Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính Là Gì? Căn Nguyên Và Phương Pháp Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm mũi dị ứng mãn tính xảy ra khi niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các chất gây dị ứng trong môi trường. Điều này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Điều trị bao gồm dùng thuốc và tránh các tác nhân.

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là một tình trạng viêm mạn tính (kéo dài) của niêm mạc mũi, do phản ứng dị ứng. Đây không phải là một tình trạng hiếm gặp và có thể gây nhiều phiền toái cho người mắc phải.

Viêm mũi dị ứng mãn tính xuất hiện khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài
Viêm mũi dị ứng mãn tính xuất hiện khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài

Bệnh xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, bụi nhà, lông vật nuôi, nấm mốc… Những người bị viêm mũi dị ứng thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục và nhiều biểu hiện khó chịu khác.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có những triệu chứng như viêm cấp nhưng nhẹ hơn và kéo dài, thường xuyên tái phát hoặc xảy ra theo mùa. Cụ thể:

  • Nghẹt mũi
  • Hắt hơi liên tục
  • Chảy nhiều nước mũi
  • Ngứa mũi
  • Ngứa mặt, ngứa cổ họng
  • Ngứa mắt
  • Chảy nước mắt
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Giảm khứu giác, đôi khi nhạt miệng và mất mùi
  • Niêm mạc mũi sưng đỏ, phù nề

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính

Viêm mũi dị ứng mãn tính thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm, liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh xảy ra khi có sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các tác nhân từ môi trường. Cụ thể:

  • Phấn hoa
  • Bụi nhà
  • Lông vật nuôi
  • Nấm mốc
  • Khói thuốc lá, khói xe cộ

Ngoài ra độ ẩm cao hoặc lạnh có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng.

Bệnh có thể gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm
Bệnh thường liên quan đến sự phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân từ môi trường

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng thường gặp vào thời điểm giao mùa trong năm. Các triệu chứng của bệnh là phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm  và có thể kiểm soát được. Nhưng nếu không kiểm soát tốt, triệu chứng kéo dài, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng sau:

  • Viêm xoang mũi dị ứng mãn tính
  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
  • Hen suyễn
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm họng hoặc viêm VA…
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ, ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh.

Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hiệu quả

Điều trị viêm mũi dị ứng thường gồm dùng thuốc, thảo dược tự nhiên và tránh tiếp xúc dị nguyên. Ở những trường hợp nặng hoặc cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào triệu chứng và mức độ của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định toa thuốc phù hợp. Những loại thường dùng:

Thuốc Tây điều trị hiệu quả và nhanh chóng
Thuốc Tây điều trị hiệu quả và nhanh chóng
  • Thuốc kháng Histamin H1 dạng xịt hoặc uống: Thuốc này có tác dụng ngăn chặn phản ứng dị ứng hoặc giảm nhẹ triệu chứng do viêm mũi dị ứng mãn tính gây ra.
  • Thuốc xịt Corticosteroid: Corticosteroid có tác dụng giảm nhanh tức thời các triệu chứng nhưng cũng dễ để lại tác dụng phụ như khô mũi, thậm chí teo mũi, loét niêm mạc mũi…
  • Thuốc xịt mũi co mạch (Naphazolin/ Oxymetazolin): Các loại thuốc này có tác dụng giảm lưu lượng tuần hoàn máu, giúp việc giảm sưng niêm mạc mũi hiệu quả hơn.

Can thiệp ngoại khoa

Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, viêm mũi dị ứng mãn tính do polyp mũi và lệch vách ngăn, phẫu thuật cấu trúc mũi có thể được cân nhắc. Trong đó, bác sĩ tiến hành chỉnh hình cấu trúc mũi để đảm bảo lưu thông mũi và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Mẹo dân gian tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc tây để chữa viêm mũi dị ứng thể mãn tính, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để đơn giản hóa quá trình điều trị.

Lá cây ngải cứu

Ngải cứu là một loại dược liệu có tính sát khuẩn và kháng viêm cao. Nó giúp tiêu đờm, tiêu viêm và diệt sạch vi khuẩn. Đồng thời, ngải cứu còn chứa các hoạt chất có lợi như tetradecatrilin, dehydro matricaria este, cineol,.. có tác dụng trị ngứa và đẩy lùi đau nhức.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch và để ráo nước 50g lá cây ngải cứu
  • Phơi thảo dược tại khu vực mát mẻ, thoáng mát (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng)
  • Vò nát lá khô cho tới khi lá tơi và lấy được gân lá ra bên ngoài
  • Bọc thảo dược vào một miếng giấy nhỏ, cuộn theo hình điếu thuốc.
  • Đốt thuốc rồi hơ qua lại ở một số huyệt đạo trên đỉnh đầu trong vòng 30 phút. Nếu huyệt có cảm giác nóng thì bạn sẽ chuyển sang hơ khu vực khác.

Xem thêm: 6 Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng cách bấm huyệt ngay tại nhà

Lá cây húng chanh

Theo kinh nghiệm dân gian, lá húng chanh giúp điều trị hiệu quả những bệnh liên quan đến hô hấp, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, thảo dược còn giúp đào thải độc tố, tiêu đờm, giải cảm và tán hàn khu phong. 

Cách thực hiện:

  • Rửa và ngâm lá húng chanh (30g) với nước muối trong khoảng 15 phút để loại sạch bụi bẩn và tạp chất.
  • Rửa lại với nước sạch, cho lá vào nồi và đun chung với 1 lít nước.
  • Đặt nồi nước trước mặt, lấy khăn bông hoặc khăn tắm che kín đầu và thực hiện xông hơi.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ, kiên trì trong vòng 10 ngày.
Lá cây húng chanh có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính
Lá cây húng chanh có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính

Lá cây kinh giới

Trong y học cổ truyền, kinh giới là dược liệu có khả năng đẩy lùi hiệu quả tình trạng viêm mũi dị ứng. Bởi dịch tiết trong nụ hoa sẽ ức chế những phản ứng dị ứng tại chỗ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch kinh giới tươi rồi đun với một lượng nước vừa phải.
  • Khi nước đã sôi kỹ, tắt bếp, đổ vào ấm và sử dụng chúng để uống mỗi ngày.

Điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính bằng Đông y

Theo Đông y, viêm mũi dị ứng xuất phát từ những căn nguyên căn bản như phế nhiệt, thận âm hư, can hỏa. Điều này sẽ làm cơ thể mất cân bằng âm dương, chính khí suy giảm, bị tà khí chèn ép và dễ dàng bị các tác nhân đường hô hấp tấn công. 

Do đó, chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y tập trung vào việc cân bằng âm dương, giải quyết từ căn nguyên vấn đề. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì vì thuốc mang đến hiệu quả chậm.

Các bài thuốc Đông Y chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Các bài thuốc Đông Y chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Các bài thuốc điều trị theo thể bệnh:

Thể phong nhiệt phạm phế

Triệu chứng đặc trưng: Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, khứu giác giảm, nghẹt mũi, nhức đầu, ra nhiều mồ hôi và sốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 12g bồ công anh, 12g ké đầu ngựa, 12–16g kim ngân hoa, kinh giới, mã đề, lá dâu tằm, cam thảo nam và cúc tần mỗi thứ 8 – 10g,  10–12g rau diếp cá, 6–8g bạc hà 
  • Mang dược liệu sắc với 750ml nước, cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp. 
  • Chia đều thành 2 lần uống và lưu ý dùng trước khi ăn (nên dùng khi thuốc nguội)

Thể âm hư

Triệu chứng đặc trưng: Miệng mũi khô, nghẹt mũi, cổ họng khát, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, cơ thể mệt mỏi, yếu đuối và có cảm giác sốt nhẹ khi về chiều, tiểu tiện đỏ hoặc táo bón.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Tây dương sâm thái phiến mỏng, ma hoàng, bách bộ và ếch làm sạch (chú ý bỏ nội tạng).
  • Cho hỗn hợp trên vào nồi, thêm nước và hầm kỹ trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Sau đó nêm nếm gia vị vừa miệng rồi chia thành 3 lần ăn/ ngày.

Thể phế, tỳ khí hư

Thể này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người có thể trạng suy nhược, ốm yếu. Chức năng ngũ tạng suy giảm có thể dẫn đến mệt mỏi, thiếu sức, khó thở, chảy nhiều nước mũi khi gặp lạnh hoặc yếu tố dị nguyên, hắt hơi nhiều, mũi ngứa và nhức.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 cái (khoảng 150g) đầu cá, 15g gừng tươi, bạch chỉ và tân di mỗi thứ 12g, 3g tế tân. 
  • Sơ chế đầu cá, tân di gói trong túi vải nhỏ sạch, gừng tươi thái phiến mỏng, bạch chỉ và tế tân rửa sạch.
  • Cho hỗn hợp trên vào trong nổi và ninh kỹ trong vòng 2 giờ đồng hồ.
  • Thêm gia vị vào sao cho vừa miệng và dùng nóng.             
  • Dùng món ăn này liên tục trong khoảng 10 ngày để thấy rõ hiệu quả.

Lưu ý cho người bị viêm mũi dị ứng mãn tính

Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính tốt hơn và ngăn ngừa tái phát, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc, làm sạch bụi bẩn tích tụ quá lâu và loại bỏ kí sinh trùng.
  • Tránh ăn/ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
  • Nên mang khẩu trang khi ra ngoài. Tắm rửa và thay quần áo khi trở về nhà.
  • Giặt chăn ga, gối đệm, khăn rửa mặt thường xuyên, định kỳ để hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng gây bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể, tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
  • Dùng máy lọc không khí để trong nhà có thể làm sạch không khí và giảm bớt dị nguyên.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Viêm mũi dị ứng mãn tính tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân cần tránh các dị nguyên kết hợp điều trị y tế khi cần thiết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger