Bị viêm amidan có nên ngậm hay súc miệng bằng nước muối?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nước muối có đặc tính sát khuẩn tự nhiên nên được nhiều người sử dụng để ngậm hay súc miệng hàng ngày. Tuy nhiên, liệu người bị viêm amidan có nên ngậm nước muối không? Đa số các ý kiến đều cho rằng, ngậm nước muối đúng cách không chỉ giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà còn giúp hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả hơn.

Bị viêm amidan có nên ngậm nước muối?

Bệnh viêm amidan xảy ra khi các khối amidan nằm phía sau hầu họng bị virus, vi khuẩn tấn công và dẫn đến sưng đỏ. Nước muối với đặc tính sát trùng tự nhiên đã được nhiều bệnh nhân sử dụng như một phương thức trị bệnh tại nhà nhằm đẩy lùi tình trạng sưng đau ở cổ họng cùng các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này mang lại.

Bị viêm amidan có nên ngậm nước muối
Ngậm hay súc miệng bằng nước muối hằng ngày giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan hiệu quả

Người bị viêm amidan nên ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Thói quen này nên được duy trì mỗi ngày ngay cả trong và sau khi đã điều trị khỏi bệnh nhằm ngăn ngừa tái phát nhiễm trùng.

Tuy nhiên, thói quen ngậm hay súc miệng với nước muối cần được thực hiện với tần suất hợp lý và đúng cách. Tránh lạm dụng quá mức gây phản tác dụng và khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng, tổn thương nghiêm trọng hơn.

Ngậm hay súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì với người bị viêm amidan?

Nước muối chứa thành phần chính là natri chloride (NaCl). Khi tiếp xúc với niêm mạc miệng và cổ họng, chất này sẽ phát huy tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm amidan, từ đó ngăn chặn sự phát triển của nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, thói quen ngậm hay súc miệng bằng nước muối đúng cách còn mang đến một số lợi ích cho bệnh nhân như:

  • Cải thiện tình trạng phù nề, sưng viêm ở các khối amidan
  • Giảm đau rát họng
  • Làm dịu cơn ho
  • Làm sạch khoang miệng, chống lại sự hình thành của mảng bám ở răng, qua đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Giảm hiện tượng hôi miệng do ảnh hưởng của bệnh, giúp hơi thở bớt nặng mùi.
  • Cân bằng nồng độ PH ở niêm mạc miệng và họng, giúp tổn thương nhanh phục hồi.
  • Tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng lên mũi xoang, tai giữa hoặc đường hô hấp dưới, giảm nguy gặp biến chứng của viêm amidan.

ĐỪNG BỎ QUA: Gợi ý 3 loại nước súc miệng trị viêm amidan hiệu quả, dễ mua

Bị viêm amidan nên ngậm nước muối sinh lý hay nước muối pha sẵn?

Nước muối sinh lý (0.9% NaCl) là dung dịch muối được pha chế với nồng độ muối và pH tương tự như trong cơ thể người, đảm bảo an toàn và ít gây kích ứng. Sản phẩm này thường được sản xuất trong điều kiện vô trùng, đảm bảo độ tinh khiết cao và không chứa các chất phụ gia. Ngược lại, nước muối pha sẵn tại nhà có thể không đảm bảo được nồng độ chính xác và độ tinh khiết như nước muối sinh lý.

Khi bị viêm amidan, sử dụng nước muối sinh lý để ngậm và súc miệng được xem là sự lựa chọn tối ưu. Không chỉ đảm bảo nồng độ phù hợp, nước muối sinh lý còn giúp người bệnh tránh các rủi ro liên quan đến việc pha chế không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh.

bị viêm amidan có nên súc họng bằng nước muối không
Có thể ngậm nước muối pha sẵn khi bị viêm amidan nhưng cần đảm bảo vệ sinh và tỷ lệ chính xác khi pha 

Nếu không có sẵn nước muối sinh lý, người bệnh có thể tự pha nước muối tại nhà bằng cách sử dụng nước tinh khiết và pha theo đúng tỷ lệ được hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cần chú ý đến khâu vệ sinh khi pha chế và bảo quản, khử trùng toàn bộ các thiết bị cùng dụng cụ sử dụng bằng nước sôi để dung dịch không bị nhiễm khuẩn.

Hướng dẫn cách ngậm và súc miệng nước muối hỗ trợ điều trị viêm amidan

Việc ngậm hay súc họng bằng nước muối đúng cách là điều cần thiết, giúp bệnh nhân bị viêm amidan có thể tận dụng được lợi ích tối đa và nhanh chóng chữa lành bệnh. 

Chuẩn bị nước muối:

  • Trường hợp dùng nước muối sinh lý: Các sản phẩm nước muối sinh lý đều có bán sẵn tại các tiệm thuốc Tây với giá thành khá rẻ. Người bệnh nên tìm mua đúng loại được pha chế để ngậm hay súc miệng về sử dụng bởi một số loại chỉ chuyên dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc nhỏ tai.
  • Đối với nước muối tự pha: Để pha được nước muối có nồng độ 0.9% tương tự như các sản phẩm nước muối sinh lý, bạn cần lấy 1 lít nước tinh khiết hoặc nước đun sôi pha chung với 9g muối hột. Hòa tan muối rồi đổ dung dịch vào các chai lọ đã được tiệt trùng sạch sẽ để sử dụng dần.
cách ngậm nước muối trị viêm amidan
Người bị viêm amidan cần ngậm và súc miệng bằng nước muối đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất

Cách ngậm và súc họng với nước muối trị viêm amidan:

  • Rót lượng nước muối đủ dùng ra ly và ngậm trong miệng
  • Cử động khoang miệng nhẹ nhàng tạo động tác súc miệng để đẩy nước muối đi sâu vào trong và tiếp xúc với mọi vị trí bên trong khoang miệng, từ lưỡi, hai bên má, nướu răng cho đến vòm miệng.
  • Sau khoảng 30 giây, hãy nhổ nước muối trong miệng ra và tiếp tục ngậm thêm một lượng nước muối mới. Hơi ngửa đầu ra phía sau và thực hiện động tác khò để đẩy nước muối lên xuống trong thành họng, giúp sát trùng vùng tổn thương.
  • Thực hiện tương tự 3 – 4 lần liên tục và lặp lại vài lần trong ngày, cảm giác khó chịu do viêm amidan gây ra ở cổ họng sẽ được xoa dịu đáng kể. Bệnh nhân cũng bớt ho và đau họng.

XEM THÊM: 7 Cách chữa viêm amidan tại nhà cực hiệu quả bạn nên biết

Thời điểm và tần suất ngậm nước muối tốt nhất cho người bị viêm amidan

Ngậm nước muối là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho người bị viêm amidan. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước muối quá mức có thể gây phản tác dụng, khiến bệnh nhân có cảm giác bỏng rát cổ họng và gây tổn thương amidan nghiêm trọng hơn. Do vậy, người bị viêm amidan cũng cần đặc biệt lưu ý về thời điểm cũng như số lần ngậm nước muối trong ngày.

– Thời điểm:

  • Buổi sáng: Sau khi đánh răng vào buổi sáng, người bệnh nên ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn tích tụ qua đêm. 
  • Buổi tối trước khi đi ngủ: Đây cũng là thời điểm ngậm nước muối lý tưởng nhất cho người bị viêm amidan. Thói quen này sẽ giúp diệt khuẩn, làm dịu cổ họng, giảm ho và ngăn chặn sự phát triển của nhiễm trùng vào ban đêm.
  • Sau bữa ăn: Sau bữa ăn, người bệnh nên súc miệng bằng nước muối để khử khuẩn, loại bỏ các mẩu thức ăn dư thừa trong khoang miệng và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám.
  • Khi cổ họng khó chịu: Mỗi khi cổ họng có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau nhiều, việc ngậm nước muối sẽ giúp cải thiện đáng kể những triệu chứng khó chịu này.

– Tần suất ngậm nước muối:

Người bị viêm amidan được khuyến cáo nên ngậm nước muối từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Điều này giúp ức chế phản ứng viêm ở amidan, làm dịu cơn đau, giảm ho và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

bị viêm amidan nên ngậm nước muối mấy lần trong ngày
Mỗi ngày, người bị viêm amidan chỉ nên ngậm nước muối khoảng 3 – 4 lần tùy theo mức độ bệnh

ĐÁNG CHÚ Ý: Bị viêm amidan nên uống nước gì giúp cải thiện bệnh?

Ngậm nước muối khi bị viêm amidan cần lưu ý gì?

Để đạt hiệu quả tối ưu, khi ngậm hay súc miệng bằng nước muối người bị viêm amidan cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Ưu tiên sử dụng nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn.
  • Trường hợp dùng nước muối tự pha thì cần đảm bảo pha đúng tỷ lệ và các dụng cụ pha chế lẫn chai lọ bảo quản cần được tiệt trùng kỹ. Nước muối pha quá nhạt sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Ngược lại, việc sử dụng nước muối quá mặn có thể gây rát lưỡi hoặc khiến cổ họng bị đau rát nghiêm trọng hơn.
  • Bảo quản chai nước muối ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và có nắp đậy kín. Đối với nước muối tự pha nên dùng hết trong vòng 3 ngày, tránh để quá lâu.
  • Không dùng nước muối nóng hoặc nước muối mới lấy trong tủ lạnh ra để súc miệng. Tốt nhất, bệnh nhân nên dùng nước muối ấm để tránh gây kích ứng cho niêm mạc họng.
  • Tránh ngậm nước muối quá nhiều lần trong ngày khiến men răng bị ăn mòn, tổn thương và gây khô miệng.
  • Ngậm và súc miệng với nước muối theo đúng trình tự đã hướng dẫn. Không súc họng trước khi súc miệng bởi hành động này có thể đẩy vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng xuống cổ họng.
  • Ngậm nước muối trước hay sau khi đánh răng đều không ảnh hưởng đến hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên áp dụng giải pháp này làm bước cuối cùng của quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng để khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.
  • Tránh nuốt nước muối trong quá trình ngậm và súc miệng.
  • Sau khi ngậm nước muối xong, người bệnh nên súc miệng lại một lần nữa với nước sạch để loại bỏ vị mặn trong miệng.
  • Nếu cảm thấy khó chịu hoặc có bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi ngậm nước muối, hãy ngừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người bị viêm amidan có nên ngậm nước muối. Thói quen này được thực hiện đều đặn và đúng cách có thể giúp hỗ trợ điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Khi thực hiện, người bệnh cần lưu ý tuân thủ tốt những vấn đề được khuyến cáo để nhanh chóng thấy được kết quả như mong đợi.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger