TỔNG QUAN VỀ BỆNH Mất ngủ

Bệnh mất ngủ đang dần phổ biến ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau bởi nhiều nguyên nhân. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát sớm.

Mất ngủ là bệnh gì

Theo các nghiên cứu khoa học, người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo chức năng hoạt động của các cơ quan cũng như cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể trong sinh hoạt hàng ngày. Có thể nhận thấy, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với con người.

Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải tình trạng mất ngủ ngắn hạn hoặc kéo dài dai dẳng.

Bệnh mất ngủ (Insomnia) là tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, thức giấc sớm và không ngủ lại được, cơ thể mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy.

Bệnh mất ngủ khá phổ biến và diễn tiến tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp mất ngủ dưới 4 tuần được xác định là mất ngủ cấp tính. Nếu kéo dài trên 1 tháng, tiến triển nặng được gọi là mất ngủ mãn tính.

Số liệu thống kê nhận thấy, có không ít người gặp phải tình trạng mất ngủ ít nhất một lần trong đời. Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe cần được kiểm soát sớm.

mat-ngu-1

Nguyên nhân gây mất ngủ

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra tình trạng mất ngủ. Bệnh có thể xảy ra do tâm lý, một số nguyên nhân thông thường. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị mất ngủ do bệnh lý mãn tính, rối loạn sức khỏe tâm thần.

mat-ngu-2
Rối loạn nhịp sinh học

Nếu phải đi du lịch xa hoặc làm việc ở một đất nước có múi giờ khác sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ vì thời gian ở đây có sự chênh lệch.

yeu-sinh-ly-vi-cang-thang
Gặp các vấn đề tâm lý

Do gặp phải các vấn đề tâm lý như trải qua biến cố trong cuộc sống, áp lực công việc, gia đình, tài chính, học tập, trầm cảm, tự kỷ,... đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.

mat-ngu-4
Vấn đề sinh hoạt

Do có những thói quen sinh hoạt không khoa học như thường xuyên thức khuya, ăn uống quá nhiều vào buổi tối, sử dụng chất kích thích (thuốc lá, caffeine, rượu,,...), lười vận động,...

dau-day-than-kinh-toa-1
Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trong thời gian dài cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Một số loại thuốc có thể kể đến như thuốc giảm đau, thuốc trị cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc trầm cảm, huyết áp, hen suyễn,...

cach-tri-mat-ngu-cho-nguoi-gia-tai-nha-1
Yếu tố tuổi tác

Thông thường, ở người cao tuổi sẽ ngủ ít hơn bình thường và cũng khó đi vào giấc ngủ. Do đó, có thể nhận thấy, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc phải bệnh lý này sẽ càng cao.

trao-nguoc-dich-mat-2
Mắc bệnh nền

Biểu hiện mất ngủ cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý như trào ngược dạ dày, đái tháo đường, viêm xoang, ung thư, sỏi thận, đau nhức xương khớp,...

Đối tượng dễ bị mất ngủ

Bất cứ ai cũng có thể bị mất ngủ, nhưng riêng nhóm dưới đây có nguy cơ cao hơn cả:

  • Người có căng thẳng, lo lắng, hoặc căng thẳng tâm lý: Áp lực công việc, các vấn đề gia đình, rối loạn lo âu, hoặc các tình huống căng thẳng có thể góp phần làm mất ngủ.
  • Người bị rối loạn giấc ngủ: Bao gồm chứng mất ngủ cấp - mãn tính, mất ngủ do căng thẳng, do nhịp sinh học bị thay đổi (jet lag, làm việc ca đêm), hoặc chứng mất ngủ do hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Người có rối loạn tâm lý: Như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm lý phân liệt, rối loạn ám ảnh, hoặc rối loạn tâm thần khác có thể gây ra mất ngủ hoặc làm gia tăng khó ngủ.
  • Người có thói quen không lành mạnh: Việc uống nhiều caffein hoặc chất kích thích khác, hút thuốc lá, sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính trước khi đi ngủ, hoặc giờ giấc ngủ không cố định.
  • Người già: Các vấn đề sức khỏe, như đau, bệnh lý liên quan đến tuổi tác, giảm chức năng thần kinh, hoặc tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị các bệnh lý khác có thể gây ra mất ngủ.

Triệu chứng của bệnh mất ngủ

Mất ngủ được thể hiện qua nhiều biểu hiện khác nhau. Theo đó, tùy vào mức độ bệnh lý mà thời gian ngủ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả trường hợp mắc phải bệnh lý này đều rơi vào mệt mỏi, không đủ năng lượng cho mọi hoạt động. Ở những người mắc phải các bệnh nền thì chứng mất ngủ có xu hướng nặng hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lý:

  • Buồn ngủ nhưng không ngủ được, ngủ chập chờn, không sâu giấc
  • Dễ thức giấc vào giữa đệm và gặp khó khăn để ngủ lại
  • Thức cả đêm
  • Thức giấc sớm và mệt mỏi vào sáng hôm sau
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, mắt lờ đờ, không tập trung làm việc
  • Suy giảm trí nhớ, dễ căng thẳng, cáu gắt, đôi lúc gặp ảo giác
  • Thường xuyên lo lắng những vấn đề liên quan đến giấc ngủ

Biến chứng của bệnh mất ngủ

Việc mất ngủ ngắn hạn hay kéo dài đều mang lại những tác động xấu đối với sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân.

Theo đó, bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng và ảnh hưởng như:

thuoc-lam-liet-duong-vinh-vien-5
Ảnh hưởng đến não bộ

Một trong những ảnh hưởng trực tiếp và có mức độ nặng do mất ngủ gây ra là tác động xấu đến não bộ và làm tăng nguy cơ teo não. Theo đó, khi mất ngủ kéo dài sẽ khiến nồng độ serotonin trong não giảm đi đáng kể. Điều này khiến không ít bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm, tự kỷ, thậm chí là ý nghĩ tự tử.

Đột quỵ
Tăng nguy cơ đột quỵ

Các số liệu thống kê nhận thấy, có không ít trường hợp bị mất ngủ bị đột quỵ và con số này có xu hướng tăng cao.

mat-ngu-10
Tác động tiêu cực đến tâm lý

Cơ thể mệt mỏi do mất ngủ kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Theo đó, người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu, suy nghĩ tiêu cực, suy nhược thần kinh, có xu hướng sống khép kín, ít giao tiếp

mat-ngu-11
Gây thừa cân - béo phì

Khó ngủ thường khiến người bệnh ăn nhiều vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thừa cân - béo phì và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

chua-liet-duong-2
Gặp các vấn đề về tim mạch

Hệ tim mạch sẽ phải chịu áp lực lớn từ tình trạng ngủ không đủ giấc. Theo đó, tim có thể đạp nhanh hơn, làm tăng co thắt mạch máu dẫn đến suy tim, tăng huyết áp hoặc thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

tam-ly-dan-ong-khi-bi-yeu-sinh-ly-2
Sức khỏe sinh lý suy giảm

Ở nam giới, mất ngủ có thể gây ra suy giảm sinh lý, làm tăng nguy cơ yếu sinh lý và gây vô sinh, hiếm muộn. Tình trạng này xảy ra là do nồng độ testosterone suy giảm đáng kể

Cách chẩn đoán bệnh

Việc chẩn đoán bệnh mất ngủ khá quan trọng vì nó giúp bác sĩ xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, mức độ mất ngủ, thời gian khởi phát. Từ đó sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Để nghiên cứu kỹ hơn và đưa ra phán đoán chuẩn xác về bệnh mất ngủ, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp chuyên sâu:

  • Polysomnography (PSG): Phương pháp theo dõi giấc ngủ và các hoạt động liên quan bằng cách sử dụng các thiết bị ghi nhận thông số như hoạt động não, nhịp tim, hoạt động cơ bắp và hô hấp.
  • Multiple Sleep Latency Test (MSLT): Một kiểm tra mà bệnh nhân được yêu cầu nằm xuống và cố gắng ngủ trong một môi trường yên tĩnh trong một số buổi chiều, đánh giá mức độ ngủ và mức độ bất tỉnh trong ngày.
  • Xét nghiệm: Xét nghiệm huyết thanh, đo nồng độ melatonin, hoặc kiểm tra chức năng hô hấp

Chẩn đoán lâm sàng

Các chuyên gia thần kinh sẽ chỉ định thực hiện những bước khám cơ bản như:

  • Thăm khám sức khỏe tổng quát: Việc khám sức khỏe tổng quát giúp xác định được các bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng mất ngủ. 
  • Đánh giá thói quen ngủ: Bệnh nhân được cung cấp bảng hỏi và hoàn thành các câu hỏi. Từ kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được thói quen ngủ, thời gian ngủ, mức độ buồn ngủ để xác định mức độ bệnh lý.
  • Theo dõi: Trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây mất ngủ hoặc nghi ngờ bệnh lý có liên quan đến các hội chứng ngưng thở khi ngủ, chân không yến,... Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngủ 1 đêm tại bệnh viện để theo dõi các hoạt động của cơ thể khi ngủ.

Phương pháp điều trị mất ngủ

Mục tiêu của các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ là loại bỏ những tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp điều chỉnh thói quen, thời gian ngủ hợp lý và khoa học. Bên cạnh việc dùng thuốc thì một số liệu pháp tâm lý và hành vi nhận thấy cho tình trạng mất ngủ cũng được áp dụng phổ biến.

Dưới đây là các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

Điều trị không dùng thuốc

Những cách này được đánh giá có tác dụng tương đương với thuốc chữa mất ngủ.

  • Kiểm soát kích thích: Biện pháp này giúp kiểm soát những suy nghĩ gây mất ngủ. Theo đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn thời gian đi ngủ, thức dậy hợp lý và nhất quán, chỉ nằm trên giường khi ngủ thay vì dùng điện thoại, đọc sách,... Bên cạnh đó, hãy rời khỏi giường nếu sau 20 phút vẫn không thể đi vào giấc ngủ và chỉ trở lại khi buồn ngủ.
  • Hạn chế ngủ trưa: Đối với người bị mất ngủ cần hạn chế ngủ trưa bởi nó chỉ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn vào buổi tối. Nếu cần thiết chỉ nên dành một ít thời gian vào buổi trưa thư giãn và nghỉ ngơi.
  • Kỹ thuật thư giãn: Ở người mất ngủ thời xuyên có trạng thái lo lắng, căng thẳng trước khi đi vào giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp thư giãn như tập thở, thư giãn cơ, phản hồi sinh học,...
  • Duy trì nhận thức thụ động: Biện pháp này được hiểu là người bệnh cố gắng tỉnh táo thay vì muốn nhanh chóng ngủ được. Tuy là ý định nghịch lý nhưng lại có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mất ngủ.
  • Liệu pháp ánh sáng: Nhiều nghiên cứu cho thấy, liệu pháp ánh sáng tác động đến chất hóa học nội sinh não bộ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ cũng như tâm trạng. Nhờ liệu pháp này, bệnh nhân có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc trị mất ngủ thường không được khuyến khích sử dụng. Bởi về lâu dài nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giúp cải thiện giấc ngủ cũng như ổn định tinh thần.

Một số loại thuốc chữa mất ngủ, bao gồm:

  • Zolpidem
  • Phenobarbital
  • Clonazepam
  • Bromazepam
  • Diazepam
  • Quetiapine
  • Amisulpride
  • Olanzapine
  • Clomipramine
  • Mirtazapine
  • Clorpheniramin
  • Dimedrol
  • Promethazine

Thuốc trị mất ngủ
Bệnh nhân bị mất ngủ thường được điều trị bằng thuốc

Trường hợp mắc phải bệnh nền, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc đi kèm để đạt được tác dụng tốt nhất. Người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Liệu pháp tâm lý

Trường hợp bị mất ngủ do mắc phải các vấn đề tâm lý, người bệnh cần can thiệp trị liệu tâm lý để khắc phục bệnh lý. Liệu pháp này thường áp dụng với những trường hợp mất ngủ mãn tính, từng gặp biến cố trong cuộc sống, căng thẳng, áp lực quá mức và không thể giải phóng suy nghĩ tiêu cực.

Một số liệu pháp tâm lý trị mất ngủ thường được áp dụng phổ biến như thiền, yoga, khí công, dưỡng sinh, bấm huyệt, châm cứu, massage,... Trường hợp nặng cần phải điều trị trực tiếp với bác sĩ tâm lý.

Phòng tránh và lưu ý

Bệnh mất ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này có thể tái lại dù đã được can thiệp điều trị.

Vì vậy, việc thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết. Cụ thể:

  • Thiết lập và duy trì khung giờ ngủ và thức dậy cố định. Điều này không chỉ phòng ngừa mất ngủ mà còn giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ, phục hồi năng lượng cho cơ thể.
  • Buổi tối trước khi ngủ không sử dụng những thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad, tivi,...
  • Để tránh tình trạng khó ngủ vào ban đêm, bạn nên hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày. Trong trường hợp cần thiết, chỉ nên ngủ tối đa 30 phút vào buổi trưa.
  • Vào buổi tối không nên ăn những thực phẩm gây khó tiêu, ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước vì có thể gây mất ngủ.
  • Tránh những thức uống có chứa chất kích thích, caffeine. Bên cạnh đó, cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá để đảm bảo giấc ngủ.
  • Cân chỉnh thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi, cần loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực để không ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây khó ngủ.
  • Thay vì lạm dụng thuốc ngủ, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm, thảo dược tự nhiên hỗ trợ giấc ngủ, tác dụng an thần như trà hoa cúc, hạt sen, tâm sen,...
  • Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, giữ không gian ngủ thông thoáng, sạch sẽ và hạn chế tiếng ồn, ánh sáng vừa đủ.
  • Mỗi ngày, bạn nên dành từ 30 - 45 phút để vận động, tập luyện giúp tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn.

Bệnh mất ngủ đang dần phổ biến và gây ra những tác hại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, thay vào đó cần chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm sớm.

Bài viết liên quan

Mất ngủ sau phẫu thuật
Châm cứu chữa mất ngủ
Mất ngủ tuổi trung niên do nguyên nhân nào?
Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến
mat-ngu-co-phai-dau-hieu-mang-thai-1
cach-hit-tho-chua-mat-ngu-1
Tiêu chí chọn địa chỉ khám chữa mất ngủ
Địa chỉ khám chữa mất ngủ ở TPHCM
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger