10 Cách Chữa Thoái Hoá Khớp Gối Tại Nhà Hay Mà Hiệu Quả
Chữa thoái hóa khớp gối tại nhà được nhiều người áp dụng vì đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt, an toàn và tiết kiệm chi phí điều trị. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh nhẹ, chưa có biến chứng với mục đích hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tạm thời.
TOP 10 cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả
Thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn, việc điều trị chủ yếu tập trung cải thiện kiểm soát triệu chứng và ngăn cho chúng không tái phát. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh nặng hay nhẹ sau thăm khám mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Có rất nhiều phương pháp chữa thoái hóa khớp gối khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu và tình trạng bệnh của bệnh nhân như dùng thuốc uống, thuốc tiêm khớp giảm đau, can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết… Tuy nhiên, với nhiều người việc chữa trị bằng các phương pháp tại nhà luôn là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.
Dưới đây là một số cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà bạn có thể tham khảo áp dụng:
1. Chườm nóng/ lạnh giảm đau khớp gối
Chườm là phương pháp đem lại hiệu quả tức thì trong việc cải thiện cơn đau nhức khó chịu ngay tại nhà. Tùy theo từng mục đích mà chọn lựa chườm nóng hoặc chườm lạnh cho phù hợp. Để phát huy tối đa công dụng của phương pháp này, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau cụ thể sau:
Chườm nóng
Đây là phương pháp sử dụng hơi nóng để làm giãn nở các mạch máu, kích thích tuần hoàn máu lưu thông liên tục đến vị trí khớp bị đau nhức, nhờ đó xoa dịu và làm thư giãn khớp. Đồng thời, nhiệt nóng còn giúp điều hòa cân bằng hệ thần kinh giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu.
Đối với người bị thoái hóa khớp gối chỉ nên chườm nóng khi bị đau nhức, căng cứng khớp gối khó chịu. Lưu ý không chườm nóng lên vùng khớp bầm tím hoặc có vết thương hở. Bạn có thể chườm nóng khớp gối bằng nhiều cách khác nhau như:
- Cách 1: Dùng các sản phẩm có tích nhiệt nóng như túi chườm y tế, đệm sưởi, đai quấn nóng hoặc đơn giản là dùng một chiếc khăn thấm nước nóng đắp lên khớp gối.
- Cách 2: Ngâm mình trong bồn nước ấm với nhiệt độ thích hợp là từ 33 – 37,7 độ C.
Chườm lạnh
Liệu pháp này sử dụng hơi lạnh nhằm ức chế lưu thông máu đến khu vực khớp gối cần điều trị để cải thiện tình trạng sưng viêm, đau khớp. Đồng thời, nhiệt lạnh còn có khả năng ức chế tạm thời khả năng cảm thụ cơn đau của não bộ, nhờ đó giúp giảm nhẹ mức độ đau nhức khớp. Biện pháp này rất phù hợp với những người bị thoái hóa khớp gối cấp tính, phát sinh đau nhức đột ngột.
Để thực hiện chườm lạnh bạn có thể áp dụng theo các cách sau:
- Cách 1: Sử dụng túi chườm lạnh y tế hoặc gel lạnh đặt trực tiếp vào vị trí khớp gối bị thoái hóa từ 15 – 20 phút/ lần, thực hiện từ 3 – 4 lần/ ngày.
- Cách 2: Dùng một chiếc khăn sạch bọc lấy viên đá và chườm lên khớp gối kết hợp lăn theo chuyển động tròn để cải thiện cơn đau hiệu quả.
2. Massage, xoa bóp ấn huyệt
Massage, xoa bóp là phương pháp giảm đau thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả. Đây là một trong những biện pháp được thực hiện theo y học cổ truyền. Tác dụng chính là giảm đau nhức, căng cứng cơ, kích thích tuần hoàn máu lưu thông đến vị trí khớp gối tổn thương và cải thiện khả năng cử động.
Để đạt được hiệu quả cao khi thực hiện massage, xoa bóp bạn cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, đúng vị trí cần tác động. Dưới đây là một số cách tự xoa bóp đơn giản bạn có thể tự thực hiện tại nhà:
- Day xát khớp gối: Người bệnh ngồi trên ghế hoặc trên giường, duỗi thẳng hai chân. Dùng hai bàn tay ôm lấy 2 bên khớp gối, sau đó day xát nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên khoảng 20 lần. Tiếp theo, úp ngược hai bàn tay đặt lên 2 bên xương bánh chè day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi lượt 20 lần.
- Miết khớp gối: Người bệnh ngồi trên ghê, duỗi thẳng 2 chân sao cho cẳng chân vuông góc với đùi. Dùng hai ngón cái áp vào mặt trước đầu gối, còn các ngón khác áp vào phần khoeo dưới. Dùng lực vừa phải miết nhẹ nhàng vào tâm đầu gối rồi miết ngược ra sau khoảng 20 lần.
- Cử động khớp gối: Người bệnh ngồi trên ghế, sao cho 2 cẳng chân vuông góc với đùi. Dùng hai tay ôm trọn lấy đầu gối và thực hiện bước co duỗi từ từ, nhẹ nhàng khoảng 20 lần.
Bên cạnh massage xoa bóp, người bệnh thoái hóa khớp gối cũng có thể tự day ấn một số huyệt đạo giúp giảm đau, căng cứng khớp như: huyệt Huyết hải, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Ủy trung, Thừa sơn… Mỗi huyệt day ấn từ 1 – 2 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Tập luyện đều đặn giúp giảm đau, hỗ trợ phục hồi khớp gối
Các chuyên gia cho biết, việc luyện tập, rèn luyện thể chất đều đặn hàng ngày cũng là một trong những biện pháp chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả. Việc tập luyện này không chỉ hỗ trợ cải thiện đau nhức khớp mà còn tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai cho toàn bộ hệ thống cơ khớp.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ thương tổn nhiều hay ít mà chuyên gia sẽ gợi ý các bộ môn phù hợp, chẳng hạn như:
- Yoga: Tập yoga chữa thoái hóa khớp gối là giải pháp hiệu quả và đã được nhiều người bệnh áp dụng thành công. Các bài tập yoga không chỉ hỗ trợ cải thiện đau nhức, ngăn ngừa diễn tiến thoái hóa mà còn tăng cường sức mạnh sụn khớp. Một số bài tập yoga thoái hóa khớp gối tốt như tư thế bươm bướm, cái cây, cây cầu, tam giác…
- Đi bộ: Đây là cách tập luyện đơn giản giúp giảm đau nhức khớp gối hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần đi bộ vài vòng ngay tại nhà hoặc leo cầu thang là đã đủ để cải thiện chức năng khớp gối. Lưu ý tránh đi bộ quá nhanh, mạnh để không làm tác động đến cấu trúc khớp gối.
- Đạp xe: Động tác đạp xe giúp cải thiện tốt các nhóm cơ ở vùng khớp gối, kích thích các cơ tại đây vận động, tăng cường sức mạnh mà ít gây ảnh hưởng đến các khớp đang đau nhức.
- Thái cực quyền: Đây là bộ môn rất tốt cho sức khỏe, các động tác cử động nhẹ nhàng, từ tốn nhưng lại tác động hiệu quả đến vùng cơ khớp đầu gối, đùi, hông, eo… Những động tác này không chỉ giúp cải thiện cơn đau, duy trì sự linh hoạt cho khớp gối mà còn kích thích tăng cường lưu thông khí huyết và làm thư giãn tinh thần. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn lọc và thực hiện các bài tập thái cực quyền đơn giản, tránh tác động mạnh đến khớp gối.
4. Vật lý trị liệu tại nhà
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể tự tập luyện tại nhà với một số bài tập vật lý trị liệu sau đây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng khớp gối:
Bài tập nằm ngửa nhấc chân
Bài tập này giúp cải thiện cơn đau nhức khó chịu ở đầu gối, đem lại cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho khớp. Nhờ đó bệnh nhân cảm thấy thoải mái và cử động, di chuyển dễ dàng hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn nằm ngửa trên sàn nhà, duỗi thẳng chân và thả lỏng cơ thể.
- Từ từ nhấc một chân lên sao cho vuông góc với mặt sàn, nâng chân ở khoảng cách vừa phải và dùng tay đỡ lấy đùi.
- Tránh nâng chân quá cao vì có thể gây đau nhức nhiều hơn.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây rồi từ từ thả chân xuống, đổi bên chân còn lại và thực hiện động tác tương tự.
Bài tập dùng tay kéo chân
Bài tập này có tác dụng giảm tình trạng căng cứng khớp, xoa dịu tình trạng thoái hóa và giảm sưng đau khá tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Đứng thẳng người, dang chân rộng hơn vai.
- Gấp chân phải về phía sau, đồng thời dùng tay trái kéo sát bàn chân vào mông để cố định chân.
- Nếu khó giữ thăng bằng có thể chống tay vào tường hoặc một điểm tựa nào đó để tránh bi ngã.
- Duy trì tư thế này ít nhất 30 giây rồi đổi sang bên chân còn lại. Kiên trì tập luyện trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối
Bài tập này có tác dụng giảm đau, xoa dịu cơ khớp không còn căng cứng, tăng cường sức mạnh cơ bắp và giúp khớp gối dẻo dai, chắc khỏe hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh đứng thẳng người, hai chân song song nhau.
- Bước chân trái lên phía trước, đồng thời hơi ngả người về trước và bám hai tay vào ghế.
- Hơi khuỵa đầu gối chân trái xuống và chân phải duỗi thẳng.
- Duy trì tư thế này trong vòng 20 giây rồi thả lỏng, trở về tư thế ban đầu, đổi bên còn lại.
5. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Một trong những biện pháp chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả chính là dùng thuốc để chấm dứt cơn đau nhức khó chịu. Để giảm đau nhanh chóng mà không phải lo ngại về việc phải có chỉ định của bác sĩ mới được dùng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa (OTC) sau:
Nên đọc: Dứt điểm thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp nhờ phác đồ điều trị “3 trong 1” tại Đỗ Minh Đường
- Thuốc giảm đau thông thường paracetamol (acetaminophen hoặc một số chế phẩm kết hợp giữa paracetamol với cafein, tramadol, codein…;
- Thuốc giảm đau không steroids (NSADIs) như ibuprofen, diclofenac, celecoxib…;
Lưu ý tuy đây là thuốc không kê đơn nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng tại nhà, bệnh nhân nên tuân thủ liều lượng sử dụng theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì hoặc tham khảo chỉ định của bác sĩ.
6. Dùng các dụng cụ hỗ trợ tại nhà
Một số dụng cụ như nẹp, đai, gậy… là những vật dụng y tế hỗ trợ giảm đau khớp gối, duy trì sự ổn định, giảm áp lực lên khớp khi di chuyển và hạn chế các tổn thương. Phương pháp điều trị này đang được ứng dụng rất phổ biến, dễ dàng sử dụng bất cứ lúc nào có nhu cầu. Tùy theo tình trạng bệnh hiện tại mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng loại nẹp phù hợp như nẹp hỗ trợ giảm áp đầu gối hoặc nẹp phục hồi chức năng…
Khi sử dụng nẹp, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo bản lề nẹp nằm khớp với đầu gối gập lên hoặc xuống. Các phần khác như băng, dây chằng cần phải buộc cố định quanh chân. Lưu ý trước khi vận động cần phải kiểm tra lại vị trí nẹp xem đã cố định chắc chắn hay chưa, có xê dịch, xô lệch gì hay không.
Ngoài ra, để đảm bảo sử dụng nẹp đầu gối đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần đeo duy trì trong suốt thời gian hoạt động. Tránh tháo ra giữa chừng để hạn chế những tổn thương ngoài ý muốn.
7. Xoa bóp tinh dầu giảm đau khớp gối
Các loại tinh dầu như dầu tràm, dầu khuynh diệp, dầu hoa oải hương, tinh dầu sả chanh, hương thảo… đều có khả năng chống viêm, giảm đau khớp gối và thư giãn các cơ khớp. Không những vậy, tinh dầu còn được sử dụng như một giải pháp giúp xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng và ạn chế khả năng cảm thụ cơn đau nhức khó chịu.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một thau nước ấm, nhỏ vào vài giọt tinh dầu và khuấy đều.
- Dùng khăn nhỏ, sạch thấm nước tinh dầu và chườm lên khớp gối, kết hợp xoa bóp theo chuyển động tròn để tăng hiệu quả điều trị.
8. Chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh các biện pháp trên, chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc dân gian, tận dụng các loại dược liệu lành tính theo y học cổ truyền là phương pháp chữa bệnh tại nhà được nhiều người áp dụng.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối đơn giản dành cho bạn:
Đắp ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu là loại dược liệu có khả năng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, trong đó có các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Từ lâu, mẹo này đã được ông cha ta áp dụng, vì ngải cứu sau khi sao nóng sẽ kích thích làm giãn nở các mach máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cải thiện đau nhức khá hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn dùng 1 nắm lá ngải cứu rang cùng muối hột. Đổ ra một chiếc khăn, quấn chặt đầu lại rồi chườm vào vị trí khớp gối bị đau nhức. Chườm liên tục cho đến khi hỗn hợp muối và ngải cứu nguội lại, có thể đổ ra rang nóng lên lần nữa để tiếp tục chườm lần 2.
Nước sắc rễ đinh lăng
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong rễ đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, trong đó có hơn 20 loại acid amin cùng hơn 8 loại saponin, đa dạng các loại vitamin, khoáng chất khác có tác dụng giảm đau nhức khớp, tăng cường lưu thông máu và bồi bổ khí huyết. Nhờ đó giúp thúc đẩy cơ chế tự chữa lành các khớp bị thoái hóa.
Cách thực hiện như sau: Dùng 20gr rễ đinh lăng, rửa sạch, phơi khô và mang đi sao vàng. Cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước trên lửa vừa trong vòng 20 phút. Phần nước thu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng nhiều lần trong ngày.
Rượu dây đau xương
Theo y học cổ truyền, dây đau xương là loại dược liệu cực kỳ tốt cho sức khỏe của người bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bởi trong thân dây đau xương có chứa hàm lượng cao hoạt chất alkaloid có khả năng chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Bạn dùng khoảng 1 – 2gram dây đau xương khô, cho vào bình thủy tinh, đổ nửa lít rượu trắng vào, đậy kín nắp ngâm trong vòng 2 tuần. Lưu ý đặt bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Đối với người bệnh thoái hóa khớp gối uống mỗi ngày 1 chén nhỏ, liên tục trong vòng 10 ngày sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
9. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình tự chữa lành các tổn thương trong cơ thể, trong đó có thương tổn về thoái hóa khớp gối. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị thoái hóa khớp gối cần bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin, khoáng chất cần thiết cho xương khớp, điển hình là vitamin C, omega-3, canxi…
Để xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp, bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Cắt bớt calo: Người bị thoái hóa khớp gối ăn nhiều các loại thực phẩm giàu calo có thể làm tăng số cân nặng và càng khiến khớp gối chịu áp lực lớn, kéo theo các tổn thương nghiêm trọng hơn. Để giảm bớt lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều đường, tăng cường các loại thực phẩm có gốc thực vật.
- Tăng cường rau xanh, trái cây: Rau xanh, trái cây tươi là nguồn thực phẩm cực kỳ giàu vitamin, khoáng chất tốt cho người bị thoái hóa khớp gối. Đồng thời, hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong nhóm thực phẩm này còn giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Một số loại rau, trái cây giàu chất chống oxy hóa như táo, dâu, hành tây, hẹ… có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, đau khớp.
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C: Đối với người bị thoái hóa khớp gối cần tăng cường bổ sung vitamin C vì đây là hoạt chất có khả năng tăng cường hệ thống collagen cùng các mô cơ liên kết, từ đó ngăn chặn diễn tiến xấu của bệnh. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung như trái cây họ cam, quýt, bông cải xanh, ớt chuông, bắp cải xoăn…
- Bổ sung omega-3: Hoạt chất này có khả năng kháng viêm, giảm đau và căng cứng khớp, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đồng thời, axit béo omega-3 còn giúp ngăn chặn thoái hóa khớp gối diễn tiến nghiêm trọng hơn. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên có các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi…
- Dầu ôliu: Một số nghiên cứu cho thấy, trong dầu ô liu có chứa hoạt chất oleocanthal có khả năng chống viêm, giảm đau tương tự như Ibuprofen rất tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối.
- Chế biến thức ăn đúng cách: Đối với người bệnh thoái hóa khớp gối nên tăng cường những món chế biến thanh đạm như luộc, hấp, hầm, hạn chế các món nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ, đòi hỏi chế biến ở nhiệt độ cao. Vì nhiệt độ cao chính là yếu tố làm sản sinh ra các hoạt chất kích thích phản ứng viêm tại khớp gối.
10. Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học
Đối với người bệnh thoái hóa khớp gối mạn tính hoặc đau nhức tổn thương nhiều thì nghỉ ngơi là cách tốt nhất để giảm đau cũng như hỗ trợ tốt cho các giải pháp điều trị khác. Khi khớp gối được nghỉ ngơi, không hoạt động quá mức sẽ bớt đi rất nhiều áp lực, từ đó có thời gian phục hồi cấu trúc và chức năng như bình thường.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, chạy nhảy hay lao động quá sức;
- Điều chỉnh tư thế làm việc dù ngồi hoặc đứng, học cách bê vác vật nặng đúng để tránh tạo áp lực cho khớp gối, phát sinh tổn thương nặng hơn;
- Nếu là phụ nữ tốt nhất nên hạn chế đi giày cao gót trong thời gian điều trị. Thay vào đó là các loại giày, dép đế bằng, mềm và di chuyển thoải mái.
Lưu ý khi thực hiện các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà
Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà tuy khá đơn giản nhưng sẽ rất hiệu quả nếu người bệnh áp dụng đúng cách. Ngoài ra, để đạt kết quả tối ưu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng là chính, không có khả năng chữa trị bệnh dứt điểm.
- Chỉ những trường hợp thoái hóa khớp gối mức độ nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát và chưa có biến chứng mới phù hợp để áp dụng các biện pháp tại nhà.
- Hiệu quả của các biện pháp tại nhà chỉ phát huy tối ưu với những người có cơ địa phù hợp. Vì vậy, không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng phù hợp để áp dụng.
- Trong quá trình áp dụng, nhất là đối với các biện pháp dân gian sử dụng dược liệu tự nhiện cần chú ý các tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kết hợp thăm khám định kỳ tại bệnh viện chuyên khoa theo lịch hẹn với bác sĩ để theo sát diễn tiến của bệnh và có hướng xử lý kịp thời nếu có bất thường.
Đây là 10 cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà bạn nên áp dụng nếu có nhu cầu điều trị bệnh đơn giản, không cần can thiệp y tế quá mức. Trong quá trình thực hiện vui lòng theo dõi kỹ các phản ứng, triệu chứng của cơ thể và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào bất thường để có cách xử lý kịp thời.
Thuốc xương khớp đỗ minh dùng có gây tích nước không? Trên mạng có nhiều trường hợp dùng bài thuốc đông y xong bị tích nước, phù người trông sợ vc
Chào bạn Zenni Nguyễn,
Bài thuốc xương khớp đỗ minh đã được kiểm chứng và được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn bạn nhé. Thuốc không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, không gây tích nước, phù nề. Bạn hoàn toàn có thể an tâm tuyệt đối về độ an toàn của bài thuốc. Thông tin gửi bạn!
Thuốc đông y mà gây tích nước đó là do trộn đề sa vào đó. Nhiều chỗ người ta dùng thảo dược không rõ nguồn gốc hay trộn linh tinh vào thuốc để cho bệnh nhân uống mau khỏi mà lợi nhuận còn cao. Lúc mua bài thuốc xương khớp đỗ minh tui có hỏi bác sĩ giải thích cho biết đó. Thảo dược trong bài thuốc xương khớp đỗ minh do nhà thuốc đmđ đích thân trồng, sạch, an toàn, rõ nguồn gốc nên không lo đâu. Báo 24h có đưa tin luôn này
Cơ thể kháng thuốc paracetamol , uống không có tác dụng giảm đau thì đổi sang loại thuốc nào được cả nhà?
Đạp xe đạp được 2 hôm mà bị đau khớp gối hơn thì có nên dừng lại không?
Mới đạp chưa quen thì sẽ bị đau thôi, luyện tập với cường độ hợp lý hơn, vừa phải thì sẽ đỡ đau hơn đó, trước mình cũng bị vậy mấy ngày đầu, sau đạp quen được 2 3 tuần là chả thấy gì nữa
Thuốc xương khớp đỗ minh bao nhiêu tiền vậy? Báo giá giúp tôi
Chào bạn Sương Tea,
Bài thuốc xương khớp đỗ minh được kê đơn liệu trình cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe của mỗi người nên không có mức giá cố định cho tất cả bệnh nhân bạn nhé. Bạn có thể đến 1 trong 2 cơ sở của nhà thuốc tại địa chỉ : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội hoặc Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh để bác sĩ thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp cho mình nhé. Thông tin đến bạn!
Mang theo trong người tầm 3-4 củ để mua bài thuốc này. Khám thì không mât tiền đâu nhưng giá thuốc 1 tháng trước tôi mua thì tầm đó, nếu bênh nhẹ thì dùng liệu trình cơ bản, nặng thì dùng liệu trình tích cực giá sẽ cao hơn
Giá đó có cao quá không? Thành phần toàn thảo dược tự nhiên cả mà cũng bán lên đến tiền triệu vậy luôn
Tính ra ngày cũng chỉ có 100k, bằng tiền thuốc tây chứ làm gì đắt quá đâu. Thảo dược do nhà thuốc tự trồng, họ cũng hỗ trợ đun sắc, bào chế luôn thuốc ở dạng thành phẩm để mình dùng cho nhanh thì tôi nghĩ giá đấy hợp lý rồi bác ơi