Nổi Mề Đay Ở Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Rất nhiều người bị nổi mề đay ở mông vì vùng da này khá nhạy cảm. Các triệu chứng không nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Nổi mề đay ở mông là bệnh gì?

Bên cạnh nổi mề đay ở mặt, tay, chân, vùng kín…, nổi mề đay ở mông cũng là một dạng bệnh da liễu phổ biến. Cơ chế bệnh sinh tương tự như những dạng khác, đó là do sự phóng thích histamin quá mức của hệ miễn dịch vào niêm mạc, da.  

Nổi mề đay ở mông là bệnh gì?
Nổi mề đay ở mông là bệnh da liễu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ trẻ em cho đến người lớn

So với các vùng da khác trên cơ thể, da mông rất nhạy cảm vì khá mỏng và gần với cơ quan bài tiết, sinh dục. Do đó mọi đối tượng đều rất dễ bị nổi mề đay ở mông, đặc biệt là khi vùng da này không được chăm sóc đúng cách.

Xem thêm: Bị nổi mề đay liên tục cần làm gì để khỏi hẳn?

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở mông

Nguyên nhân và cũng là cơ chế phát sinh bệnh nổi mề đay ở mông đó là do hệ miễn dịch nhạy cảm quá mức, tạo ra phản ứng chống lại các tác nhân có hại và vô tình khởi phát các triệu chứng dị ứng khó chịu. 

Do đó, khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường tập trung vào chẩn đoán phân biệt tình trạng nổi mề đay ở mông với các bệnh lý khác như vảy nến, nổi mụn rộp sinh dục, chàm (eczema), viêm da tiếp xúc,… 

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở mông
Mặc quần áo quá bó sát và dị ứng với các tác nhân trong đời sống hàng ngày khiến vùng da mông bị nổi mề đay

Có rất nhiều yếu tố tác nhân có hại/ dị nguyên làm khởi phát mề đay ở mông như: 

  • Dị ứng nguồn nước, giấy vệ sinh: Nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm và sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng.
  • Mặc quần áo không phù hợp: Mặc quần áo quá bó sát vùng mông, chất liệu nhám, thô cứng, không thấm hút mồ hôi… 
  • Nhiễm ký sinh trùng: Nếu không giữ vệ sinh và chăm sóc kỹ lưỡng, vi khuẩn, vi trùng, nấm… sẽ tích tụ tại khu vực này, phát triển và bùng phát các triệu chứng dị ứng. 
  • Ngồi quá lâu một chỗ: Thói quen duy trì ngồi lâu một chỗ, một tư thế không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp mà còn khiến vùng da mông bị kích ứng. 
  • Một số tác nhân khác: Dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng hóa chất, dị ứng phấn hoa, dị ứng lông chó mèo, bị côn trùng đốt,… 

Tìm hiểu thêm: Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Cách Điều Trị

Các triệu chứng và biểu hiện khi bị nổi mề đay ở mông 

Tương tự như những dạng nổi mề đay ở các vị trí khác, người bệnh nổi mề đay ở mông cũng có các triệu chứng như:

  • Đốm mẩn, mảng da đỏ, sưng phù, gồ lên với nhiều kích thước;
  • Cực kỳ ngứa ngáy, gây cảm giác bứt rứt khó chịu;
  • Nếu nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện các đốm mụn nước, rỉ dịch mủ vàng, đau rát khi sờ vào; 

Bị ngứa nổi mề đay ở mông có nguy hiểm không?

Bệnh nổi mề đay ở mông có thể gây khó chịu và ngứa ngáy nhưng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da: Khu vực da mông bị trầy xước do gãi ngứa nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Viêm da mãn tính: Nổi mề đay kéo dài có thể dẫn đến viêm da mãn tính, chàm hóa, làm tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn và có thể để lại di chứng xấu sau điều trị.
  • Sốc phản vệ: Nổi mề đay ở mông là do dị ứng nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ, một tình trạng khẩn cấp cần can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Cảm giác ngứa khó chịu do vùng mông bị nổi mề đay kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống và gây căng thẳng tâm lý, khiến người bệnh khó tập trung khi làm việc, học tập.
  • Mất ngủ, mệt mỏi: Tình trạng ngứa nổi mề đay vào ban đêm khiến người bệnh không thể ngủ yên giấc và có thể bị mất ngủ, mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Để tránh gặp phải những rủi ro ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng sau:

  • Triệu chứng bệnh không cải thiện sau vài ngày hoặc tái phát thường xuyên.
  • Nổi mề đay kèm theo triệu chứng bất thường khác như sưng môi, khó thở hoặc chóng mặt,… Đây có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Nổi mề đay lan rộng sang các vùng khác trên cơ thể.
  • Da bị trầy xước hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, hoặc mủ.

Xem thêm: 6 biến chứng của bệnh mề đay nguy hiểm bạn nên biết

Phương pháp điều trị nổi mề đay ở mông hiệu quả 

Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn là phương pháp điều trị chính cho các trường hợp bị ngứa nổi mề đay ở mông. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên kết hợp chăm sóc da đúng cách để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu và nhanh chóng hồi phục tổn thương trên da.

1. Mẹo giảm ngứa nổi mề đay ở mông tại nhà

Do ảnh hưởng đến khu vực nhạy cảm nên nhiều người thường ngại đi khám khi phát hiện vùng mông bị nổi mề đay. Trường hợp chỉ có cảm giác ngứa nhẹ, tổn thương trên da không đáng kể thì bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây để khắc phục:

thoa kem dưỡng ẩm giảm ngứa nổi mề đay ở mông
Bôi kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, giảm ngứa hiệu quả, nhanh chóng khi bị nổi mề đay ở mông
  • Chườm lạnh: Nhiệt lạnh sẽ giúp làm co các mạch máu, gây tê tại chỗ và giảm khả năng cảm thụ cơn ngứa. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Mỗi ngày nên bôi kem dưỡng ẩm từ 2 – 3 lần để đạt kết quả,
  • Dùng bột yến mạch: Bạn có thể hòa tan bột yến mạch vào nước để tắm, ngâm hoặc tạo hỗn hợp sệt để bôi trực tiếp lên làn da. 
  • Ăn uống đúng cách: Loại bỏ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa/ các chế phẩm từ sữa, giảm chất béo, đồ ngọt, đồ đóng hộp, món cay nóng, dầu mỡ, thức ăn muối chua, chất kích thích… 

Đừng bỏ qua: 10 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Cho Trẻ Mẹ Nên Biết

2. Điều trị nổi mề đay ở mông bằng thuốc Tây 

Trường hợp các triệu chứng nổi mề đay ở mông có khuynh hướng ngày càng lan rộng hoặc kéo dài và gây ngứa ngáy nhiều, bạn nên đi khám bác sĩ để được sử dụng thuốc điều trị.

thuốc điều trị nổi mề đay ở mông
Nhóm thuốc kháng histamine được sử dụng phổ biến nhất trong phác đồ thuốc điều trị nổi mề đay ở mông

Các loại thuốc chữa nổi mề đay ở mông thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin tổng hợp: Một số loại quen thuộc như Loratadin, Fexofenadin, Certirizin, Diphenhydramine, Mepyramine… 
  • Thuốc Doxepin: Một số loại phổ biến như Paroxetine, Ondansetron, Mirtazapine, Naloxone… 
  • Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp bị ngứa nổi mề đay ở mông do nhiễm khuẩn hoặc có dấu hiệu bội nhiễm, sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. 
  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Corticoid là hoạt chất có khả năng giảm kích ứng, cải thiện các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy nhanh chóng. 
  • Thuốc gây tê: Chứa thành phần gây tê tại chỗ như lidocaine, benzocaine hoặc tetracaine… Ngoài ra, một số loại thuốc bôi khác như tinh dầu bạc hà, capsaicin, crotamiton, strontium nitrate… cũng hỗ trợ giảm ngứa rất tốt. 

Xem thêm: Top 12 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Hiệu Quả Tốt Nhất

3. Tận dụng các dược liệu tự nhiên 

Một số loại thảo dược tự nhiên cũng được dân gian tận dụng để khắc phục các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay ở mông gây ra. Chúng được sử dụng chủ yếu theo hình thức đắp, nấu nước tắm, xông hơi hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh, giúp nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị.

trà xanh chữa nổi mề đay ở mông
Tắm lá trà xanh giúp xoa dịu kích ứng, giảm ngứa ngáy khó chịu trên vùng mông bị nổi mề đay
  • Lá trầu không: Bạn có thể đun sôi lá trầu không lấy nước để tắm, ngâm rửa hoặc xông hơi vùng mông mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Lá kinh giới: Bạn dùng một nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da nổi mẩn ngứa, thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Rau má: Đem rau máy xay nhuyễn, lấy nước uống, sau đó tận dụng phần bã để đắp lên vùng mông nổi mề đay dị ứng. 
  • Lá trà xanh: Tắm hoặc ngâm rửa nước lá trà xanh mỗi ngày sẽ giúp các tổn thương trên da nhanh chóng phục hồi, ngăn ngừa viêm nhiễm, phòng tránh biến chứng. 

Lưu ý: Những bài thuốc chữa nổi mề đay ở mông bằng thảo dược tự nhiên chỉ phù hợp với người bệnh mức độ nhẹ hoặc trung bình. 

Tham khảo thêm: Dị Ứng Thuốc Nổi Mề Đay – Xử Lý Như Thế Nào Hiệu Quả

Hướng dẫn biện pháp chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay ở mông 

Việc chăm sóc cơ thể và làn da đúng cách không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và còn góp phần ngăn ngừa chứng nổi mề đay ở mông tái phát trở lại. Dưới đây là những vấn đề bạn cần tuân thủ.

Hướng dẫn biện pháp chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay ở mông 
Vệ sinh tắm gội sạch sẽ hàng ngày, nhất là vùng thân dưới để phòng tránh tái phát nổi mề đay ở mông
  • Tránh các thói quen xấu không tốt cho vùng mông, chẳng hạn như ngồi quá lâu một chỗ, cào gãi hoặc tác động vật lý mạnh… 
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi và chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi nhanh.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng thân dưới. Sử dụng các sản phẩm lành tính, chiết xuất từ các thành phần tự nhiên khi tắm rửa hoặc chăm sóc da.
  • Sau khi tắm, bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da mông để cấp ẩm, dưỡng da khỏe mạnh.
  • Ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày, sinh hoạt điều độ và duy trì tinh thần thoải mái để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục

Bệnh nổi mề đay ở mông không đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc lơ là chủ quan, không chăm sóc đúng cách mới chính là nguyên nhân khiến bệnh trở nên phức tạp, khó chữa và nguy hiểm. Do đó, hãy chủ động thăm khám ngay khi có triệu chứng bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp từ đầu.

Có thể bạn quan tâm 

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger