Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm có thực sự hiệu quả?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm là cách làm phổ biến, được nhiều bệnh nhân áp dụng giúp đẩy lùi những triệu chứng bệnh ngay tại nhà. Tuy nhiên bạn cần lưu ý chế biến nếp cẩm như thế nào và khi dùng cần lưu ý gì để đảm bảo hiệu quả.

Tác dụng của gạo nếp cẩm với người bị đau khớp

Gạo nếp cẩm với màu sắc và hương vị đặc trưng dùng chế biến thành các món bánh, xôi, chè được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó nguyên liệu này còn là dược liệu quý được Đông y ưa chuộng, dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh tim mạch hay xương khớp, thoái hóa khớp.

Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm có thực sự hiệu quả?
Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm có thực sự hiệu quả?

Với người hay bị viêm đau khớp, những tác dụng to lớn của gạo nếp cẩm phải kể tới như:

  • Gạo nếp khi hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp bồi khí bổ huyết, nuôi dưỡng tĩnh mạch cũng như kích thích tuần hoàn máu. Đưa dưỡng chất và oxy đến những vùng khớp đang tổn thương để phục hồi nhanh chóng sụn khớp.
  • Trong gạo nếp cẩm cũng có lượng chất xơ, protein dồi dào gấp nhiều lần các loại gạo thông thường vô cùng có lợi cho huyết áp và tim mạch, giúp ngăn ngừa các biến chứng của viêm khớp.

XEM THÊM: Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Hướng Dẫn Thực Đơn Khoa Học

Cách chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm

Về cơ bản, cách chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm là việc chế biến thành các món ăn để cơ thể hấp thụ qua đường tiêu hóa. Thật may mắn, gạo nếp cẩm khá dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món linh hoạt:

Xôi nếp cẩm

Chuẩn bị: 1 kg gạo nếp cẩm, nửa kg gạo nếp trắng, đường, đậu xanh, gia vị theo sở thích…
Thực hiện:

  • Trộn các loại nếp cẩm và nếp trắng cùng nhau sau đó vo sạch với nước
  • Lá dứa đun lấy nước cốt rồi ngâm qua đêm để gạo nở hết
  • Vớt gạo ra trộn lẫn cùng chút muối rồi cho vào nồi
  • Đun sôi khoảng 30 phút – 1 tiếng đến khi thấy hạt xôi mềm như và có mùi thơm thì thêm chút nước cốt dừa đảo đều
  • Đậu xanh cho vào nồi cơm điện nấu mềm nhừ rồi xay hoặc giã nhuyễn
  • Xôi chín cho ra bát và rắc đậu xanh lên trên để thưởng thức
  • Nếu có thời gian bạn có thể chuẩn bị một chút dừa nạo ăn kèm cũng rất hợp.

Rượu nếp cẩm

Chuẩn bị: 200 – 300g men rượu, gạo nếp cẩm.
Thực hiện:

  • Gạo nếp cẩm vo sạch và ngâm gạo qua đêm
  • Cho gạo vào nồi cơm điện nấu như nấu cơm hằng ngày. Chú ý do gạo đã ngấm nước nên chỉ đổ nước ngập gạo, không nên cho quá nhiều gây nhão.
  • Cơm chín cho ra một mâm rộng và đánh tơi để cơm không bị vón cục.
  • Men rượu cho vào cối giã nhuyễn rồi rắc lên cơm còn ấm.
  • Ủ men rượu trong lá chuối, lá sen rồi cho vào nồi đậy kín nắp lại.
  • Khoảng 4 ngày sau mở nắp ra thấy gạo có mùi thơm dịu xen lẫn chua nhẹ, ăn thử có vị ngọt, bề mặt cơm ẩm ướt là được.
Rượu nếp cẩm thơm ngon, khá dễ uống
Rượu nếp cẩm thơm ngon, khá dễ uống

Sữa chua nếp cẩm

Chuẩn bị: Sữa chua, sữa đặc, sữa tươi không đường…
Thực hiện:

  • Trộn 1 lít sữa tươi không đường cùng nửa lon sữa đặc khuấy đều rồi cho lên bếp đun nhỏ lửa, thấy sữa lăn tăn sôi nhẹ thì tắt bếp
  • Sữa còn ấm thì thêm 1 hũ sữa chua cái vào khuấy đều
  • Đổ hỗ hợp vào các hũ đã chuẩn bị sẵn, đậy kín nắp rồi đặt vào nồi cơm điện
  • Cho lượng nước ngập 2/3 hũ rồi bật chế độ giữ ấm
  • Ủ liên tục cho tới khi sữa chua đặc lại là được
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng hết trong vòng 7 ngày.

Lưu ý khi dùng nếp cẩm chữa đau khớp

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để việc chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm đạt hiệu quả cao nhất người bệnh cần lưu ý:

Tham khảo nhiều cách chế biến gạo nếp cẩm để người bệnh không cảm thấy nhàm chán
Tham khảo nhiều cách chế biến gạo nếp cẩm để người bệnh không cảm thấy nhàm chán
  • Các thành phần dinh dưỡng trong nếp cẩm sẽ không phát huy công dụng trực tiếp lên xương cốt mà sẽ phải thông qua con đường nuôi dưỡng gián tiếp. Cụ thể thông qua các cách chế biến khi người bệnh ăn gạo nếp cẩm sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng lớn để tăng cường tuần hoàn máu và kích thích quá trình phục hồi hệ cơ – xương khớp. Vì thế hãy thay đổi nhiều cách chế biến gạo nếp cẩm để bệnh nhân không cảm thấy nhàm chán khi ăn món này.
  • Hãy kiên trì áp dụng phương pháp này trong một khoảng thời gian đủ dài để bài thuốc phát huy tác dụng.
    Nếu dùng rượu nếp cẩm thì không được uống khi đói, đặc biệt nếu bạn có tiền sử mắc bệnh dạ dày.
    Người có cơ địa nóng trong, trẻ em hoặc phụ nữ đang cho con bú không nên dùng quá nhiều vì nếp cẩm có tính nóng.
  • Để tăng cường hiệu quả của bài thuốc hãy dùng kết hợp với những thực phẩm tốt cho xương khớp giàu canxi, vitamin.
  • Dành thời gian tập luyện nhẹ mỗi ngày để duy trì độ đàn hồi cho sụn khớp.
  • Nếu quyết định dùng nếp cẩm trong một thời gian dài thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có liệu trình phù hợp.

Sau cùng, nếu bạn đã kiên trì dùng gạo nếp cẩm khoảng vài tháng nhưng không thuyên giảm hoặc xuất hiện các biến chứng phức tạp, tốt nhất hãy ngưng sử dụng và thăm khám chuyên khoa để biết chính xác mức độ bệnh. Đồng thời điều trị theo chỉ định.

ĐỌC NGAY

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger