10 Cách chữa dị ứng nổi mề đay khi ra gió có thể bạn chưa biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dị ứng nổi mề đay khi ra gió là tình trạng khá phổ biến. Đây là một dạng viêm da không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, vẫn có cách chữa cơ bản được các chuyên gia hướng dẫn nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. 

Dị ứng nổi mề đay khi ra gió là bệnh gì?

Dị ứng nổi mề đay khi ra gió là bệnh gì?
Dị ứng nổi mề đay khi ra gió là tình trạng phổ biến, có liên quan đến yếu tố cơ địa hay còn gọi là mề đay tiếp xúc

Tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy nổi mề đay khi ra gió được nhận định là bệnh mề đay cơ địa do tiếp xúc. Căn bệnh này thuộc nhóm bệnh viêm da cơ địa. Đây là một dạng viêm da dị ứng mãn tính xảy ra khá phổ biến ở những người có sẵn cơ địa dị ứng, mẫn cảm quá mức với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. 

Một số dạng dị ứng mề đay thường gặp như:

Dấu hiệu nhận biết dị ứng nổi mề đay khi ra gió

Dấu hiệu nhận biết dị ứng nổi mề đay khi ra gió
Triệu chứng mề đay dị ứng khi ra gió được chia làm 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính
  • Giai đoạn cấp tính:
    • Xuất hiện các nốt mẩn ngứa, sẩn đỏ trên da, có thể có mụn nước hoặc vảy tiết, rỉ dịch và phù nề; 
    • Cơn ngứa ngáy kéo dài dai dẳng, càng gãi càng ngứa nhiều hơn; 
    • Triệu chứng mề đay xuất hiện tại các bộ phận khác gây khó thở, hen suyễn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy… 
  • Giai đoạn mạn tính: Xảy ra khi các triệu chứng xuất hiện liên tục hoặc cách thời gian ngắn. Càng về sau, các tổn thương trên da càng nặng hơn, nốt sẩn mới chồng lên nốt sẩn cũ, khiến da dày sừng, đóng vảy tiết, ngứa ngáy, bong tróc vảy và rối loạn sắc tố da… 

Hướng dẫn 10 cách xử lý triệu chứng nổi mề đay dị ứng sau khi ra gió

1. Kiêng gió & tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

Theo các chuyên gia, việc phát sinh dị ứng mề đay thường là do gió trời tự nhiên. Trong gió có chứa các dị nguyên dễ hình thành dị ứng nên người bệnh phải tuyệt đối tránh xa nguồn gió này.

Còn với gió máy quạt hay máy lạnh là sản phẩm gió nhân tạo, không độc hại nên không cần phải kiêng quá mức. 

Kiêng gió & tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng
Bạn cần kiêng tiếp xúc với gió trời nhưng có thể sử dụng gió quạt để giảm thiểu kích ứng da gây ngứa ngáy

Ngoài kiêng gió, người bệnh có cơ địa dễ dị ứng cần phải tránh tiếp xúc với:

  • Ánh nắng mặt trời; 
  • Nước có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng; 
  • Sữa tắm hoặc các loại hóa – mỹ phẩm chứa chất gây dị ứng; 
  • Các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt chó, đậu phộng, sữa…;
  • Rượu bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe;
  • Các dị nguyên trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo…;

Đọc thêm: Người Bị Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Giải Đáp Thắc Mắc 

2. Chườm lạnh

Nhiệt lạnh của đá giúp làm mát da, xoa dịu kích ứng, ức chế sự bùng phát của các triệu chứng mề đay, giảm ngứa ngáy, khó chịu, nhờ đó hỗ trợ ngăn chặn tiến triển của bệnh. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 miếng vải sạch, cho đá vào trong buộc chặt phần đầu hoặc nhúng khăn vào nước đá lạnh rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị mề đay. 
  • Chườm trong vòng 15 – 30 phút, thực hiện từ 2 – 4 lần/ ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn. 
  • Sau khi chườm lạnh nhưng vẫn chưa giảm nhiều, hãy đi tắm nước lạnh từ 5 – 10 phút.

3. Tắm bằng dung dịch giảm ngứa

Đầu tiên tắm sẽ giúp làm trôi đi các dị nguyên bám trên cơ thể, ngăn chúng gây kích ứng phát sinh dị ứng. Thứ 2, các nguyên liệu có tác dụng chống ngứa hiệu quả như bột yến mạch, bột baking soda… 

Tắm bằng dung dịch giảm ngứa
Tắm bột yến mạch mỗi ngày giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng dị ứng nổi mề đay do ra gió
  • Tắm bột yến mạch: Trong bột yến mạch có chứa hoạt chất avenanthramides có khả năng kháng viêm và giảm ngứa ngáy.
  • Bột baking soda: Loại bột này được ghi nhận có khả năng làm giảm ngứa, khó chịu trên da dựa trên cơ chế thay đổi độ pH làn da nhờ khả năng kiềm axit. 

Cách tắm bằng các dung dịch chống ngứa nên được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm đầy nước trong bồn tắm hoặc ra chậu lớn và nên dùng nước ấm vừa phải. 
  • Đổ 1 cốc bột yến mạch hoặc bột baking soda vào nước, khuấy cho tan đều. 
  • Cởi bỏ quần áo, làm ướt cơ thể rồi ngâm mình trong bồn tắm khoảng 20 phút. 
  • Tắm lại bằng nước sạch. 

4. Tắm lá trà xanh

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nắm lá trà xanh non, tươi, rửa sạch và ngâm trong thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. 
  • Cho lá vào nồi, đổ khoảng 3 lít nước vào, đậy kín nắp đun sôi lên. 
  • Khoảng 10 phút thì tắt bếp, đổ nước lá trà xanh ra chậu, thêm nước lạnh vào để điều chỉnh nhiệt độ rồi dùng để tắm. 
  • Chỉ cần tắm nước lá trà xanh 3 – 5 ngày liên tục.

5. Bôi gel nha đam

Bôi gel nha đam
Bôi gel nha đam giúp làm mát da, xoa dịu kích ứng, giảm ngứa ngáy mề đay hiệu quả

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ xanh, rửa sạch lớp mủ vàng bên ngoài. 
  • Vệ sinh vùng da bị mề đay bằng dung dịch sát khuẩn, lau khô da trước khi thực hiện.
  • Bôi phần gel nha đam trực tiếp lên da, massage 5 phút rồi để yên 20 phút. 
  • Rửa lại bằng nước sạch, thấm khô.

6. Dùng muối trắng

Cách thực hiện

  • Cách 1: Pha loãng muối với nước ấm để làm nước tắm hàng ngày. Sau khi tắm nước muối phải tắm lại bằng nước sạch và không dùng muối để chà xát lên da vì sẽ làm tăng nặng các tổn thương ngoài da. 
  • Cách 2: Kết hợp muối hột trắng với một số loại thảo dược tự nhiên như ngải cứu, rau sam, lá lốt…, giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Rửa lại bằng nước sạch sau khoảng 20 phút.

Gợi ý: Mề đay cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

7. Dùng gừng

Cách thực hiện

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng. Cho gừng vào ấm đun, cho thêm đường mía cô đặc và 1/2 chén giấm vào. Đun sôi lên rồi để nguội, chắt phần nước cốt thu được ra chén, pha thêm một ít nước ấm, chia làm 3 – 4 phần uống hết trong ngày.
  • Cách 2: Gừng tươi cắt lát hoặc thành sợi, cho vào ấm nước đun sôi lên 10 phút là hoàn thành. Rót trà gừng ra ly, có thể cho thêm một ít mật ong để tạo vị ngọt dễ uống. 

8. Tinh dầu bạc hà

Cách thực hiện

  • Cách 1: Bạn nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào chậu nước ấm, khuấy đều rồi ngâm rửa vùng da mề đay vào nước. Kết hợp massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả cải thiện bệnh. 
  • Cách 2: Pha loãng tinh dầu bạc hà với một ít nước, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vùng da mề đay ngứa ngáy. Lưu ý phải vệ sinh vùng da này trước khi thực hiện.

9. Ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và tránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng

Một số loại thực phẩm nên ăn: 

  • Thực phẩm giàu vitamin A như các loại cá, cà rốt, cà chua… 
  • Thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau xanh, gạo lứt, chuối, hạt điều…
  • Thực phẩm giàu vitamin C như trong ớt chuông, kiwi, khoai tây, cà chua, bông cải xanh, dưa lưới vàng…

Kiêng sử dụng quá mức nhóm thực phẩm giàu đạm, thức ăn chế biến nhiều muối, nhiều đường, đậm vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích… để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa tái phát. 

Ngoài các loại thực phẩm trên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cũng có thể tăng cường bổ sung:

  • Hoạt chất Quercetin
  • Vitamin C, D, B12
  • Dầu cá

Xem thêm: 7 Cách Trị Mề Đay Bằng Gừng Lành Tính, Hiệu Quả

10. Điều chỉnh lối sống lành mạnh

  • Ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh thức khuya, làm việc quá sức.
  • Tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ, tích cực.
  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát. 
  • Giữ ấm cơ thể kỹ lưỡng, nhất là khi thời tiết có gió lạnh.

Có nên dùng thuốc Tây để trị dị ứng mề đay khi ra gió không? 

Nhưng đối với người bị dị ứng mề đay khi ra gió, việc dùng thuốc có thể là điều không cần thiết. Do hầu hết các triệu chứng thường ở mức độ nhẹ, có thể dễ dàng kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà. 

Chỉ những trường hợp cơ thể quá mẫn, phản ứng quá mức với dị nguyên, bùng phát triệu chứng mề đay cấp đột ngột, diễn tiến nhanh mới được chỉ định sử dụng thuốc. Hoặc những trường hợp nghi ngờ có biến chứng sốc phản vệ nghiêm trọng mới cần phải dùng thuốc. 

Có nên dùng thuốc Tây để trị dị ứng mề đay khi ra gió không? 
Chỉ dùng thuốc Tây trị mề đay dị ứng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ
  • Tiêm Epinephrine: Trường hợp bùng phát mề đay dị ứng có nguy cơ tiến triển thành sốc phản vệ sẽ được chỉ định dùng Epinephrine hoặc tiêm Adrenalin. Đây là thuốc ức chế bùng phát cơn hen cấp và chống sốc phản vệ. 
  • Thuốc kháng histamin H1: Hầu hết trường hợp bị dị ứng nổi mề đay đều được chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1 như Chlorpheniramine hoặc Diphenhydramine. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng dùng như thuốc uống, thuốc bôi… có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng.
  • Thuốc Corticosteroid: Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng nhằm mục đích cải thiện triệu chứng mề đay dị ứng, triệu chứng dị ứng đường hô hấp… bùng phát đột ngột. Thuốc đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng ngay sau khi tiếp xúc với gió hay bất kỳ dị nguyên nào. Một số loại thường gặp như Fluticasone, Tricamcinolone, Mometasone, Budesonide… Tùy theo từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dạng điều chế phù hợp như Corticosteroid dạng kem bôi ngoài da, dạng viên uống, dạng ống hít mũi hoặc thuốc nhỏ mắt. 
  • Thuốc chống dị ứng: Loại thuốc này thường chứa các hoạt chất chính như Lodoxamide – tromethamine, Cromolyn, Pemirolast… giúp ngăn chặn quá trình sản xuất và dự trữ histamin.
  • Thuốc chống xung huyết: Pseudoephedrine, Phenylephrine được sử dụng dưới dạng khí dung nhằm kiểm soát tình trạng xung huyết quá mức phát sinh các triệu chứng tuần hoàn, hô hấp do dị ứng. 
  • Kem bôi chứa Menthol: Nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát tại vùng da tổn thương nổi mề đay dị ứng. Có thể dùng 2 – 4 lần/ ngày khi cần thiết mà ít gây tác dụng phụ. 

Trên đây là 10 cách chữa dị ứng mề đay khi ra gió bạn cần biết và áp dụng vào thực tế nhằm đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng. Như đã nói, tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trong trường hợp bùng phát nghiêm trọng, hãy ngưng lại và đến bệnh viện để được thăm khám.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger