Chữa Đau Lưng Bằng Lá Lốt Cực Hay Mà Ít Ai Biết Đến

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa đau lưng bằng lá lốt là mẹo dân gian có từ lâu đời, khi y học hiện đại chưa phát triển. Đây là loại dược liệu quý, nổi tiếng với công dụng chữa các bệnh xương khớp, tay chân lạnh và cải thiện đau lưng hiệu quả.

Chữa đau lưng bằng lá lốt
Chữa đau lưng bằng lá lốt là mẹo dân gian có từ lâu đời

Chữa đau lưng bằng lá lốt có hiệu quả không? 

Lá lốt mọc tự nhiên tại các vùng nông thôn, ưa ẩm, bóng mát và dễ sinh trưởng, sống lâu năm. Tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Không chỉ được dùng để chế biến món ăn, lá lốt còn chữa bệnh đau lưng rất hiệu quả. Tất cả các bộ phận của lá lốt (lá, thân, rễ, hoa) đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị nồng, hơi the, có khả năng chống hàn, chủ trị phong hàn, chứng thấp nhiệt, tê bại tay chân… Trị giảm lạnh, làm ấm cơ thể, tay chân; giảm đau nhức, chướng bụng, đầy hơi, nôn mửa, mụn nhọt, nổi mề đay mẩn ngứa, tổ đỉa… 

Chữa đau lưng bằng lá lốt
Lá lốt là dược liệu tự nhiên, chứa các dược chất có lợi cho cơ thể và hỗ trợ điều trị đau lưng hiệu quả

Còn theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá lốt chứa hàm lượng tinh dầu với nhiều hoạt chất có lợi như beta – caryophylen, benzylaxetat, ancaloit… Đây đều là những chất có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, sát trùng tự nhiên và giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. 

Chỉ cần kiên trì sử dụng lá lốt kết hợp với chế độ chăm sóc sức khỏe điều độ, toàn diện, chứng đau lưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất. Đồng thời phục hồi sức mạnh cột sống và khả năng cử động trong sinh hoạt hàng ngày. 

Tuy nhiên cách chữa đau lưng bằng lá lốt không thể điều trị dứt điểm bệnh, không dùng để thay thế các thuốc trị đau lưng do chuyên gia/ bác sĩ kê đơn.

TOP 4 cách dùng lá lốt chữa đau lưng hiệu quả, đơn giản

Có nhiều cách dùng lá lốt giúp giảm đau lưng mức độ nhẹ, vừa khởi phát. Dưới đây là một số cách hiệu quả và phổ biến nhất gồm:

1. Bài thuốc uống từ lá lốt

Uống nước sắc từ lá lốt độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để đạt hiệu quả cải thiện cơn đau lưng, khắc phục căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể. 

Chữa đau lưng bằng lá lốt
Bài thuốc uống từ lá lốt giúp cải thiện chứng đau lưng từ bên trong cơ thể

Cách thực hiện

Cách 1: Sắc nước lá lốt

  • Dùng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra cho vào ấm sắc thuốc. 
  • Đổ nước vào đầy ấm, đậy kín nắp và sắc trên lửa vừa. 
  • Rót ra chén, chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày sẽ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách 2: Lá lốt + tục đoạn + dây tầm gửi

  • Chuẩn bị mỗi thứ một ít với lượng bằng nhau. 
  • Cho vào ấm sắc lấy nước uống hàng ngày. 

Cách 3: Kết hợp với nhiều vị thuốc hơn

  • Chuẩn bị lá lốt, cẩu tích, thiên niên kiện, cỏ hy thiêm, cỏ xước, rễ quýt rừng, cà gai leo… Sắc lấy nước uống hết trong ngày. 
  • Chuẩn bị lá lốt, hoàng lực, rễ cây cỏ xước, dây chìa vôi, rễ quýt rừng, đơn gối hạc. Cho tất cả vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày. 
  • Dùng lá lốt, vòi voi, rễ cây bưởi bung và cỏ xước mỗi loại 30g. Thái mỏng các dược liệu, sắc cùng 600ml nước, rót ra tô chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ cải thiện rõ rệt cơn đau lưng. 

2. Bài thuốc đắp ngoài da

Lá lốt giã nát giữ trọn vẹn các dược chất như kháng viêm, giảm đau và phát huy công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị chứng đau lưng. 

Cách thực hiện

  • Dùng 3 – 5 lá lốt tươi, không quá non cũng không quá già, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra để cho ráo nước. 
  • Giã nát lá lốt cùng vài hạt muối hột trắng cho ra nước. 
  • Bạn có thể dùng phần bã lá đắp trực tiếp lên da hoặc bôi nước cốt của hỗn hợp này lên da. 
  • Chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần/ ngày, liên tục trong vòng 1 tuần giúp cải thiện cơn đau lưng. 
  • Lưu ý không dùng cho vùng da có vết thương hở, rỉ dịch, chảy máu để tránh gây nhiễm trùng da. 

3. Bài thuốc xoa bóp giảm đau lưng

Xoa bóp với rượu lá lốt là cách giảm đau lưng hiệu quả. Rượu rễ lá lốt ngâm lâu ngày chứa các dược chất kháng viêm, chống khuẩn, thúc đẩy tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn xương khớp cột sống và giảm đau lưng hiệu quả.

Chữa đau lưng bằng lá lốt
Dùng rượu lá lốt xoa bóp lưng giúp cải thiện chứng đau lưng hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200gr rễ lá lốt khô, 2 lít rượu gạo và 1 bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Rửa sạch rễ lá lốt khô, cắt thành từng khúc nhỏ rồi vớt ra để ráo. 
  • Cho phần rễ này vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngập hết bề mặt dược liệu rồi đậy kín nắp lại, đặt ở nơi khô ráo thoáng mát.
  • Ngâm rượu ít nhất trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được. 
  • Người bị đau lưng dùng một ít rượu rễ lá lốt xoa bóp trực tiếp lên vùng lưng đau nhức, massage nhẹ nhàng để rượu thuốc ngấm vào da nhanh hơn. 
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý, không dùng rượu thuốc xoa lên vùng da có vết thương hở, làn da nhạy cảm, kích ứng do tổn thương nặng.

ĐỌC NGAY: 10 Bài Thuốc Ngâm Rượu Chữa Đau Lưng Hay Nên Thử

4. Bài thuốc chườm 

Để giảm đau lưng từ bên ngoài, người bệnh có thể thực hiện các bài thuốc chườm được làm từ lá lốt. Nhằm tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp với các vị thuốc dược liệu quý khác như ngải cứu, cây chó đẻ… Đây đều là những loại dược liệu có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa… 

Cách thực hiện

Cách 1: Lá lốt + ngải cứu

  • Dùng 1 nắm lá lốt và ngải cứu tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước và ngâm trong chậu nước muối 15 phút trước khi sử dụng.
  • Nghiền nát 2 loại lá này cùng một ít giấm táo, đổ vào chảo sao nóng lên. 
  • Đổ hỗn hợp này vào một tấm vải mỏng, buộc chặt đầu rồi chườm tiếp lên vùng lưng bị đau. 

Cách 2: Lá lốt + cây chó đẻ + ngải cứu 

  • Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo trước khi sử dụng. 
  • Trộn với nhau rồi giã nát, sao nóng trên chảo cùng vài hạt muối hột trắng rồi đổ ra một tấm vải mỏng. 
  • Túm chặt phần đầu rồi chườm lên vùng lưng đau nhức. 

5. Các món ăn ngon từ lá lốt

Ngoài những cách sử dụng vừa kể trên, bạn cũng có thể dùng lá lốt chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và hỗ trợ giảm đau. Lá lốt có mùi thơm đặc trưng, vị chua ngọt nhẹ, dễ ăn và giàu dinh dưỡng, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như:

Chữa đau lưng bằng lá lốt
Món bò cuốn lá lốt thơm ngon, bổ dưỡng và hỗ trợ cải thiện cơn đau lưng thuyên giảm nhanh chóng
  • Thịt bò cuốn lá lốt nướng
  • Thịt trâu xào lá lốt
  • Chả lá lốt
  • Trứng chiên lá lốt
  • Ếch xào lá lốt
  • Canh lá lốt thịt bò
  • Lươn xào lá lốt
  • Cháo lá lốt

Các món ăn này rất thơm ngon, bổ dưỡng, vừa kích thích vị giác, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa giúp xương khớp khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ bùng phát các bệnh về cột sống gây đau lưng. 

Lưu ý cần biết khi sử dụng lá lốt chữa bệnh đau lưng

Lá lốt là dược liệu tự nhiên dùng để chữa đau lưng hiệu quả và an toàn, lành tính với cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Dược chất trong lá lốt không quá cao nên chỉ phù hợp dùng để giảm cơn đau lưng mức độ nhẹ, vừa khởi phát. Còn những người bị đau lưng nặng, mãn tính sử dụng sẽ không có hiệu quả. 
  • Khi sử dụng, phải tuân thủ liều dùng cho phép, tránh lạm dụng trong thời gian dài vì có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Không dùng lá lốt thay thế hoàn toàn cho các biện pháp điều trị y tế được chỉ định bởi bác sĩ. 
  • Chống chỉ định sử dụng cho những người có cơ địa dị ứng với lá lốt, mắc bệnh táo bón, nóng trong người… 
  • Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện các bất thường của cơ thể như dị ứng, ngộ độc lá lốt… hãy ngưng lại ngay và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. 
  • Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lao động vừa sức hàng ngày để đạt hiệu quả dứt điểm cơn đau lưng nhanh chóng hơn. 

Chữa đau lưng bằng lá lốt là mẹo dân gian hiệu quả, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo đạt hiệu quả cao, tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger