Phù Mạch Là Bệnh Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Phù mạch là hiện tượng rất giống với nổi mề đay. Đây là một bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng cần can thiệp điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng. 

Phù mạch là bệnh gì? 

Phù mạch là hiện tượng xuất hiện triệu chứng giống như phát ban, nhưng xảy ra ở tận sâu bên trong da. Cũng là những nốt sưng, phù nề da, niêm mạc nhưng chúng nằm ở dưới lớp trung bình, người bệnh chỉ có thể cảm nhận được. Còn với nổi mề đay bình thường thì các triệu chứng sẽ xuất hiện ở lớp thượng bì, trung bình và dễ dàng quan sát bằng mắt thường. 

Phù mạch
Phù mạch là hiện tượng giống như phát ban, gây sưng phù tận sâu dưới da, niêm mạc

Theo nhận định của các chuyên gia, so với nổi mề đay thông thường có mức độ nhẹ hơn so với phù mạch.Vì các triệu chứng ẩn sâu bên dưới các mô da tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại hơn. Một số trường hợp nặng còn gây ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa và đường tiêu hóa. 

Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa phù mạch và mề đay, tham khảo bảng so sánh dưới đây: 

Đặc điểm  Phù mạch Nổi mề đay
Vị trí xảy ra bệnh Ở dưới lớp trung bì Chủ yếu trên lớp thượng bì và trung bì
Cơ quan bị ảnh hưởng Niêm mạc, da, nhất là ở môi và mắt Chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da
Triệu chứng thực thể Xuất hiện các vùng da sưng, ửng đỏ hoặc da sẫm màu nằm dưới bề mặt da Xuất hiện các nốt sần, mảng da đỏ, sưng phù trên bề mặt da
Triệu chứng cơ năng Đau nhức và căng từ bên trong. Có thể gây ngứa ngáy âm ỉ hoặc không có. Gây ngứa ngáy dữ dội, nóng rát trên da, nhưng hiếm khi gây căng đau nhức.
Thời gian phát bệnh Bộc phát và kéo dài từ 24 – 48 tiếng. Kéo dài dưới 24 tiếng và thuyên giảm sau ngay sau đó. 

Xem thêm: Nóng Trong Người Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào

Nguyên nhân gây ra chứng phù mạch

Theo phân tích của các chuyên gia, có 4 nhóm nguyên nhân chính gây ra phù mạch. Và cũng dựa vào những đặc điểm này mà chia phù mạch làm 4 dạng gồm:

1. Phù mạch dị ứng cấp tính 

Phù mạch dị ứng cấp tính là dạng dị ứng thường xảy ra đồng thời với hiện tượng nổi mề đay, còn được gọi là nổi mề đay phù mạch. Sau khoảng 1 – 2 tiếng kể từ thời điểm người bệnh tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Các tác nhân dị ứng kích hoạt các tế bào mast, giải phóng chất histamin gây viêm, thậm chí có nguy cơ cao gây sốc phản vệ.

Phù mạch dị ứng có sự xuất hiện kèm theo của các triệu chứng nổi mề đay và điều trị được thông qua các loại thuốc kháng histamin hoặc thuốc bôi ngoài da glucocorticoid. 

Phù mạch dị ứng cấp tính 
Dị ứng cấp tính thường xảy ra do cơ địa dị ứng với các dị nguyên như thuốc, thức ăn, thời tiết…

Các dị nguyên thông thường là:

  • Dị ứng thức ăn như hải sản, đậu phộng, nhộng tằm, thịt bò, sữa/ các chế phẩm từ sữa, bột ngọt…; 
  • Dị ứng thuốc như thuốc kháng sinh (Penicillin), thuốc chống viêm không steroid (NSAID), các loại vacxin hoặc vitamin dùng qua đường tiêm truyền, thuốc cản quan chứa iod, thuốc ức chế thần kinh cơ…;
  • Dị ứng với thời tiết, nhiệt độ, môi trường; 
  • Dị ứng với hóa chất, điển hình như hạt latex; 
  • Bị côn trùng đốt; 

2. Phù mạch do thuốc không qua cơ chế dị ứng 

Tình trạng phù mạch xảy ra sau khi người bệnh sử dụng thuốc nhưng không diễn ra theo cơ chế dị ứng. Có thể bùng phát liên tục trong một khoảng thời gian, kéo dài cho đến nhiều tháng sau đó chứ không phải dị ứng đột ngột, kể từ lần sử dụng thuốc đầu tiên. 

Đây là một dạng phù mạch không dị ứng khá phổ biến, không liên quan đến histamin, xảy ra khi người bệnh sử dụng các loại thuốc như: 

  • Thuốc ức chế men chuyển: Loại thuốc này có tỷ lệ gây bệnh là 0.1 – 0.6%. 
  • Các sản phẩm của kinin, chất chuyển hóa của nitric oxide, arachidonic; 

3. Phù mạch tự phát 

Là hiện tượng phù mạch không rõ nguyên nhân, thường là những trường hợp mạn tính, dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần, xảy ra đồng thời với các triệu chứng mề đay. 

Phù mạch tự phát 
Phù mạch tự phát với các triệu chứng nguy hiểm nhưng không rõ nguyên nhân

4. Phù mạch di truyền

Tức là người bệnh bị di truyền từ thế hệ trước, ADN mang sẵn gen bệnh kể từ khi chào đời và bùng phát bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. 

Theo chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất của hiện tượng này là sự thiếu hụt bất thường của các protein lành tính trong máu. Còn được gọi là hiện tượng thiếu hụt chất ức chế C1, cộng với sự hoạt động quá mức của chất bradykinin làm tăng tính thấm, giãn mạch và rỉ dịch qua thành mạch, gây phù mạch, mề đay. 

Đọc thêm: Nổi mề đay có lây khôngPhòng tránh như thế nào hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết bệnh phù mạch mề đay

Phù mạch mề đay có thể gây ra những triệu chứng rất nghiêm trọng, cần được điều trị y tế khẩn cấp, bao gồm:

Dấu hiệu nhận biết bệnh phù mạch mề đay
Sưng phù mạch ở lưỡi, họng có thể gây khó thở, suy hô hấp nghiêm trọng
  • Phù miệng, môi, quanh mắt; 
  • Phù nề đường tiêu hóa, gây ra đau bụng, tiêu chảy, táo bón; 
  • Sưng phù cơ quan sinh dục, cổ họng, lưỡi, bàn chân, bàn tay; 
  • Trên bề mặt da nhìn bình thường, không nổi sẩn phù, da không đỏ, nhưng có thể ngứa nhẹ; 
  • Cảm giác sâu dưới da có cảm giác đau nhức, nóng rát và căng; 
  • Một số trường hợp phù lưỡi, họng có thể gây khó thở; 

Đối với phù mạch di truyền, bệnh thường khởi phát ở tuổi dậy thì, do liên quan đến các yếu tố khởi phát như chấn thương, có kinh nguyệt, mất sức do hoạt động thể lực nhiều, rối loạn cảm xúc, mang thai…

Biện pháp y tế chẩn đoán bệnh phù mạch

Khi được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ, trước tiên, người bệnh cần thông báo và mô tả rõ ràng tình trạng bệnh của bản thân. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng da bị sưng phù như môi, mí mắt và đánh giá mức độ nhạy cảm của vùng này, từ đó đưa ra những nhận định chính xác nhất. 

Ngoài ra, một số trường hợp có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu, để kiểm tra chỉ số, nồng độ và chức năng của các protein đặc hiệu, nhất là với các trường hợp bị phù mạch di truyền. Ngoài ra, xét nghiệm ức chế Esterase C1, xét nghiệm dị nguyên… cũng có thể được chỉ định thực hiện trong các trường hợp khác nhau. 

Đồng thời, chẩn đoán phù mạch còn dựa vào các yếu tố khác như triệu chứng, tiền sử bệnh lý cá nhân, tiền sử gia đình,…

Tham khảo thêm: 6 biến chứng của bệnh mề đay bạn nên quan tâm 

Các phương pháp điều trị bệnh phù mạch

Dưới đây là cách sơ cứu và phương pháp điều trị chính gồm:

1. Sơ cứu đường thở/ nhập viện 

Một số cách sơ cứu đường thở cho bệnh nhân bị phù mạch như sau: cho bệnh nhân ngồi dậy để thở, đeo mặt nạ oxy hoặc đặt đội khí quản, thở máy và dùng thuốc giãn phế quản khi cần thiết. 

2. Cải thiện triệu chứng phù mạch tại nhà 

Cải thiện triệu chứng phù mạch tại nhà 
Chườm lạnh là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp giảm sưng phù mạch, ngăn diễn tiến của bệnh
  • Chườm đá lạnh: Cách này được cho là đẩy lùi triệu chứng sưng phù nhanh chóng kịp thời hơn so với bôi kem dưỡng hoặc thuốc. 
  • Chườm muối: Chườm muối sao nóng cũng là một trong những mẹo hay giúp cải thiện triệu chứng phù mạch mề đay hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.  
  • Tránh các dị nguyên: Khi đã xác định được dị nguyên gây bùng phát phù mạch là gì, hãy loại bỏ hoặc tránh xa chúng. 
  • Thảo dược tự nhiên: Người bệnh phù mạch nhẹ có thể chọn cách chữa bằng các loại dược liệu thuốc Nam như lá trầu không, kinh giới, lá lốt, …

3. Điều trị phù mạch bằng thuốc Tây 

  • Thuốc kháng histamin H1, H2, thuốc bôi corticoid,… 
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate, Ciclosporin
  • Tiêm Adrenalin dưới da, tiêm Epinephrine cho các trường hợp bị sốc phản vệ.
  • Omalizumab (đây là một loại kháng thể đơn dòng có khả năng kháng IgE), phù hợp dùng cho những người bị phù mạch nghiêm trọng, khó điều trị. 
Điều trị phù mạch bằng thuốc Tây 
Tùy vào dạng phù mạch do dị ứng hoặc không dị ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc khác nếu cần thiết như: 

  • Thuốc ức chế bradykinin (Icatibant) hoặc thuốc Kalliekrein (Ecallantide);
  • Thuốc đồng hóa steroid nhằm mục đích ức chế chất C1. Chẳng hạn như Axandrolone, Stanazolol, Danazol…;
  • Thuốc Acid tranexamic thường được dùng cho trẻ em gần đến tuổi dậy thì. Thuốc được chỉ định dùng trước nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phù mạch di truyền; 

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện lọc huyết tương hoặc tiêm immunoglobulin vào tĩnh mạch để giúp giảm sưng phù, đau nhức,…

4. Chăm sóc và điều trị dự phòng

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Ưu tiên những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và có mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Loại bỏ/ tránh tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên có khả năng khởi phát phản ứng dị ứng. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, từ bỏ những thói quen ăn uống kém khoa học.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, chất có cồn, nước ngọt.
  • Rèn luyện thể chất, tập thể dục thể thao mỗi ngày. 
Chăm sóc và điều trị dự phòng
Bảo vệ đường thở, che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây phù mạch

Bệnh phù mạch thông thường là căn bệnh không quá nguy hiểm và không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, chủ quan không điều trị sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, sốc phản vệ… có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger