Mề Đay Tự Phát: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Mề đay tự phát là tình trạng cơ thể tự phát sinh các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Mề đay tự phát là bệnh gì?
Nổi mề đay tự phát hay còn gọi là nổi mề đay vô căn. Là tình trạng xuất hiện các tổn thương mề đay mẩn ngứa, dị ứng trên da nhưng không xác định rõ nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp bị mề đay tự phát đều là mãn tính, kéo dài trên 6 tuần.
Người bị mề đay tự phát mãn tính thường không quá nguy hiểm và hiếm có trường nào phát triển thành sốc phản vệ như các đợt mề đay cấp tính.
Khác với những dạng nổi mề đay dị ứng thông thường có nguyên nhân xác định, mề đay tự phát không thể xác định rõ nguyên nhân nên rất khó điều trị. Hầu hết bệnh nhân thường không đáp ứng với các loại thuốc dị ứng thông thường.
Tham khảo thêm: Nổi Mề Đay Ở Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị
Nguyên nhân gây nổi mề đay tự phát
Yếu tố nguy cơ được nghi ngờ là nguyên nhân phát sinh mề đay tự phát như:
- Liên quan đến bệnh lý: Bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ, ung thư hoặc các bệnh về rối loạn nội tiết tố…
- Dị ứng phấn hoa: Triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy mề đay…
- Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc salycilat, penicillin, huyết thanh, vaccine…
- Dị ứng thức ăn: Các loại thực phẩm như tôm, cua, mực, cá biển, nhộng tằm… đều có nguy cơ cao gây nổi mề đay.
- Một số yếu tố khác:
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi, phân hóa học, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm,…
- Stress, áp lực, căng thẳng quá mức;
- Thời tiết thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột;
- Mặc quần áo quá chật, cào gãi mạnh;
- Vận động quá mức làm đổ mồ hôi;
- Rối loạn hormone nội tiết tố;
Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết mề đay tự phát
- Xuất hiện các mảng da phù, gồ lên, màu đỏ hoặc hồng, sờ vào cứng chắc và có ranh giới rõ ràng.
- Tổn thương da có thể khu trú hoặc lan trên diện rộng, thậm chí lan khắp cơ thể;
- Kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu, thậm chí ngứa dữ dội.
- Tổn thương mề đay trên da có thể thu nhỏ lại và mờ dần đi nhưng lại tái phát.
- Căng thẳng, thay đổi nhiệt độ, cào gãi, ra nhiều mồ hôi… có thể khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Gợi ý: Mề đay cấp ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục
Chẩn đoán xác định mề đay tự phát
- Chẩn đoán lâm sàng: Quan sát, đánh giá các triệu chứng lâm sàng, thăm hỏi tìm hiểu tiền sử bệnh hoặc có tiếp xúc với bất kỳ thứ gì đó lạ hay không. Đồng thời, xem xét đến nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến dị ứng.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm lấy da (skin prick test), xét nghiệm máu tìm kháng thể chống dị ứng, xét nghiệm protein phản ứng C (CRP), xét nghiệm hấp thụ dị nguyên gắn phóng xạ (RAST) hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang CAP…
Bị mề đay tự phát vô căn có chữa được không?
Phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay tự phát không rõ nguyên nhân chỉ kéo dài trong khoảng vài tháng hoặc dai dẳng vài năm sẽ tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị hay có bất kỳ can thiệp y tế nào.
Tuy nhiên, dù là mề đay tự phát hay mề đay dị ứng thông thường đều rất khó điều trị dứt điểm tận gốc. Vì bệnh xảy ra do sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với kháng nguyên và sẽ không có cách nào để thay đổi yếu tố này trong cơ thể.
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, được biểu hiện thông qua các triệu chứng như sưng giãn mạch máu, phù mạch, khó thở, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim… Nếu người bệnh không được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, tuy hầu hết bệnh nhân bị mề đay tự phát không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan lơ là trong việc điều trị. Vì ngoài những cơn ngứa ngáy dữ dội, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng, do ngứa nhiều gây khó ngủ, suy nhược cơ thể, chán ăn và ảnh hưởng đến ngoại hình, tính thẩm mỹ, vẻ ngoài của người bệnh.
Đọc thêm: Bệnh mề đay có di truyền không? Phòng tránh như thế nào?
Phương pháp điều trị nổi mề đay tự phát hiệu quả
1. Điều trị không dùng thuốc
Ăn uống phù hợp
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, đậu, hạt…
- Ăn uống với lượng vừa phải, cân bằng các giá trị dinh dưỡng không quá thừa cũng không thiếu, đặc biệt tránh bổ sung dư chất đạm và chất béo bão hòa.
- Uống nhiều nước, từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày, nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho làn da và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay.
- Tránh ăn những món chứa nhiều dầu mỡ, chất béo không tốt, chế biến đậm vị, cay nóng, quá mặn, quá ngọt, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đóng hộp…
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia….
- Lối sống khoa học, tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
- Làm việc vừa sức, tránh lao lực quá mức.
- Tập thể dục thể thao, rèn luyện thể chất.
- Duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ, lạc quan.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.
- Đeo găng tay chuyên dụng khi tiếp xúc với các loại hóa chất, nước tẩy rửa.
- Chọn lựa sử dụng mỹ phẩm lành tính.
2. Dùng thuốc Tây trị mề đay tự phát
- Thuốc kháng histamine H1: Các loại thuốc kháng histamine H1 thường dùng cho bệnh nhân mề đay tự phát sẽ ưu tiên các loại ít có tác dụng an thần như Desloratadine, Certirizine, Loratadine, Fexofenadine…
- Thuốc kháng histamine H2: Một vài loại thường dùng như Ranitidine, Cimetidine, Famotidine…
- Thuốc Corticosteroid: Liều dùng khuyến cáo là 30 – 60g, uống 1 lần sau khi ăn no hoặc chia làm 2 lần sử dụng sáng, chiều.
- Thuốc Adrenaline: Thuốc thường dùng cho những trường hợp bị mề đay tự phát có dấu hiệu phát sinh biến chứng như phù mạch, khó thở, rối loạn tiêu hóa…, thậm chí có thể phát triển thành sốc phản vệ.
- Một số loại thuốc khác:
- Montelukast: Được dùng để ngăn chặn sản sinh các leukotrienes – chất trung gian làm bùng phát phản ứng viêm.
- Omalizumab: Đây là loại thuốc cuối cùng được chỉ định trong trường hợp các triệu chứng mề đay tự phát hoàn toàn không đáp ứng với bất kỳ loại thuốc nào. Omalizumab: là một loại chế phẩm sinh học được dùng dưới dạng tiêm (1 tháng/ lần) nhằm ngăn chặn sản xuất kháng thể IgE và tăng khả năng phóng thích histamine vào da, ngăn tái phát cơn ngứa.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Như Cyclosporin, Tacrolimus….
- Ngoài ra, còn có thuốc Doxepin chống trầm cảm và thuốc Corticoid dùng ngắn hạn như Prednisolon.
Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh mề đay tự phát. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích quý bạn đọc hiểu hơn về đặc điểm của bệnh và điều trị bệnh đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh, vui lòng trao đổi trực tiếp với chuyên gia để được tư vấn chi tiết hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Dị ứng phấn hoa nổi mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
- Nổi mề đay do gan: Dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!