thấm. 
  • Tác dụng phụ: Khiến da trẻ mỏng dần và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Thậm chí phát sinh các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn nếu trẻ có làn da nhạy cảm. 
  • Giá bán tham khảo: ~ 13.000đ/ tuýp x 10g. 

Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em 

  • Mỗi độ tuổi sẽ có cách dùng thuốc khác nhau, hãy trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về vấn đề này.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, bố mẹ phải luôn giữ liên lạc với bác sĩ để có những chỉ định xử lý khi cần thiết. 
  • Tuân thủ liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng. 
  • Cần theo dõi phản ứng của trẻ, sớm phát hiện các bất thường và có hướng xử lý kịp thời. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hỗ trợ tốt cho kết quả dùng thuốc. 
  • Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, học tập và sinh hoạt như bình thường để nâng cao sức đề kháng.
  • Bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố có thể gây khởi phát dị ứng như thực phẩm, môi trường, thời tiết… 

Trên đây là gợi ý về 10 loại thuốc trị mề đay cho trẻ hiệu quả và được sử dụng phổ biến trên thị trường. Hy vọng những thông tin về thuốc trong bài viết này đã giúp quý phụ huynh am hiểu hơn về cách dùng, liều dùng phù hợp cho con.

Có thể bạn quan tâm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger