Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, cách điều trị và bài tập phục hồi

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoái hóa khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Nếu không chữa trị sớm có thể dẫn đến biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

Thoái hóa khớp gối - Căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp gối – Căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là khớp lớn nhất của cơ thể, được hình thành bởi sự gặp nhau của ba xương gồm xương đùi (femur), xương bánh chè (patella) và xương chày (tibia). Các đầu xương được bao phủ bởi một lớp sụn mịn, giúp giảm ma sát và hấp thụ lực khi các xương di chuyển.

Ngoài ra còn có hai mảnh sụn hình mặt trăng nằm giữa xương đùi và xương chày, hoạt động như đệm giảm sốc và ổn định khớp. Các dây chằng kết nối xương với xương, giúp ổn định khớp gối. Cùng với đó là các cơ xung quanh, đặc biệt là nhóm cơ bốn đầu đùi, giúp vận động và ổn định khớp gối.

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đầu của các xương trong khớp bị mòn và hỏng dần dần. Điều này khiến các xương ma sát trực tiếp với nhau, gây đau đớn, viêm, sưng và giảm khả năng vận động.

Thoái hóa khớp gối không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có nhiều biện pháp quản lý có thể giúp giảm bớt triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, bao gồm vận động phù hợp, sử dụng thuốc, và trong một số trường hợp là phẫu thuật.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất gồm:

Biểu hiện bệnh

Thoái hóa tại khớp gối giai đoạn khởi phát

  • Ở giai đoạn này phần dịch khớp bao quanh chưa bị ảnh hưởng, phần sụn, xương khớp chưa bị tổn thương hư hại nhiều.
  • Chỉ thấy những cơn đau thoáng qua sẽ tự nhói lên rồi hết.
  • Cơn đau có thể lặp lại, thường bị đau vào buổi sáng khi tỉnh dậy.

Giai đoạn tiến triển, tổn thương nặng

  • Dịch khớp tiết ra ít dẫn đến tình trạng khô khớp, tổn thương tại sụn đã rõ ràng hơn.
  • Đi lại nhiều hay leo cầu thang dễ bị đau nhức tại khớp gối, buộc người bệnh phải dừng lại.
  • Cơn đau kéo dài, tần suất tăng lên và không tự thuyên giảm. Tuy nhiên nghỉ ngơi có giúp giảm đau.

Giai đoạn hẹp khe khớp, tổn thương mô dưới sụn

  • Cứng khớp và đau khớp dữ dội
  • Cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, liên tục và thường không giảm khi nghỉ ngơi
  • Khớp bị viêm sưng, nóng đỏ một hoặc toàn phần,
  • Đi đứng khó khăn, khớp khô không thể bước lên cầu thang, ngồi xuống dễ bị ngã hoặc rất khó để tự đứng lên.
  • Khi cử động khớp có thể nghe thấy tiếng kêu cọt kẹt.
  • Để vài năm có thể dẫn đến biến dạng, hạn chế khả năng đi lại.

Nguyên nhân gây hiện tượng thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Tuổi càng cao nguy cơ thoái hóa khớp gối càng tăng
Tuổi càng cao nguy cơ thoái hóa khớp gối càng tăng
  • Tuổi tác, sự lão hóa: Khi càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể và xương khớp dần bị lão hóa và yếu đo. Lúc này quá trình tổng hợp, sản sinh dịch khớp suy giảm, sụn khớp hao mòn, từ đó khiến các đầu xương cọ xát  vào nhau và gây viêm xương khớp (thoái hóa khớp).
  • Do chấn thương: Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người trẻ thường do di chứng từ các chấn thương trước đó. Chẳng hạn như trật khớp, đứt dây chằng đầu gối, gãy xương bánh chè, đứt gân bánh chè
  • Dị tật bẩm sinh, mắc bệnh liên quan đến xương khớp: Những người bị dị tật bẩm sinh hay mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng, tràn dịch khớp gối, viêm sưng khớp… thường có nguy cơ bị thoái hóa khớp, hư hỏng sụn khớp từ sớm.
  • Vấn đề cân nặng: Đầu gối chịu nhiều áp lực từ trọng lực cơ thể. Một người có cơ thể “quá khổ” sẽ khiến đầu gối hư hỏng nhanh hơn.
  • Lười vận động: Nguy cơ tăng cao ở những người có thói quen ngồi 1 chỗ, lười vận động.
  • Làm việc quá sức: Những người thường xuyên làm các công việc nặng, di chuyển nhiều, khuân vác sẽ khiến cho khớp gối nhanh bị bào mòn, thoái hóa nhanh hơn so với các khớp khác.
  • Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có tỉ lệ bị thoái hóa khớp gối cao hơn so với nam lên tới 30%.
  • Do mắc một số bệnh lý khác: Thoái hóa khớp đầu gối có nguy cơ cao ở những người mắc bệnh gút, lao khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân đái tháo đường…

Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Khớp gối đóng vai trò là cầu nối, giúp cơ thể chuyển động, thực hiện các công việc hàng ngày nên khi bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều. Đặc biệt nếu không điều trị có thể gây ra những mối đe dọa lớn và nguy hiểm hơn.

Biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân bị hư hỏng sụn khớp gối
Biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân bị hư hỏng sụn khớp gối

Những biến chứng có thể gặp:

  • Vôi hóa xương đầu gối
  • Đau đầu gối mãn tính
  • Hạn chế chức năng và khả năng vận động
  • Tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt ở người cao tuổi, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng như gãy xương
  • Hình thành gai xương
  • Viêm nhiễm xung quanh khớp gối và thậm chí là toàn bộ cơ thể.
  • Biến dạng khớp và hạn chế chức năng.
  • Thay đổi trong dáng đi
  • Teo cơ chân
  • Yếu chi hoặc liệt
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác. Những hạn chế về vận động do thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến giảm hoạt động thể chất, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như bệnh tim mạch và tiểu đường.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Để xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời theo các chuyên gia bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán. Hiện để kiểm tra bệnh thoái hóa khớp gối sẽ gồm các phương pháp như:

Qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân, tình trạng từ đó có hướng điều trị phù hợp
Qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân, tình trạng từ đó có hướng điều trị phù hợp

Chẩn đoán xác định

Bước chẩn đoán này có tiêu chuẩn từ Hội thấp khớp học Mỹ vào năm 1991 bao gồm các yếu tố:

  • Độ tuổi thường >38 tuổi.
  • Tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển
  • Cứng khớp < 30 phút
  • Có sự xuất hiện của gai xương tại rìa khớp
  • Dịch ở khớp là dịch đã thoái hóa
  • Triệu chứng khác: Tràn dịch khớp gối, biến dạng khớp

Chẩn đoán theo Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu năm 2009 dựa trên các dấu hiệu:

  • Triệu chứng cơ năng: Bị đau, cứng khớp, vận động chủ động bị hạn chế.
  • Triệu chứng thực thể: Khớp phát tiếng kêu lạo xạo, hạn chế vận động thụ động, xương bị chồi.

Bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được chẩn đoán khi có các biểu hiện kể trên.

Chẩn đoán qua hình ảnh

Rất nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau được thực hiện, phổ biến nhất là:

  • Chụp X-quang thoái hóa khớp gối: Được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Kellgren và Lawrence chia thành 4 giai đoạn tương ứng với hình ảnh thu được.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI giúp quan sát hình ảnh bằng không gian 3 chiều thông qua các đánh giá về màng hoạt dịch, tổn thương sụn, tổn thương xương dưới sụn.
  • Nội soi khớp: Giúp quan sát trực tiếp ổ khớp đánh giá về mức độ, phạm vi ảnh hưởng vùng các thương tôn mà chụp X-quang không phát hiện được.
  • Siêu âm khớp
  • Chụp cắt lớp vi tính 
  • Chụp xạ hình xương 
  • Chụp bơm thuốc cản quang vào ổ khớp
  • Thực hiện các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu và hóa sinh, kiểm tra dịch khớp.

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thoái hóa khớp gối là một tình trạng mãn tính mà ở đó sụn bảo vệ đầu xương trong khớp bị hỏng dần. Đáng tiếc, hiện nay không có phương pháp chữa trị có thể khôi phục hoàn toàn sụn khớp đã bị tổn thương do thoái hóa.

Tuy nhiên, có nhiều cách để quản lý triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng. Đối với mỗi người, kế hoạch điều trị cần được cá nhân hóa dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng, mục tiêu cụ thể và các yếu tố sức khỏe khác.

Các cách trị bệnh thoái hóa khớp gối

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa khớp gối, nhưng việc kết hợp các biện pháp dưới đây có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện khả năng hoạt động hàng ngày.

Điều trị tại nhà

Đây là phương pháp trị bệnh đơn giản, có thể áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu chính. Những cách này chủ yếu dùng cây cỏ, thảo dược tự nhiên do đó khá được ưa chuộng.

  • Lá lốt

Lá lốt có tác dụng trị chứng phong, hàn, giảm đau, giảm tê bì chân tay. Để cải thiện triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối mọi người chỉ cần dùng 200gr lá lốt tươi rửa sạch, cho vào ấm cùng 2 lít nước đun sôi khoảng 5 – 10 phút.

Sử dụng nước lá lốt này uống hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp lá lốt cùng các loại thảo dược khác để giảm đau nhức, viêm sưng.

Tinh chất trong lá lốt giúp giảm đau khớp gối cho người bị thoái hóa
Tinh chất trong lá lốt giúp giảm đau khớp gối cho người bị thoái hóa
  • Rễ đinh lăng

Đây là dược liệu được coi là nhân sâm của người nghèo có tác dụng tăng cường lưu thông máu, bồi bổ sức khỏe, giúp cải thiện các cơn đau và sự dẻo dai của khớp gối.

Thực hiện mẹo chữa bệnh này bạn chỉ cần dùng 30gr rễ cây đinh lăng tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Tiếp đến thái mỏng sao vàng, thơm rồi cho vào ấm thêm khoảng 2 lít nước đun còn 1 lít tắt bếp. Dùng nước đinh lăng uống trong ngày.

  • Cây ngải cứu và mật ong

Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết giảm đau, an thần, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Nhiều người kết hợp ngải cứu cùng mật ong để tăng cường tác dụng.

Thực hiện: Ngải cứu nhặt bỏ lá úa, hỏng mang đi rửa, ngâm với muối loãng. Vớt ngải cứu ra sau khi ngâm muối khoảng 15 phút để ráo bớt nước cho vào máy xay hoặc cối làm nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Thêm 2 thìa mật ong vào phần nước ngải cứu này khuấy đều. Thực hiện ngày 2 lần vào sáng, tối uống sau ăn.

  • Thay đổi lối sống và tập thể dục

Duy trì cân nặng hợp lý và tham gia vào các hoạt động thể chất như bơi lội, đi bộ, hoặc đi xe đạp có thể giúp giảm áp lực lên khớp gối và cải thiện sức mạnh của cơ bắp hỗ trợ khớp.

  • Chườm nóng

Đặt túi chườm ấm lên đầu gối có thể giúp giảm đau và cứng khớp. Cách này cũng giúp tăng lưu thông máu nuôi dưỡng, tăng cơ hội phục hồi đầu gối.

Dùng thuốc tây y trị bệnh

Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống, thuốc tiêm tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau thăm khám. Những thuốc chữa thoái hóa khớp gối thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau đơn thuần: Tác dụng kiểm soát tình trạng đau nhức từ vừa đến dữ dội ở bệnh nhân. Mọi người có thể dùng Paracetamol hoặc efferalgan codein cho những cơn đau nặng hơn.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Sử dụng trong trường hợp bị đau kèm viêm sưng nhẹ tại khớp. Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen và Indomethacin là các loại thuốc được kê đơn nhiều nhất.
  • Thuốc giãn cơ: Eperisone HCl, Tolperisone… là các thuốc được dùng. Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau, giảm co thắt và co cứng.
  • Thuốc chống viêm khớp (DMARD): Giúp ngăn ngừa sự phá hủy của sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa. Methotrexate, Leflunomid; Hydroxychloroquine, Ciclosporin… được dùng theo chỉ định.
  • Tiêm Corticosteroid: Đây là thuốc có tiêm nội khớp dùng cho trường hợp bị viêm nặng, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
  • Acid Hyaluronic (HA): Có tác dụng giảm đau tạm thời lên tới 3 tháng, được chỉ định trong trường hợp bị hư hỏng xương khớp nặng.

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Đây là phương pháp trị không dùng thuốc. Có tác dung giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối và phục hồi chức năng vận động.

Vật lý trị liệu khớp gối
Vật lý trị liệu khớp gối giúp phục hồi chức năng vận động
  • Châm cứu: Được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Khi thực hiện sẽ dùng kim châm hoặc cứu ngải tác động vào huyệt đạo, giúp lưu thông khí huyết, giảm sưng, tăng cường khả năng vận động.
  • Cấy chỉ: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ sẽ sử dụng loại chỉ catgut tự tiêu đưa vào trong huyệt tăng cường sự chuyển hóa, lưu thông máu tốt hơn đồng thời nuôi dưỡng dịch khớp, sụn khớp.
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ chỉnh hình: Trong một số trường hợp các loại dụng cụ chỉnh hình có thể được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp gối gồm: nẹp, nạng hay các loại giày dép đặc biệt… Các dụng cụ này giúp giảm đau, hỗ trợ bệnh nhân vận động, di chuyển dễ dàng hơn.
  • Vận động trị liệu: Đây là phương pháp được đánh giá cao. Những bài tập lý trị liệu thoái hóa khớp gối có thể giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp, sự ổn định và phạm vi chuyển động. Đồng thời tăng cường sự dẻo dai, giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Ngoài ra còn có các phương pháp như chiếu hồng ngoại, sóng cao tần, chườm nóng, bài tập phục hồi, thủy châm…

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một phương pháp điều trị tái tạo nổi bật trong lĩnh vực y học thể thao và cải thiện chức năng cho các tình trạng thoái hóa khớp, tổn thương mô mềm và chấn thương. Quy trình này bao gồm các bước sau:

  • Lấy máu: Một lượng nhỏ máu được lấy từ cánh tay của bệnh nhân giống như quá trình lấy máu thông thường.
  • Ly tâm: Máu được đặt vào một máy ly tâm để tách các thành phần của máu, tách huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) ra khỏi các tế bào máu khác.
  • Tiêm PRP: Huyết tương giàu tiểu cầu sau đó được tiêm trở lại vào khu vực bị tổn thương hoặc thoái hóa của cơ thể, thường là khớp hoặc mô mềm như gân và dây chằng.

Phương pháp này dựa trên khả năng tự phục hồi của cơ thể và sự tăng trưởng của các yếu tố do tiểu cầu giải phóng, giúp kích thích quá trình phục hồi tự nhiên và tái tạo mô.

PRP đã được sử dụng rộng rãi và cho thấy tiềm năng trong việc cải thiện đau và chức năng ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên vẫn cần thêm nghiên cứu để xác định hiệu quả và hướng dẫn sử dụng cụ thể của nó trong các tình trạng y tế khác nhau.

Phẫu thuật cho người bị thoái hóa khớp gối

Với những người bị thoái hóa khớp gối nặng, điều trị bảo tồn không cho kết quả như mong muốn, nguy cơ biến chứng… bác sĩ có thể tư vấn phẫu thuật. Đây là phương pháp giúp loại bỏ tổn thương, thay thế khớp để giảm triệu chứng và tăng khả năng vận động.

Dựa trên tình trạng bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp như nội soi khớp, thay thế 1 phần hoặc toàn bộ khớp, sửa chữa sụn, cắt xương…

ĐỌC NGAY: Thoái Hoá Khớp Có Nên Mổ Không? Nên thực hiện khi nào?

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng thông qua các món ăn hàng ngày không chỉ giúp ổn định sức khỏe, duy trì hoạt động của con người mà còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối.

Vậy thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì? Dưới đây là các thực phẩm cần thiết và nên tránh:

Thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu beta carotene: khoai lang, đậu hà lan, mận, quả anh đào…
  • Các loại rau, củ như rau bina, bông cải xanh, bí ngô, cà rốt…
  • Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, cá cơm…
  • Quả mọng giàu vitamin, chất tốt cho cơ thể: dâu tây, việt quất, nho…
  • Các loại hạt nguyên chất, ngũ cốc
  • Dầu thực vật, chất béo lành mạnh: dầu oliu, dầu dừa, bơ thực vật, dầu đậu nành…
  • Bổ sung sữa, sữa chua, sữa chua uống
  • Dùng nước hầm xương ống, xương sườn động vật

Thực phẩm nên kiêng:

  • Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo no: khoai tây chiên, gà rán, nem chua rán…
  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt ngựa…
  • Đồ ăn chứa chất bảo quản: các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
  • Thức ăn quá mặn, quá ngọt
  • Đồ uống chứa nhiều ga, cafein, rượu bia, thuốc lá…
Tránh xa rượu bia nếu không muốn tình trạng hư hỏng sụn khớp thêm nghiêm trọng
Tránh xa rượu bia nếu không muốn tình trạng hư hỏng sụn khớp thêm nghiêm trọng

Phòng bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh tuổi già nhưng ngày càng trẻ hóa. Dưới đây là những cách ngăn ngừa hiệu quả:

  • Duy trì cân nặng ở mức độ trung bình, tránh để trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép.
  • Hạn chế làm việc nặng, khuân vác, nhấc vật ở đúng tư thế.
  • Không ngồi, đứng quá lâu ở 1 chỗ, ngồi thẳng lưng đúng tư thế.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu để tránh ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc sụn khớp.
  • Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh xương khớp. Nên chọn các bài tập, môn thể thao nhẹ nhàng vừa sức như yoga, đi bộ, bơi lội…
  • Tránh các môn thể thao dễ gây chấn thương ở đầu gối, đi lại làm việc cẩn thận tránh tai nạn xảy ra.
  • Có thói quen ăn uống khoa học ,đồng thời tiến hành bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh nắng vào sáng sớm và buổi chiều.

Bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, nguy cơ biến dạng, tàn phế cao. Do đó bạn chớ nên chủ quan khi mắc bệnh. Hãy sớm thăm khám, lựa chọn phương pháp điều trị lâu dài, dứt điểm để trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger