Mề Đay Sắc Tố Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Mề đay sắc tố là một dạng rối loạn chức năng da phổ biến. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mề đay sắc tố là gì?
Mề đay sắc tố (UP) là kết quả của quá trình phản ứng quá mức của các tế bào mast và bạch cầu ưa bases. Chúng giải phóng một số hoạt chất hóa học trung gian như histamine, bradykinin, kallikrein… ở lớp da trung bì. Tình trạng này làm da xuất hiện các nốt nâu vàng, đỏ và rất ngứa ngáy, chúng thường tập trung dày đặc hoặc nằm rải rác ở các phần sau của cơ thể.
Vùng da tương ứng sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, ngứa ngáy, mề đay da vẽ nổi, nổi hồng ban tại chỗ…
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh lý này nhất và sẽ biến mất khi trẻ trưởng thành mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, từ các triệu chứng mề đay sắc tố sẽ tiến triển thành bệnh sarcoma tế bào mast (1 dạng ung thư) hoặc bạch cầu mast.
Xem thêm: Mẹ Bị Nổi Mề Đay Có Nên Cho Con Bú? Giải Đáp Thắc Mắc
Triệu chứng nhận biết mề đay sắc tố
- Các dát sẩn màu nâu đỏ, nâu vàng, xuất hiện ở thân sau đó lan ra xung quanh, ly tâm hoặc đối xứng;
- Không xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, da đầu hoặc mặt;
- Xuất hiện các tổn thương ở niêm mạc tương tự như trên da;
- Ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội, da ửng đỏ;
- Tăng sắc tố tại vùng da bị tổn thương;
Ngoài những dấu hiệu nhận biết trên, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà còn kèm theo một vài triệu chứng toàn thân như:
- Buồn nôn, nôn ói;
- Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh;
- Chóng mặt;
- Đau đầu;
- Ngất xỉu;
Nguyên nhân gây mề đay sắc tố
Cho đến hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh mề đay sắc tố. Tuy nhiên, theo phân tích thì cơ chế phát sinh bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền.
Các chuyên gia cho biết, sự đột biến về gen bệnh trong hầu hết các trường hợp thường xuất phát tại acid amin 816. Khi điểm này liên kết với các tế bào mast tăng trưởng quá mức sẽ kích phát tín hiệu khiến các tế bào phân chia và phát sinh các bất thường trong hệ miễn dịch. Từ đó tạo ra các bất ổn về cấu trúc da, làm tăng sắc tố và phát sinh các triệu chứng bệnh.
Mề đay sắc tố cũng liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:
- Cơ địa nhạy cảm, dễ mắc bệnh nếu có tiền sử bị mề đay mẩn ngứa, viêm da cấp – mãn tính…;
- Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên;
- Nghiện rượu bia, các loại thức uống chứa nồng độ cồn cao;
- Stress, căng thẳng thần kinh quá mức;
- Da nhiễm vi khuẩn như viêm gan siêu vi B, C, nấm, Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột..;
- Chà xát, cào gãi mạnh quá mức trên da;
- Sử dụng morphine, thuốc nhỏ mắt chứa dextran hoặc tự ý dùng các loại thuốc chống viêm không steroid;
- …
Gợi ý: Nổi mề đay sau khi quan hệ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Các biến chứng thường gặp của bệnh mề đay sắc tố
Theo sự đánh giá của các chuyên gia Da liễu, mề đay sắc tố không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Thực chất đây chỉ là một dạng rối loạn chức năng da, làm xuất hiện các tổn thương gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu, hình thành thâm sẹo làm mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể như lá lách, gan, tủy xương…
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, một số trường hợp cũng có thể mắc các chứng bệnh khác như: kháng insullin, hội chứng da đỏ, tiểu đường… Trường hợp chủ quan không can thiệp điều trị bệnh sẽ tạo điều kiện hình thành các tế bào ung thư.
Biện pháp chẩn đoán mề đay sắc tố
Để chẩn đoán mề đay sắc tố, trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện bước thăm khám lâm sàng, quan sát các triệu chứng, tổn thương trên da.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện bài kiểm tra thử nghiệm bằng cách chà xát mạnh trên da và quan sát xem có xuất hiện các dấu hiệu nổi mề đay sắc tố hay không.
Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác loại bệnh bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác như:
- Kiểm tra nồng độ histamine trong nước tiểu;
- Kiểm tra nồng độ trypate trong máu;
- Sinh thiết da;
Phương pháp điều trị mề đay sắc tố
1. Điều trị bằng thuốc Tây
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc Disodium cromoglicate
- Corticoid
- Thuốc Fluocinolone acetonide
- Băng Hydrocoloid
Ngoài ra, y học hiện đại cũng ghi nhận phương pháp quang trị liệu cũng đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh mề đay sắc tố. Phương pháp này sử dụng tia cực tím với bước sóng phù hợp chiếu thẳng vào các tổn thương trên da, từ đó ức chế quá trình sinh vảy, loại bỏ tác nhân dị ứng và cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Gợi ý: Bị nổi mề đay liên tục: Cách điều trị hợp lý
2. Kết hợp chăm sóc tại nhà để kiểm soát triệu chứng
- Vệ sinh cơ thể, nhất là vùng da bị nổi mề đay sắc tố luôn được sạch sẽ;
- Luôn giữ cho da khô thoáng;
- Nên mặc quần rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt;
- Bôi kem dưỡng ẩm da mỗi ngày để duy trì độ ẩm;
- Tuyệt đối không được cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh;
- Cắt gọn móng tay để tránh cào gãi vùng da bệnh trong vô thức;
- Từ bỏ hút thuốc lá, các loại thức uống có cồn, không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau gây nghiện.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng;
- Rèn luyện thể chất, tập luyện thể dục thể thao;
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh mề đay sắc tố và hướng điều trị đúng giúp đẩy lùi triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào hãy chủ động thăm khám ngay để được điều trị y tế phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị
- Nóng Trong Người Nổi Mề Đay Có Phải Bệnh? Điều Trị Như Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!