Cách trị nổi mề đay ở bà bầu: Hiệu quả cho mẹ, an toàn cho bé

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bà bầu bị nổi mề đay không phải tình trạng hiếm gặp. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ không điều trị có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ và thai nhi. 

Nổi mề đay khi mang thai là bệnh gì? 

Nổi mề đay khi mang thai là bệnh gì? 
Nổi mề đay là căn bệnh không quá xa lạ với chị em phụ nữ mang thai

Bà bầu bị nổi mề đay là tình trạng xuất hiện nhiều nốt sần với nhiều kích thước khác nhau trên da, kèm theo phù nề và ngứa ngáy do cơ thể phản ứng lại với các tác nhân dị ứng. 

Chứng nổi mề đay khi mang thai được chia làm 2 dạng chính gồm: mề đay cấp tính (triệu chứng nhẹ, biến mất nhanh chóng ngay sau đó hoặc kéo dài < 6 tuần) và mề đay mãn tính (triệu chứng bệnh dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần trong năm và có mức độ khá nghiêm trọng). 

Phần lớn các trường hợp phát bệnh chủ yếu xảy ra vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, nhất là vào tháng thứ 7 hoặc thứ 8. 

Xem ngay: Nổi Mề Đay Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở bà bầu

Cách trị nổi mề đay ở bà bầu
Phần lớn phụ nữ mang thai bị nổi mề đay là do liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
  • Thay đổi hormone trong cơ thể: Lượng hormone estrogen và progesterone trong huyết tương tăng đáng kể khi mang thai làm kích thích lượng tế bào hắc tố cộng với Proopiomelanocortin trong cơ thể, làm phát sinh nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy mề đay. 
  • Thai lớn làm giãn da vùng bụng: Thai nhi càng phát triển bụng của mẹ càng to lên. Da vùng bụng bắt đầu có xu hướng giãn ra. Điều này cũng có thể khiến các triệu chứng nổi mề đay phát sinh. 
  • Suy giảm sức đề kháng: Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch kém. Đây là điều kiện thuận lợi để các tổn thương mề đay phát triển mạnh. 
  • Tiếp xúc với các dị nguyên: Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường bên ngoài như thực phẩm dị ứng, các loại thuốc, hóa chất, nấm mốc, bụi bặm,…
  • Cơ địa nhạy cảm khi mang thai: Rất nhiều trường hợp chị em phụ nữ mang thai đột nhiên trở nên nhạy cảm với các kích ứng từ môi trường bên ngoài. 
  • Stress, căng thẳng quá mức: Trong suốt quá trình mang thai, có những lúc mẹ sẽ stress, căng thẳng cũng khiến cho nội tiết tố thay đổi và gây nổi mề đay khi mang thai. 
  • Các nguyên nhân khác: Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, bị côn trùng đốt, tiếp xúc với mủ độc thực vật, suy giảm chức năng gan hoặc sống trong môi trường ô nhiễm,…

Gợi ý: Mề Đay Tự Phát: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay khi mang thai
Chứng nổi mề đay ở bà bầu đặc trưng bởi những vùng da phù nề, ửng đỏ kèm theo ngứa ngáy
  • Da nổi sẩn đỏ, các nốt hồng ban;
  • Phù nề từng mảng da nhỏ giống như muỗi đốt với nhiều kích thước khác nhau; 
  • Kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ngứa nhiều về đêm, buổi sáng sớm và khi đổ nhiều mồ hôi; 

Nếu sản phụ bị nổi mề đay nghiêm trọng có thể gây ra một số triệu chứng nặng hơn như:

  • Dễ mệt mỏi, tụt huyết áp và giảm chất lượng giấc ngủ;
  • Sưng phù môi, mí mắt hoặc các vùng da mỏng; 
  • Tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, khó thở;
  • Sốt, tụt huyết áp, ra khí hư bất thường…;

Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu phổ biến và không quá nguy hiểm, tuy nhiên với phụ nữ mang thai thì bệnh lý này lại vô tình trở thành mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe của mẹ cùng sự phát triển của thai nhi. 

Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không?
Bà bầu bị nổi mề đay nặng có thể gây sưng phù mí mắt, môi, suy nhược cơ thể, suy hô hấp…

Đối với phụ nữ mang thai

  • Những cơn đau ngứa rát kéo dài trên khắp cơ thể khiến mẹ mệt mỏi, mất ăn mất ngủ, suy nhược; 
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng da do mẹ cào gãi;
  • Mề đay kéo dài do viêm nhiễm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng toàn thân, viêm cổ tử cung, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai cực kỳ nguy hiểm…; 
  • Trường hợp phát sinh triệu chứng nổi mề đay nghiêm trọng như phù mạch, suy hô hấp gây khó thở, rối loạn nhịp tim, sốc phản vệ… có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi trong bụng;

Đối với thai nhi

Vi khuẩn mề đay phát triển mạnh sẽ xâm nhập tấn công đến thai nhi thông qua nhau thai và gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe tiêu cực như: 

  • Gây các bệnh bẩm sinh về mắt, chứng đục thủy tinh thể, hở hàm ếch, hệ hô hấp, cơ quan sinh dục…;
  • Bị tim bẩm sinh, dị dạng huyết quản hoặc thiếu máu não;
  • Một vài trường hợp trẻ thừa hưởng gen bệnh từ mẹ do cơ chế di truyền và bị nổi mề đay bẩm sinh khi chào đời;

Đọc thêm: Mề Đay Kiêng Ăn Gì? Muốn Hết Mề Đay Đừng Dại Ăn Những Thứ Này

Các cách trị nổi mề đay ở bà bầu hiệu quả 

1. Áp dụng mẹo giảm ngứa mề đay tại nhà

Áp dụng mẹo giảm ngứa mề đay tại nhà
Dùng các nguyên liệu tự nhiên như yến mạch, mật ong, dầu dừa… giúp cải thiện triệu chứng mề đay hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu
  • Tắm nước ấm: Tắm rửa giúp lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Nước ấm còn giúp kích thích tuần hoàn máu, giúp thoải mái hơn trong thai kỳ. 
  • Chườm lạnh: Mẹ có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn quấn đá lạnh để chườm. Chỉ khoảng 15 phút sau, cơn ngứa ngáy sẽ được cải thiện. 
  • Chườm muối: Dùng 300g muối hột sạch, cho vào chảo rang nóng. Đổ hỗn hợp muối ra miếng vải, túm chặt phần đầu rồi chườm lên vùng da bị ngứa do nổi mề đay. 
  • Bôi gel nha đam: Mẹ bầu có thể bôi gel nha đam liên tục 2 – 3 lần/ ngày.
  • Tắm lá thảo dược: Tắm với một số loại dược liệu như: lá kinh giới, lá tía tô, lá trầu không, lá chè xanh, rau sam, mướp đắng, lá khế chua, đinh lăng, ngải cứu… 
  • Tắm bột yến mạch: Thêm bột yến mạch vào trong bồn tắm để ngâm mình giúp cải thiện nhanh chóng cơn ngứa ngáy do nổi mề đay ở bà bầu. 
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe của mẹ bầu như trà atiso, trà hoa cúc, chè vằng… Chúng có tác dụng làm mát, thanh lọc, hỗ trợ đào thải độc tố.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, ưu tiên các loại lành tính để vừa cấp duy trì độ ẩm cho làn da vừa giảm ngứa ngáy.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong thai kỳ không chỉ giúp duy trì độ ẩm cho da mà còn hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, cải thiện các triệu chứng nổi mề đay hiệu quả. 

2. Dùng thuốc Tây (nếu cần thiết)

Đối với phụ nữ mang thai bị nổi mề đay chỉ được sử dụng một số loại thuốc dạng kem bôi, gel bôi, thuốc mỡ… ngoài da. Còn với các loại thuốc dạng uống gần như ít được chỉ định để tránh các rủi ro ngoài ý muốn. 

Tham khảo ngay: Nổi Mề Đay Do Gan: Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa nổi mề đay khi mang thai

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa nổi mề đay khi mang thai
Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày giúp ngăn da không khô ráp, phòng ngừa tái phát nổi mề đay trong thai kỳ
  • Tắm rửa vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày. Nên tắm bằng nước ấm;
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, 100% organic;
  • Nên chọn các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại; 
  • Nên chọn mỹ phẩm dịu nhẹ, chứa thành phần tự nhiên lành tính; 
  • Chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, uống nhiều nước; 
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tích cực; 
  • Rèn luyện thể chất vừa sức, điều độ; 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ. 

Bệnh nổi mề đay khi mang thai sẽ không quá nguy hiểm nếu mẹ bầu biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng khó lường. Đồng thời, quá trình điều trị và phòng bệnh nổi mề đay kỹ lưỡng còn giúp mẹ bầu chăm sóc da tốt hơn, duy trì sự khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger