Mất Ngủ Khi Đến Kỳ Kinh Nguyệt Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất
Mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt là một trong các vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tình trạng này chỉ diễn ra trước kỳ kinh, trong ngày hành kinh và sau đó thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị.
Mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt là gì?
Mất ngủ xảy ra ở phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là nữ giới bước qua tuổi dậy thì, trong thời gian tiền mãn kinh, đang mang thai, sau sinh,… Cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi khiến giấc ngủ thường bị ảnh hưởng. Theo đó, tình trạng mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt là trường hợp nhiều chị em đang gặp phải.
Các chuyên gia cho biết, đây là một trong những biểu hiện sinh lý bình thường, sẽ tự biến mất khi cơ thể phụ nữ ổn định trở lại vào thời điểm kinh nguyệt kết thúc.
Có đến 23% phụ nữ gặp phải vấn đề giấc ngủ trước và trong chu kỳ hành kinh. Họ sẽ cảm thấy khó chịu, trằn trọc khó ngủ, thức giấc giữa đêm khi chu kỳ mới sắp đến.
Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên bạn cũng không thể chủ quan. Mất ngủ kéo dài khiến chị em phụ nữ dễ cáu gắt, người mệt mỏi, tinh thần rối loạn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe.
Nguyên nhân gây mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt
Cơ thể nữ giới sắp bước vào chu kỳ kinh nguyệt, đang trong giai đoạn hành kinh có nhiều thay đổi về hormone, nội tiết tố khiến chị em khó chịu, thường bị mất ngủ, khó ngủ mỗi đêm. Tình trạng này thường sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Một số trường hợp mất ngủ lại kéo dài ngay cả khi kết thúc kỳ kinh.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
Đau bụng kinh gây khó ngủ
Phụ nữ sắp đến kỳ hành kinh sẽ thấy bụng dưới bị đau âm ỉ. Mặc dù không phải ai cũng gặp phải, tuy nhiên đa số phụ nữ đều có biểu hiện này. Khi máu kinh xuất hiện, cơn đau vẫn tồn tại, thậm chí trở nên dữ dội hơn. Nguyên nhân là do tử cung đang co bóp giúp máu kinh tống ra ngoài.
Bạn có thể cảm nhận cơn đau xuất hiện cả ban ngày lẫn ban đêm. Tình trạng này là một trong số những yếu tố khiến cơ thể bạn khó chịu, ngủ không ngon giấc. Không những thế, một số chị em phụ nữ còn đau dữ dội dẫn đến mất ngủ, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.
Tham khảo thêm: Ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày có nguy hiểm không?
Hormone thay đổi
Cơ thể nữ giới sau dậy thì có nhiều thay đổi. Nội tiết tố, hormone sinh dục trở nên rối loạn và thậm chí mất cân bằng ở một số đối tượng. Đây là nguyên nhân phụ nữ thường dễ bị nổi mụn, khó chịu hơn khi chu kỳ hành kinh bắt đầu.
Các hormone trong cơ thể có những biến đổi khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên, không cảm thấy thoải mái. Những điều này khiến bạn rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ không ngon giấc cả ngày lẫn đêm. Cụ thể:
- Melatonin: Đây là hormone giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc. Tuy nhiên sự gián đoạn của quá trình sản sinh melatonin giai đoạn hành kinh làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Serotonin: Đây là hormone có tác dụng giúp cơ thể kiểm soát cơn thèm ăn. Tuy nhiên khi chúng giảm dần, cơ thể bắt đầu bị kích thích để tăng sinh serotonin. Từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon, thường xuyên bị trằn trọc và thức giấc giữ đêm.
Thân nhiệt tăng cao
Khi sắp bước vào chu kỳ hành kinh, cơ thể nữ giới xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như đau âm ỉ bụng dưới, đau ngực, thân nhiệt tăng cao gây cảm giác nóng nực thường xuyên, đặc biệt là trong lúc ngủ.
Điều này khiến cho cơ thể ẩm ướt, nhiều mồ hôi làm bạn càng khó chịu, giấc ngủ suy giảm chất lượng. Một số trường hợp đau bụng kèm tăng thân nhiệt, biến đổi hormone sinh dục làm bạn bị mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt.
Băng vệ sinh ướt
Trong lúc ngủ kinh nguyệt vẫn có thể trào ra như bình thường. Một số trường hợp không thay băng vệ sinh khiến băng bị tràn, ướt làm chị em khó chịu, giấc ngủ bị gián đoạn.
Tâm lý căng thẳng, lo lắng
Thay đổi hormone khiến tâm trạng của nữ giới bị ảnh hưởng. Chị em có thể xuất hiện cảm giác lo lắng, căng thẳng mà không do bất kỳ tác động nào. Ngoài ra, việc sợ máu kinh có thể tràn ra khỏi băng gây ướt nệm, quần áo,… cũng khiến họ lo lắng dẫn đến việc mất ngủ.
Đau cơ trong kỳ kinh
Phụ nữ có thể bị chuột rút, đau nhức lưng dưới khó chịu, đau mỏi cơ bắp, cơ thể mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả mỗi khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải.
Cơn đau có thể thuyên giảm và biến mất khi kỳ kinh kết thúc. Tuy nhiên một số trường hợp đau nhức kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nữ giới. Do đó, bạn nên theo dõi và sớm có biện pháp khắc phục để có cuộc sống tốt hơn, cải thiện giấc ngủ.
Thay đổi hàm lượng đường và sắt
Sự thay đổi hormone trong chu kỳ cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị hụt hàm lượng đường và sắt. Bởi, sắt là dưỡng chất có nhiệm vụ điều tiết serotonin. Khi hormone không sản sinh đủ khiến cơ thể có cảm giác thèm đồ ngọt và ăn đêm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và giấc ngủ.
Cách khắc phục mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt
Nhiều biện pháp dưới đây có thể giúp bạn khắc phục mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Phụ nữ cần bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhất là trong giai đoạn hành kinh. Không lạm dụng những món ăn quá ngọt, quá béo, nhiều dầu mỡ.
Chị em nên ưu tiên những loại hoa quả tươi, ăn rau củ, bổ sung chất đạm, sắt cùng với nhiều chất dinh dưỡng khác. Cân bằng thực đơn ăn uống hàng ngày. Đồng thời, tránh sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích vào ban đêm để không gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
Chống lại cơn thèm ăn bằng cách lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, no lâu nhưng lượng calo không quá cao. Chẳng hạn bạn có thể ăn chuối chín, yến mạch, các loại cây ngọt, cung cấp lượng đường tự nhiên không ảnh hưởng đến cân nặng, lượng đường huyết của cơ thể.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Bạn có thể cải thiện giấc ngủ bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng. Phụ nữ khi tới chu kỳ kinh nguyệt hạn chế tham gia các bộ môn đòi hỏi thể lực mạnh. Ưu tiên những động tác thể dục nhẹ nhàng, thư giãn cơ thể, giúp kích thích máu huyết lưu thông. Từ đó khiến cơn buồn ngủ đến nhanh, cơ thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Không những có lợi cho giấc ngủ, việc tập thể dục, vận động cơ thể giúp bạn ăn ngon miệng hơn, giảm đau bụng kinh, tăng sinh hormone cho cơ thể và giải tỏa căng thẳng. Một số gợi ý dành cho bạn như tập yoga, thiền, đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe,…
HỮU ÍCH: Chia Sẻ 15 Bài Tập Yoga Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả, Đơn Giản
Lựa chọn tư thế nằm thoải mái
Nằm trên giường êm ái, kê đầu với chiếc gối mềm, không quá cao. Có thể nằm nghiêng người sang một bên, dùng gối ôm để tạo tư thế thoải mái nhất giúp cơ thể thư giãn, từ đó giấc ngủ sẽ chất lượng hơn. Việc chọn lựa tư thế thoải mái còn giúp tránh tình trạng “tràn trề” mỗi khi ngủ dậy, giúp bạn cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Chống tràn kinh nguyệt về đêm
Ở tư thế nằm ngửa, khi máu kinh chảy ra rất dễ bị tràn xuống phía dưới. Đặc biệt đối với trường hợp chị em có lượng máu kinh lớn tình trạng tràn kinh nguyệt thường xuyên xảy ra.
Để tránh ẩm ướt ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bạn có thể thay băng vệ sinh kích thước lớn dành cho ban đêm hoặc sử dụng tăm bông, cốc nguyệt san.
Thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng
Hãy giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn để giấc ngủ đến nhanh, dễ dàng. Trước khi đi ngủ hạn chế làm việc quá sức, không nên quá lo lắng để khiến tâm trạng bị ảnh hưởng.
XEM THÊM: Hướng Dẫn Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ, Giảm Stress Hiệu Quả
Dùng trà thảo dược
Uống một tách trà thảo dược ấm nóng trước khi ngủ cũng là giải pháp chữa mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt cho chị em. Một số loại như trà tâm sen, trà hoa cúc, trà nhãn lồng,… không chỉ cải thiện giấc ngủ mà còn giúp điều hòa máu huyết, giảm đau bụng kinh, thư giãn cơ thể hiệu quả.
Hãy uống 1 tách trà trị mất ngủ vào mỗi tối trước khi đi ngủ 30 phút đến 1 tiếng. Uống từ từ để cảm nhận vị ngọt thanh, ấm nóng chạy dài xuống bao tử.
Tắm nước ấm, kích tích giấc ngủ ngon
Nhiều trường hợp chị em sử dụng nước ấm tắm trong ngày hành kinh cảm thấy ngủ ngon hơn, giảm đau bụng dưới khá hữu hiệu. Do đó, bạn có thể áp dụng cách làm đơn giản này để cải thiện giấc ngủ.
Loại bỏ thói quen gây hại
Loại bỏ những thói quen không có lợi cho giấc ngủ như xem điện thoại, ti vi trước giờ đi ngủ, vận động dùng nhiều sức lực, uống bia rượu, đồ uống chứa chất kích tích, ăn quá khuya, quá no và ăn nhiều đồ ăn cay nóng,…
Đây là những thói quen bạn nên kiểm soát, điều chỉnh để tránh nguy cơ mất ngủ kéo dài, không chỉ riêng giai đoạn đến kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học còn có lợi cho nội tiết tố, giảm rủi ro mắc phải các bệnh lý không mong muốn khác.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt cùng với các gợi ý giúp bạn khắc phục vấn đề này. Bạn đọc tham khảo và tìm hiểu nguyên nhân để có cách can thiệp điều chỉnh phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Gợi Ý 6 Cách Dùng Đông Trùng Hạ Thảo Chữa Mất Ngủ Rất Tốt
- Mất Ngủ Rụng Tóc Có Đáng Lo? Cách Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!