Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây: Top 5 Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây là cách chữa bệnh an toàn được lưu truyền trong dân gian. Có nhiều loại thảo dược có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi… và giảm viêm nhiễm.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây được không?
Trên thực tế, nhiều loại lá cây như lá lốt, lá bạc hà, húng chanh… có khả năng giảm thiểu các triệu chứng và hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Bởi trong thành phần của những loại lá này là các hoạt chất kháng viêm tự nhiên, giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm sưng đỏ niêm mạc, giảm đau và hạn chế các phản ứng dị ứng.
Để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây, thảo dược có thể được dùng bằng đường uống, lấy nước cốt nhỏ mũi hoặc xông. Khi nhỏ mũi hoặc xông mũi, các hoạt chất giúp làm thông thoáng đường mũi, loại bỏ tác nhân gây bệnh và dịch nhầy ứ đọng một cách dễ dàng hơn. Trong khi đó những bài thuốc uống sẽ giúp điều trị dứt điểm bệnh từ bên trong.
Tuy nhiên do có dược tính thấp nên hiệu quả của các cây thuốc sẽ chậm hơn so với thuốc tây trị viêm mũi dị ứng. Cách chữa này đòi hỏi bạn phải kiên trì và có cơ địa phù hợp.
Top 5 cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả
1. Lá lốt chữa viêm mũi dị ứng
Lá lốt có mùi thơm nồng, hơi cay, tính ấm. Thảo dược có khả năng khử phong, tán hàn, làm ấm bụng, giảm các triệu chứng như hắt hơi, viêm họng, sốt…
Ngoài ra với tính kháng viêm cao, lá lốt còn có tác dụng điều tri các tình trạng viêm, giúp sát khuẩn hiệu quả. Khi dùng có thể hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng.
Theo Y học hiện đại, phần lá và phần thân của lá lốt chứa các hoạt chất có lợi gồm Flavonoid, Benzyl axetat, Ancaloit và một lượng lớn Beta-caryophylen. Chúng có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh như: D. pneumoniae, H. pertussis, C. diphtheriae, B. subtilis, E.Coli, Streptococcus…
Bài thuốc nhỏ nước lá lốt chữa viêm mũi dị ứng:
Chuẩn bị:
- 20gr lá lốt tươi
- Tăm bông
- Nước muối sinh lý.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rồi ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Rửa lại với nước sạch, để ráo nước
- Cho lá lốt sạch vào cối nhỏ và giã nát dược liệu
- Dùng vải mùng vắt lấy nước cốt
- Vệ sinh mũi thật sạch bằng nước muối sinh lý. Dùng tâm bông thấm nước cốt và nhỏ vào mỗi bên mũi từ 2 – 3 giọt/lần.
- Thực hiện liên tục từ 7 – 10 ngày, 2 lần/ngày.
Bài thuốc xông nước lá lốt chữa viêm mũi dị ứng
Nguyên liệu:
- 30gr lá lốt tươi
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rồi ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Rửa kĩ với nước sạch
- Cho dược liệu vào nồi đun cùng với 1 lít nước
- Đun sôi dược liệu trong 10 phút rồi tắt bếp. Dùng khăn bông to hoặc chăn mền phủ kín mặt và nồi nước lá lốt.
- Thực hiện xông mũi trong vòng 30 phút
- Sử dụng 1 lần/ngày vào mỗi tối trước khi đi ngủ, nên sử dụng từ 7-10 ngày để có thể cảm nhận được hiệu quả.
2. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu
Ngải cứu chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn và kháng viêm cao. Với đặc tính này, thảo dược giúp hỗ trợ tiêu đờm, tiêu viêm và loại hết vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, ngải cứu còn chứa tetradecatrilin, dehydro matricaria este, cineol,.. có thể xoa dịu tình trạng ngứa và đẩy lùi đau nhức.
Theo ghi chép của y học cổ truyền, ngải cứu có khả năng tán hàn, giải độc, điều hòa khí huyết. Khi dùng sẽ giúp “tống khứ” các chất độc ra ngoài cơ thể, hỗ trợ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Nguyên liệu:
- 50gr lá cây ngải cứu
- Một miếng giấy nhỏ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và để ráo nước lá cây ngải cứu.
- Phơi thảo dược tại khu vực mát mẻ
- Vò nát lá cây ngải cứu đã khô cho tới khi lá tơi và lấy được gân lá ra ngoài.
- Bọc thảo dược vào một miếng giấy nhỏ, cuộn theo hình điếu thuốc.
- Đốt thuốc rồi hơ ở một số huyệt đạo trên đỉnh đầu khoảng tầm 30 phút. Nếu huyệt có cảm giác nóng lên thì bạn chuyển sang hơ khu vực khác.
- Nên thực hiện biện pháp này trong vòng 2 tuần, sau khi ngưng 1 tuần thì tiếp tục thực hiện thêm 2 tuần nữa. Áp dụng liên tục theo chu kỳ trên cho đến khi bệnh đỡ hẳn.
3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc hay còn gọi là hoa cứt lợn hoặc cỏ hôi, tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ Cúc. Đây là một loại dược liệu thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý.
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, cây hoa ngũ sắc có chứa khoảng 0,16% tinh dầu đặc, chứa nhiều hoạt chất với tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giảm sưng viêm và phù nề như: Geratocromen, caryophyllene, cadinen, demetoxygeratocromen…
Người bệnh bị viêm mũi dị ứng có thể dùng cây thuốc nam này chữa bệnh theo cách sau:
Bài thuốc 1:
- Rửa sạch 100gr hoa ngũ sắc tươi và để ráo nước.
- Giã nát thảo dược và lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
- Vệ sinh thật sạch hốc mũi bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng tăm bông thấm nước cốt và nhét vào trong hốc mũi bị viêm.
- Giữ nguyên trạng thái này trong 15 – 20 phút rồi rút bông gòn, xì mũi thật mạnh và sạch để loại bỏ gỉ mũi, làm mũi thông thoáng.
Bài thuốc 2:
- Rửa sạch hoa ngũ sắc và để ráo nước. Sau đó, cắt dược liệu thành từng đoạn nhỏ, cho vào ấm và đun cùng với 1 lít nước
- Sau khi nước sôi, bạn lấy giấy quấn thành hình chiếc phễu
- Hướng đầu nhỏ của tờ giấy vào hốc mũi, đầu to hướng về vòi nước và thực hiện xông mũi
- Người bệnh nên xông từ 5 – 10 phút. Chú ý nhiệt độ của nước để không làm mũi bị bỏng.
- Áp dụng bài thuốc liên tục trong 2 tuần để đẩy lùi tình trạng viêm mũi dị ứng.
4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà
Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất như menthol, methyl acetat… Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cao. Đồng thời làm thông thoáng mũi, xoa dịu trạng thái lo lắng, căng thẳng khi bị bệnh.
Cách chữa số 1:
- Nguyên liệu gồm 1 nắm lá bạc hà tươi, đã được rửa và ngâm nước muối sạch sẽ.
- Cho thảo dược vào ấm nước sôi và hãm trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Mỗi ngày uống từ 1 – 2 cốc trà bạc hà, nên uống lúc còn ấm nóng.
Cách chữa số 2:
- Sơ chế thảo dược sạch sẽ và đun với nước.
- Đợi đến khi nước bắt đầu sôi thì tắt bếp và bắt đầu dùng để xông hốc mũi.
- Bạn nên kết hợp thêm nước trà bạc hà để tăng hiệu quả điều trị.
5. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây húng chanh
Húng chanh có chứa lượng lớn tinh dầu olein và hợp chất phenolic. Các hoạt chất này có thể điều trị hiệu quả bệnh lý ở đường hô hấp, đặc biệt là viêm mũi dị ứng.
Theo Đông y, cây húng chanh có mùi thơm nồng, mang tính ấm, không độc, vị cay nhẹ. Thảo dược giúp đào thải độc tố, tiêu đờm, giải cảm, tán hàn khu phong.
Lá cây húng chanh còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, loại bỏ tác nhân có hại. Vì vậy, thảo dược sẽ làm dịu triệu chứng ngứa rát cổ họng, ngứa mũi, chảy nước mũi,… hiệu quả.
Uống nước lá cây húng chanh
- Rửa sạch khoảng 5gr lá húng chanh và đem đi rửa sạch bụi bẩn
- Ngâm húng chanh với nước muối pha loãng trong 10 – 15 phút
- Vớt hết lá húng chanh ra rồi rửa lại với nước sạch.
- Đổ thêm 250ml nước sôi và hãm trong khoảng 20 phút.
- Nên uống nước lá húng chanh khi còn ấm, mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.
Bài thuốc xông nước lá húng chanh
- Rửa sạch và ngâm 30gr lá húng chanh với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút để loại sạch bụi bẩn và tạp chất.
- Rửa lại dược liệu với nước sạch, đun chung lá với 1 lít nước.
- Đặt nồi nước trước mặt, lấy khăn bông hoặc chăn mền che kín đầu và thực hiện xông hơi.
- Mỗi ngày nên áp dụng 1 lần trước khi đi ngủ, kiên trì trong khoảng 10 ngày để thấy rõ hiệu quả
Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây
Bạn cần lưu ý những điều sau khi dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng:
- Nên tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng đúng bài thuốc điều trị phù hợp.
- Đảm bảo thảo dược được rửa kỹ lưỡng trước khi dùng.
- Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên sử dụng các bài thuốc chiết xuất dung dịch và bôi thoa trực tiếp vào niêm mạc mũi. Da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị kích ứng.
- Sau khoảng 15 ngày áp dụng nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện, bạn nên đến chuyên khoa để được thăm khám.
- Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây chỉ thực sự chỉ có tác dụng tốt nhất đối với các trường hợp nhẹ, không phù hợp với người bệnh nặng và viêm mũi dị ứng mãn tính.
- Bệnh nhân nên tái khám thường xuyên đúng hạn để kiểm tra tình trạng bệnh lý. Nếu viêm mũi dị ứng có chuyển biến xấu nên tìm biện pháp cải thiện phù hợp hơn.
- Mỗi một bệnh nhân đều sẽ có thể trạng và tình trạng bệnh lí khác nhau nên hiệu quả của từng bài thuốc cũng sẽ có sự khác biệt.
5 cách trị viêm mũi dị ứng bằng lá cây vô cùng đơn giản, góp phần giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước để lựa chọn được bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây tốt nhất.
ĐỪNG BỎ LỠ
- 9 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, An Toàn
- 5 Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Hiện Nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!