Top 12 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Hiệu Quả Tốt Nhất
Loại thuốc trị nổi mề đay nào an toàn, hiệu quả phù hợp cho từng đối tượng? Đây là thắc mắc của bất cứ người bệnh nào. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc tham khảo bài viết ngay sau đây.
Top 12 thuốc trị nổi mề đay tốt và hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh mề đay chủ yếu được điều trị bằng thuốc uống kết hợp kem bôi ngoài da giúp giảm nhanh triệu chứng. Dưới đây là những loại tốt nhất:
1. Thuốc mề đay Phenergan
Hiệu quả: Đây là loại thuốc histamin thế hệ 1 có tác dụng điều trị dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay khá hiệu quả và an toàn.
Cách dùng: Thông thường, trẻ nhỏ sẽ dùng khoảng 5-20ml/ngày, người lớn từ 25-50ml/ngày. Còn với loại thuốc bôi, bạn chỉ cần thoa một lớn mỏng thuốc lên vị trí bị mẩn ngứa.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi…khi dùng thuốc. Nếu biểu hiện bất thường nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn.
Lưu ý: Không dùng thuốc Phenergan cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi.
Giá tham khảo: Phenergan dạng bôi 15.000 đồng. Dạng siro 23.000 đồng/chai
Đọc thêm: Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì? 12 Loại Lá Tắm Lành Tính Hiệu Quả
2. Thuốc mề đay Dexchlophrniramin
Hiệu quả: Dexchlophrniramin là loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 được dùng để điều trị bệnh dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, mề đay hay các hiện tượng như sốt cảm.
Cách dùng: Mỗi liều nên dùng cách nhau từ 4-6 giờ để đảm bảo an toàn. Trường hợp thuốc Dexchlophrniramin liều 4mg – 6mg, sẽ dùng cách nhau 8-10 giờ đồng hồ. Trẻ em sẽ dùng Dexchlophrniramin 1mg.
Tác dụng phụ: Thuốc sẽ gây buồn ngủ, táo bón, khô miệng, khô mắt, hạ huyết áp, hoặc trường hợp nghiêm trọng sẽ gây phù, sốc phản vệ, phát ban nặng hơn.
Lưu ý: Thuốc không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, người bị bệnh hen suyễn, tim mạch, đau dạ dày, cường giáp…
3. Thuốc chữa nổi mề đay Eumovate
Hiệu quả: Đây là loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy giúp điều trị bệnh ngoài da như nổi mề đay, viêm da cơ địa, côn trùng đốt, hăm tã…
Cách dùng: Bôi ngoài da, bôi một lớp mỏng thuốc lên vị trí bị mẩn ngứa mề đay. Nên làm sạch da và sạch tay trước khi thoa thuốc. Với trẻ nhỏ lượng thuốc bôi sẽ ít hơn so với người lớn.
Tác dụng phụ: Một số ít người gặp phải tình trạng bệnh thêm nặng hơn sau khi dùng thuốc vì vậy hãy đến bệnh viện da liễu kiểm tra ngay.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc Eumovate.
Giá tham khảo: 20.000-25.000 đồng
Xem thêm: Top 7 thuốc trị nổi mề đay của Nhật tốt và được dùng phổ biến
4. Nổi mề đay uống thuốc gì? Chlopheniramin
Hiệu quả: Đây là thuốc kháng histamin H1 được dùng để trị triệu chứng ngứa ngáy trên da do dị ứng, mề đay.
Cách dùng: Với người lớn sẽ dùng 1 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Trường hợp trẻ nhỏ sẽ dùng nửa viên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khám để được hướng dẫn chính xác.
Tác dụng phụ: Khô miệng, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách, có khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh như ngừng thở, suy hô hấp vì vậy hãy cẩn trọng.
Lưu ý: Thuốc không dùng cho đối tượng loét dạ dày, trẻ sơ sinh, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt
Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 đồng/hộp
5. Thuốc trị ngứa nổi mề đay Diphenhydramine
Hiệu quả: Là loại thuốc kháng histamin H1 bào chế 2 dạng, dung dịch dùng ở đường tiêm và viên nén dạng uống. Điều trị hiệu quả bệnh dị ứng mẩn ngứa.
Cách dùng: Thuốc tiêm bắp cho người lớn. Còn trẻ em thường sẽ dùng ở đường uống với liều lượng nhất định.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ vì vậy nhân viên văn phòng, người chạy xa đường dài…
Lưu ý: Không dùng cho trẻ sơ sinh. Với phụ nữ có thai và sau sinh có thể dùng thuốc nếu bác sĩ cho phép.
Gợi ý: Phương pháp xét nghiệm máu nổi mề đay – Thông tin nên biết
6. Thuốc Hydroxyzine trị mẩn ngứa mề đay
Hiệu quả: Thuốc Hydroxyzine là thuốc kháng histamin trị mề đay cholinergic, giúp giảm ngứa, làm dịu da nhanh chóng.
Cách dùng: Tùy từng tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, đối tượng già hay trẻ nhỏ sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ dùng cho phù hợp.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, buồn nôn, khô miệng, hạ huyết áp…
Lưu ý: Không dùng cho người đang cho con bú và mang thai
Giá tham khảo: 80.000 đồng/hộp
7. Thuốc Cetirizin – Thuốc kháng histamin H1
Hiệu quả: Điều trị bệnh dị ứng, viêm da, viêm mũi dị ứng, mề đay mãn tính vô căn…
Cách dùng: Thuốc bào chế dạng viên nén, uống ngày 1 viên đối với những người trên 6 tuổi.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn
Lưu ý: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và chị em phụ nữ mang thai, sau sinh nên hỏi bác sĩ khi dùng.
Giá tham khảo: 30.000 đồng/hộp
8. Thuốc Prednisolon
Hiệu quả: Đây là thuốc chống viêm giảm đau corticosteroid có tác dụng điều trị bệnh dị ứng mề đay, ức chế miễn dịch, luput ban đỏ, viêm khớp…
Cách dùng: Thuốc bào chế dạng viên nén, uống trực tiếp theo đúng chỉ định.
Tác dụng phụ: Gây mất ngủ, chóng mặt, đau khớp, phù hoặc tăng huyết áp… nếu lạm dụng.
Lưu ý: Không dùng cho người bị nhiễm khuẩn nặng, mắc bệnh ngoài da do virus hay nấm. Trẻ nhỏ và mẹ bầu cũng không nên dùng thuốc nếu không có chỉ định.
Giá tham khảo: 10.000 đồng/vỉ
9. Thuốc Loratadine – thuốc kháng histamin trị mề đay
Hiệu quả: Đẩy lùi triệu chứng mẩn ngứa mề đay do histamin, giảm triệu chứng viêm mũi chỉ sau 1-2 liều dùng.
Cách dùng: Với người có trọng lượng trên 30kg sẽ dùng khoảng 10ml siro thuốc, còn với người dưới 30kg sẽ dùng liều 5ml/lần dùng. Với viên nén sẽ uống 1 viên/ngày.
Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, khô miệng…
Lưu ý: Người bệnh suy gan, mang thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.
Giá tham khảo: 12.000 đồng/hộp
10. Thuốc chữa dị ứng mề đay Fexofenadine
Hiệu quả: Đây cũng là thuốc kháng histmain dùng để giảm triệu chứng nổi mày đay, ngứa ngáy ngoài da, ngứa mũi hay chảy nước mắt nước mũi…
Cách dùng: Nếu người lớn dùng thuốc Fexofenadine 60mg sẽ uống 2 lần/ngày còn với liều Fexofenadine 120mg sẽ chỉ dùng 1 viên mỗi ngày. Với trẻ em sẽ có hướng dẫn theo từng độ tuổi.
Tác dụng phụ: Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn… một số trường hợp có thể bị dị ứng nặng thêm, sưng phù mặt, khó thở…
Lưu ý: Các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, chị em có bầu và mang thai cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Giá tham khảo: 2.500-3.000 đồng/viên
Tham khảo thêm: 7 Cách Trị Mề Đay Bằng Gừng Lành Tính, Hiệu Quả
11. Thuốc Acrivastin
Hiệu quả: Đây là thuốc kháng histamin thế hệ 2 được dùng để điều trị hiệu quả các bệnh dị ứng như dị ứng nổi mề đay vì phấn hoa, mề đay vô căn không rõ nguyên nhân, viêm mũi dị ứng…
Cách dùng: Với người lớn thuốc Acrivastin 8mg sẽ dùng ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Còn trường hợp trẻ em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tác dụng phụ: Phản ứng thông thường chúng ta sẽ gặp như buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Một số trường hợp hiếm gặp như rụng tóc, co giật, hạ huyết áp…
Lưu ý: Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn đang có bầu, đang cho con bú hoặc bạn gặp vấn đề về gan thận. Người già trên 65 tuổi cũng cần lưu ý khi dùng thuốc.
Giá tham khảo: 10.000 đồng/viên
12. Thuốc trị nổi mề đay Methylprednisolon
Hiệu quả: Thuốc nhóm thuốc corticosteroid có tác dụng ức chế miễn dịch từ đó giúp điều trị dị ứng, mẩn ngứa, mày đay rất tốt. Ngoài ra còn giúp chữa bệnh viêm khớp, rối loạn miễn dịch.
Cách dùng: Thuốc bào chế dạng viên nén, dùng trong hoặc sau bữa ăn để đảm bảo an toàn cho dạ dày. Người bệnh chú ý dùng theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Tác dụng phụ: Đau đầu chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ…
Lưu ý: Những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa, tăng huyết áp cần lưu ý dùng thuốc, tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là danh sách các loại thuốc trị bệnh nổi mề đay phổ biến được bác sĩ kê đơn người bệnh nên tham khảo. Mỗi loại thuốc sẽ có cách dùng chi tiết vì vậy hãy đọc kỹ để đảm bảo an toàn trước khi dùng.
Có thể bạn quan tâm:
- Mề đay cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
- Người Bị Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Giải Đáp Thắc Mắc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!